Chuyên đề môn Toán

10 581 0
Chuyên đề môn Toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠO CƠ SỞ CHO HỌC SINH YẾU, KÉM TỰ GIÁC HĂNG HÁI THAM GIA HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN CẤP THCS I ) LỜI MỞ ĐẦU: Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, đònh hướng chung về phương pháp dạy học môn Toán THCS trong giai đoạn mới là:" Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo" Do vậy, mỗi giáo viên (GV) luôn phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường ở trường THCS, học sinh (HS) của chúng ta phải được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng nhất là phải được suy nghó nhiều hơn. Trong phương pháp dạy - học tích cực đối với môn Toán GV thường sử dụng, phối kết hợp các phương pháp, các hình thức dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp khám phá, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phương pháp sử dụng trò chơi học tập, …… Riêng đối với HS thuộc những vùng khó khăn( vùng sâu , vùng xa……) do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như những nguyên nhân chủ quan tôi nhận thấy phần lớn HS rất "chậm chạp" về tư duy và cũng không ít HS bò hỏng kiến thức cơ bản. Do đó để phát huy tốt tính hiệu quả của phương pháp dạy - học tích cực này người giáo viên phải có sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp hình thức dạy học như thế nào để tạo cho các em HS ở đối tượng này có một thế chủ động , một niềm tin vào khả năng của bản thân. Từ đó các em mới có hứng thú , mới tự giác, hăng hái,tích cực tham gia vào các hoat động học tập. II) HƯỚNG THỰC HIỆN: Có rất nhiều phương pháp khác nhau để nôi cuốn HS tích cực tham gia vào hoạt động dạy - học, nhưng đối với đối tượng HS thuột vùng khó khăn này ( nhưng đã nói ở trên) tôi đã sử dụng chủ yếu 2 xu hướng cơ bản sau và bước đầu thunđược kết quả nhất đònh, đó là: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với hợp tác trong nhóm nhỏ với hình thức tổ chức thực hiện như sau: II.1/ Với phương pháp" Đặt và giải quyết vấn đề " thì có các ưu điểm chính là : - Mọi HS đều có cơ hội tham gia - Có chiều sâu và đi vào chi tiết - p dụng được các kiến thức và kó năng - Có nhiều ý tưởng sáng tạo , bất ngờ - Gắn với đời sống thực Bên cạnh đó cũng có các nhược điểm : - Câu trả lời có thể mang nặng tính "khuân mẫu" - Có thể cần nhiều thời gian để tìm tòi kết quả, phát hiện kiến thức mới - HS phải có kiến thức, hiểu biết thực sự - GV ít đóng góp thông tin. Để khắc phục, hạn chế những nhược điểm này tôi đã hết sức chú trọng đến vấn đề bổ sung kiến thức cần thiết cho HS, đònh hướng để HS giải quyết vấn đề, tạo quỹ thời gia thuận lợi cho mọi đối tượng HS, tạo cơ sở và lòng tự tin cho HS. Và để thực hiện các vấn đề này một cách hiệu quả nhất tôi đã đưa chúng vào phần nội dung cần chuẩn bò bài ở nhà của HS. Nghóa là GV sẽ đưa ra các tình huống có vấn đề, đưa ra các yêu cầu cần thiết của tiết học tiếp theo ( Bài học kế tiếp ) cho HS về nhà tìm hiểu, chuẩn bò. Có như vậy, HS mới có đủ thời gia để tiếp cận tìm hiểu vấn đề, chủ động tìm tòi, nghiên cứu, thực hành thực tế để từ đó phát hiện những vấn đề mới, những giả thiết mới, tạo ra những kinh nghiệm, niềm tin riêng cho bản thân và có như vậy HS mới có đủ điều kiện để tự bổ sung các kiến thức cần thiết cho mình. ( Lưu ý các vấn đề đưa ra phải tránh đi vào chi tiết của bài học mà chỉ là những đòng hướng, sự cần thiết từ nhu cầu thực tế buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu bài học tiếp theo) Khi tiến hành tiết học trên lớp, phần lớn tôi cho HS hợp tác thảo luận theo nhóm nhỏ, theo từng đơn vò kiến thức chính ( Tình huống) của bài học, tiết học. II.2/ Với phương pháp này có các ưu điểm sau: - Mọi HS không còn phải sơ.ï - Có cơ hội đưa ra các ý kiến, nhiều ý tưởng. - Tạo điều kiện cho HS đặt câu hỏi phản hồi vấn đề. - Khuyến khích các em xây dựng ý tưởng chung cho cảc nhóm. Phần nhược điểm của phương pháp này là: - HS không biết cụm lại với nhau. - Không thống nhất ý kiến trong nhóm. - Có một vài HS phát biểu. - Lệch hướng. Nhưng với sự hướng dẫn, điều khiển, giám sát của GV và sự chuẩn bò trước các ý tưởng ở nhà của HS thì hầu như đã hạn chế được các nhược điểm này. Và như vậy, mọi HS trong lớp đều chủ động, tự tin, tự giác tích cực tham gia trong hoạt động dạy - học một cách sôi nổi, hào hứng nhằm thể hiện khả năng của mình. * * * *** *** Sau đây là hướng thực hiện cho từng loại tiết học cụ thể. 1) Để dạy các tiết lí thuyết thì GV cố gắng đưa ra các tình huống có vấn đề để làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiêm cứu kiến thức mới, đưa ra các câu hỏi mà HS phải phán doán và lựa chọn. Đặt biệt phải " Bổ túc kiến thức" cho HS bằng cách yêu cầu phải xem lại các khái niệm, đònh nghóa, đònh lí, tính chất …. Nào đó đã học có liên quan đến vấn đề. * VD 1: Để học tiết 21 môn hình học lớp 8, bài: " Hình vuông". Đây là loại bài học khái niệm mới có sự kế thừa các khái niệm dã biết và trước đó, tiết 20 là bài: "Hình thoi" cho nên tôi yêu cầu HS về nhà tìm hiểu, thực hiện những vấn đề sau: + Dùng 4 que diêm ( bằng nhau) xếp thành hình chữ nhật rồi kiểm tra: a)Tứ giác này còn là hình thoi đấy. b) Loại tứ giác này có rất nhiều tính chất đặc biệt lí thú về cạnh, về góc, về đường chéo. Em hãy thực hành đo và dự đoán xem ? c) Em hãy tìm ví dụ về mô hình, hình ảnh của loại tứ giác này trong thực tế? + Hãy xem lại kiến thức về hình chữ nhật và hình thoi. Và như thế, HS sẽ rất hứng thú với việc tìm tòi phát hiện một loại " Hình thoi mới" rất đặc biệt này. Tức là HS bước đầu hình thành cho mình" Bức trang ý niệm về hình vuông. Trong quá trình tìm tòi khám phá, HS rẽ tự phát hiện và rút ra một số tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo…….dựa vào tính chất của hình thoi và hình chữ nhật khi thực hiện tiết học HS rất hào hứng, chờ đợi để được trình bày, thể hiện những điều đã chuẩn bò. GV cho HS hợptá thảo luận theo nhóm nhỏ ( 4 - 6 HS) để rút ra những kết luận chung theo từng đơn vò kiến thức GV đưa ra. Và lúc này HS rất hăm hở đưa ra ý kiến cá nhân, cả nhóm sẽ thảo luận thống nhất ý kiến chung và trình bày. Cả lớp thống nhất từng đơn vò kiến thức của bài học ( đònh nghóa, tính chất, dấu hiệu nhận biết) * VD2 : Để dạy tiết 41 môn Đại Số 7. Bài 1: THU THẬP SỐ LỆU THỐNG KE, TẦN SỐ. Đây là loại bài học khái niệm mới mở đầu cho một chương nên tôi cho HS chuẩn bò và thực hiện yêu cầu sau: ( 1) Để so sánh số điểm 10, 9,8,7 … giữa các tổ trong lớp của bài kiểm tra một tiết môn Đại Số vừa qua, yêu cầu mỗi HS tự "đếm" và "phân loại" số điểm các loại các bạn đạt được trong tổ của mình ? + Sau đó " phân loại" số điểm của cả lớp ? + Nêu cách làm của em ? + Và hãy trả lời : ( trong hai trường hợp là tổ và lớp) Em đang tìm hiểu về vấn đề gì ? ở đâu ? có mấy loại điểm số đã đạt ? số bạn cùng đạt số điểm 10,9 ,8……? ( 2) Em có biết ( nghe, thấy ….) việc làm tương tự trong cuộc sống hàng ngày không ? Nếu có hãy cho biết công việc đó có ý nghóa như thế nào? Với vấn đề đạt ra như thế này tạo cho các em ý tưởng thi đua giữa các tổ và sẽ tìm cách nào để được kết quả nhanh nhất. Đồng thời cũng tạo ra cho HS sự mong đợi để được biết: a) Có cách nào nhanh hơn không ? b) Trong thực tế công việc này để làm gì vậy ? c) Làm sao so sánh " học lực" giữa các tổ đây ? d) Thầy đưa ra các câu hỏi này để làm gì ? Từ đó đã tạo cho HS một dộng lực "cần phải tìm hiểu bài học này " Khi thực hiện tiết dạy, GV yêu cầu các tổ trình bày "bảng số liệu" của tổ mình từ đó giới thiệu các khái niệm của bài học, theo các câu hỏi như trên. Yêu cầu HS nhắc lại, xacù đònh các khái niệm đối với " bảng số liệu điểm" của cả lớp. 2) Để dạy các tiết luyện tập có hiệu quả cao, GV phải giao nhiệm vụ về nhà cho HS theo hướng sau: - Phân loại bài tập của phạm vi các bài tập ở phần luyện tập? ( hoặc bài tập do GV giao cho ) - Xác đònh các kiến thức, lí thuyết cần sử dụng ( hoặc có liên quan ) đến từng loại bài tập đó ? - Hướng giải của em đối với tứng loại từng bài tập đó (không yêu cầu giải ) ? có mấy cách giải cho từng loại ? - Yêu cầu xem lại lược đồ polia ( các bước giải một bài Toán ), nếu thấy cần. a) Ví Dụ 1: Để HS chủ động, tích cực thực hiện tốt hai tiết lện tập: 74 -75 SGK Toán 6 tập II trang 15 -16: GV cần cho HS xác đònh trước: 1 ) Các lí thuyết đã học ( liên quan ) trước đó ? ( Các bài tập thuộc phần nào của chương ? ) Gồm : Khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, hai phân số bằng nhau, rút gọn phân số. 2) Phân loại bài tập - kiến thức sử dụng + Bài 15 - 16 -17: rút gọn phân số + Bài 18 -19: Lập phân số ôn lại cách chuyển đổi đơn vò. + Bài 20 - 21- 22 -24: phân số bằng nhau + Bài 23: loại thiết lập các phân số ( mấu số khác 0 ) 3) Hãy xác đònh cho bản thân hướng giải từng loại bài 4) Mỗi loại có mấy cách giải ? 5) Cần xem lại cách tìm ƯCLN HS đã chuẩn bò cơ bản như trên ( mức độ chính xác, đúng sai không thật sự đáng bận tâm ) thì khi đến lớp các em đủ tự tin và sẵn sàng thử sức với từng loại bài tập. Khi tiến hành tiết học, GV có thể lựa chọn một số bài tiêu biểu đặc trưng cho từng loại để HS thực hiện ( có thể tự làm hoặc làm theo nhóm ) với sự đònh hướng chung của cả lớp như sau : Chẳng hạn chọn các bài sau đây: * Bài 15: + xác dònh loại bài: Rút gọn phân số + Cách giải bài này: Tìm ƯCLN của tử số và mẫu số rồi áp dụng tính chất cơ bản của phân số để chia cả tử và mẫu cho ƯCLN đó. * Bài 17: + Loại bài : Rút gọn phân số, mức độ mở rộng về phân số. + Cách giải: Có HS thực hiện các phép tính nhân rồi giải như bài 15. Ngoài ra ta thử tìm cách khác? GV gợi ý: Ta thấy phân số b a , thực chất là phép chia a cho số b ( b o≠ ). Nên muốn rút gọn phân số phải đổi tử và mẫu thành tích và có thừa số chung ( thừa số giống nhau ) * Bài 20: + Loại bài: Xác đònh các phân số bằng nhau. + Cách giải: Tìm dần các cặp phân số bằng nhau, bằng cách lần lượt so sánh từng cặp phân số theo đònh nghóa đã học. Ngoài ra còn cách nào khác hay không ? C 1 : So sánh từng cặp theo đònh nghóa ( Có 15 lần so sánh ) C 2 : Phân chia làm hai loại phân số cùng âm ( -) và cùng dương ( + ) rồi so sánh từng cặp trong mỗi loại phân số đó ( cách 2 này có vẻ thông minh hơn, vì số lần so sánh sẽ ít hơn). C 3 : Rút gọn tất cả ( có thể ) các phân số rồi làm như cách 2 ( cách thứ 3 này hay nhất vì sau khi rút gọn ta sẽ so sánh một cách nhanh chóng hơn ). b) Ví Dụ 2: Để thực hiện tốt tiết 60: LUYỆN TẬP Ở phần hình học không gian lớp 8 trang 104 -105 SGK Toán 8 tập II: yêu cầu hướng dẫn HS chuẩn bò như sau : 1) Các lí thuyết của phần luyện tập này ? Gồm: Hai đường thẳng song song " chéo nhau", " vuông góc " trong không gian. Đường thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng; Hai mặt phẳng song song, vuông góc với nhau; thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương. 2) Phân loại và nêu cách giải các bài tập phần luyệ tập SGK ? - Bài 14 -15: + Loại bài: Tính toán + Công thức vận dụng: Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. V =a b c; V = a 3 - Bài 16 -17: + Loại bài: Nhận biết các tính chất, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình học. + Vận dụng các khái niệm ( dấu hiệu) về sự liên hệ giữa các đường thẳng đường thẳng mặt phẳng, các mặt phẳng với nhau. - Bài 18: + Loại bài: Triển khai ( khai triển ) hình học không gian - tính toán - lựa chọn. + Cách làm: khai triển hình hộp chữ nhật và trải phẳng các mặt - vận dụng đònh lí pitago. 3) Tìm các cách giải khác nhau cho các loại bài. Chú ý bài số 15; quan sát hình thực " ô tô" và hãy làm mô hình toán học của bài 16 như hình 90 ở SGK và kèm theo một tấm bìa phẳng. Khi tiến hành trên lớp, GV lựa chọn một số bài thích hợp để HS thực hiện. Chẳng hạn: * Bài 15: Đây là một bài toán mở, gắn liền với thực tế. GV cố gắng khai thác khả năng tư duy của HS: + Qua đề bài gợi cho em sự liên tưởng đến hoạt động nào mà ta đã thực hiện trong quá trình học tâp.? Qua đó ta chú ý điều gì ? HS nhớ đến các tiết thực hành vật lí 6 : " Đo thể vật rắn không thấm nước"…. Ta chú ý dến tính chất ; thể tích chất lỏng " dâng nên" chính bằng thể tích của vật rắn không thấm nước " Thả chìm trong chất lỏng đó" + Để giải được bài toán ta phải chú ý dến vấn đề gì của đầu bài ? Phải chú ý đến hai giải thiết : - Gạch hút nước không đáng kể ( xem như đây là vật rắn không thấm nước) - Toàn bộ gạch ngập trong nước: ( Thẻ tích lượng gạch bằng thể tích nước dâng lên). Bài toán sẽ không giải được nếu bỏ sót giải thiết. + Hãy thảo luận và vẽ hình minh họa ( gạch đặt chồng lên nhau ……) ? Gợi ý : Phải đặt ít nhất mấy chồng gạch trong thùng ? vì sai ? ( Tổng chiều cao của 25 viên gạch : 25 x 0,5dm còn chiều cao của thùng 7dm , nước 4dm). GV vẽ hình ở nhà và bảng phụ cho sinh động Thảo luận tìm cách giải bài toán : 7dm 7dm 7dm C 1 : Tính phần thể tích của lượng nước dâng lên ( bằng thể tích 25 viên gạch ). Từ đó tính chiều cao của lượng nước dâng lên trong thùng và trả lời bài toán. C 2 : Tính thể tích khoảng không khí trong thùng ( V K1 = 3 . S đ ) lúc chưa thả gạch vào và lúc thả gạch vào ( V k2 = V k - V g ). Từ đó tính chiều cao cột không khí trong thùng. C 3 : Diện tích đáy thùng S đ = 7 2 . Tính lượng gạch sắp kín đáy ( 24,5 viên). Tính chiều cao lượng nước bò 0,5 viên chiếm chỗ rồi cộng với chiều cao của lớp gạch đáy ( 0,5dm) C 4 ; p dụng công thức ( cách giải đại số). Khoảng cách cần tìm chính là chiều cao của cột không khí trong thùng, do đó có: Cao = V k / S d ={V T - ( V N + V G )} / S d ; trong đó : V N : Thể tích nước V k , V t , V G : Thể tích của cột khí trong thùng ( tính từ miệng đến mặt nùc ) của thùng, của gạch. S d : Diện tích đáy thùng ( lưu ý : rút gọn công thức mới thay số. Chẳng hạn: V T = 7 . S d ; V N = 4 .S d ; V G = S d . 25/ 49 ….) * Bài 16: Khi xét đến mặt phẳng nào của hình, cho HS đặt tấm bìa lên mặt phẳng đó để giúp cho sự quan sát tường minh, rõ ràng hơn. Ngoài ra cho HS làm thêm hai bài trắc nghiệm chẳng hạn chọn bài 17 -18 SBT. Bài 17: Cạnh của hình lập phương bằng 2 ( hình vẽ ). Như vậy, độ dài đoạn A C 1 là: a) 2 ; b) 2 6 ; c) 6 ; d) 2 2 Kết quả nào trên đây là đúng ? A C 1 Đáp: Câu c : 6 C 1 : dùng đònh lí titago C 2 : nhắc lại công thức ở bà tập (12SGK). Chéo = D 2 + R 2 + C 2 *Bài 18: ( nội dung) Hình hộp chữ nhật có dài 40cm, rộng 30cm cao 20cm. Để xếp kín hình hộp chữ nhật đó bằng những hình hộp chữ nhật có dài 8cm, rộng 6cm, cao 4cm thì số hình hộp cần phải dùng là a) 125 ; b) 100 ; c) 50 ; d) 25 Kết quả nào trên đây là đúng C 1 : ; Tính thể tích mỗi loại hình hộp, chia => số lượng C 2 : Ta có nhận xét: Dài : 40dm gấp 5 lần 8dm Rộng: 30 =5.6 Cao : 20 = 4.5 Vậy số hình hộp nhỏ cần phải sử dụng là: 5 .5 .5 = 125 ( Cách này tỏ ra đơn giản thông minh hơn nhiều ) Câu 2 : Để dạy - học các tiết ôn tập có chất lượng, GV yêu cầu HS chuẩn bò: + Bảng thống kê kiến thức ( tổng kết ) của chương, phần ôn tập đó. ( nếu dưới dạng sơ đồ thì càng tốt) + Phần kiến thức nào quan trọng hay sử dụng nhất ? + Chỉ ra mối liên hệ, liên quan giữa các phần kiến thức với nhau. + Theo em, trong chương này, phần này loại bài tập ( kiến thức) nào là khó nhất ? + Trả lời các câu hỏi ở SGK ( nếu có) + Phần bài tập như ở phần luyện tập * Ví Dụ: Để dạy tiết 23: Ôn tập chương I : Tứ giác hình học 8 Do giới hạn trong một tiết nên GV cho HS chuẩn bò: 1)Bảng tổng kết chương theo mẫu : tên tứ giác hình vẽ đònh nghóa tính chất dấu hiệu nhận biết 2) Cho sơ đồ nhận biết các tứ giác ( sự liên hệ giữa các tứ giác). Mũi tên chỉ sự liên hệ giữa các tứ giác, hình ở ngọn mũi tên là dạng đặc biệt của hình ở gốc mũi tên ( sơ đồ ở SGV hình học lớp 8). Hãy viết sự liên hệ đó trên từng mũi tên: Tứ giác Hình thang Hình thang cân Hình thang vuông Hình bình hành Hình chữ nhật Hình thoi Hình vuông 3) Phần nào của chương em thấy ( gặp ) khó khăn nhất ? 4) Hãy trả lời các câu hỏi ôn tập chương ở SGK 5) Nêu hướng làm các bài tập 88 - 89 SGK 6) Xem lại phần kiến thức về tập hợp, quan hệ giữa các tập hợp ở môn số học lớp 6 ( bài học số 4 SGK Toán tập I) Khi tiến hành tiết học trên lớp, thực hiện theo hướng: * GV sử dụng bảng tổng kết chương, HS sau khi trình bày sẽ đối chiếu, so sánh, bổ cho hoàn thiện đối với bảng của mình. * GV treo bảng phụ biểu diễn sơ đồ nhận biết các loại tứ giác và tiến hành cho HS thực hiện các bài tập 88 -89 SGK. Khi sử dụng đến dấu hiệu nhận biết tứ giác nào thì yêu cầu chỉ vào sơ đồ và nêu dấu hiệu trên mũi tên cho chính xác. ( như sơ đồ SGV) sau khi hoàn thiện HS sẽ thấy được mối liên hệ giữa các tứ giác đã học. Như vậy, với sự chuẩn bò kó về mặt lí thuyết cũng như hệ thống lôgic của mạch kiến thức chương I ( tứ giác) thì trong thời lượng một tiết GV có thể cho HS thực hiện các bài tập đặc trưng tại lớp gắn với sự tái hiện lí thuyết tại các thời điểm cần thiết và thích hợp. Có như vậy mới mong đảm bảược mục tiêu của tiết học. III) LỜI KẾT: Phương pháp dạy - học tích cực hóa với tư tưởng " Lấy người học làm trung tâm" thì GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS học tập và giữ vai trò chủ đạo.Còn HS là chủ thể nhận thức,biết cách tự học, tự rèn luyện, tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do ( tự suy nghó, tranh luận, đề xuất và giải quyết vấn đề….) Từ đó hình thành phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động mới theo những mục tiêu mới đã đề ra. Hơn nữa, đây còn là hướng để giúp cho HS tiếp cận đúng hướng với phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá. Qua bài viết này, mong các bạn đồng nghòêp cố gắng khai thác, chú trọng đến " HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ NHIỆM VỤ VỀ NHÀ" trong tiến trình lên lớp của mình. Và chắc rằng không tránh khỏi nhiều thiếu sót mong được sự góp ý xây dựng. ( Đã tổ chức góp ý, xây dựng và học tập liên trường ) NGƯỜI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Kỹ Thuật PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN EAH'LEO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN: TẠO CƠ SỞ CHO HỌC SINH YẾU, KÉM TỰ GIÁC HĂNG HÁI THAM GIA HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN CẤP THCS NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Kỹ Thuật EAHIAO, Ngày 27 tháng 4 năm 2005 . GIA HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN CẤP THCS I ) LỜI MỞ ĐẦU: Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, đònh hướng chung về phương pháp dạy học môn Toán THCS trong giai đoạn mới là:". hơn. Trong phương pháp dạy - học tích cực đối với môn Toán GV thường sử dụng, phối kết hợp các phương pháp, các hình thức dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp khám phá, dạy học hợp tác theo. vấn đề kết hợp với hợp tác trong nhóm nhỏ với hình thức tổ chức thực hiện như sau: II.1/ Với phương pháp" Đặt và giải quyết vấn đề " thì có các ưu điểm chính là : - Mọi HS đều có

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan