KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC. LIÊN KẾT ION

5 679 1
KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC. LIÊN KẾT ION

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Mục tiêu (cả bài) 1. Kiến thức: Giúp học sinh (HS) a. Biết: + Thế nào là liên kết hóa học. + Quy tắc bát tử. + Ion, ion dương, ion âm, ion đơn, ion đa. + Khái niệm mạng tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion. b. Hiểu: + Nguyên nhân hình thành liên kết hóa học. + Sự hình thành ion âm, ion dương. + Sự hình thành liên kết ion, bản chất liên kết ion. 2. Kĩ năng: + Viết công thức cấu tạo theo quy tắc bát tử của hợp chất thông thường. + Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử. + Quan sát, nhận xét tranh vẽ, mô hình. + Suy diễn, khái quát hóa. 3. Tư tưởng đạo đức: II. Phương pháp dạy học + PP thuyết trình + PP vấn đáp + PP trực quan III. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, mô hình, tranh vẽ mạng tinh thể NaCl. 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi bài. - Đọc bài trước khi đến lớp, ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn. IV. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức: (3 phút) 2. Tiến trình bài giảng: (Tiết 1) - Giáo viên (GV) dẫn dắt: Hai chương trước các em bắt đầu làm quen với chương trình hóa học THPT, đã nghiên cứu các cơ sở lí thuyết ban đầu về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên trong tự nhiên thì hầu hết các nguyên tử lại tồn tại ở dạng phân tử hay tinh thể. Vậy tại sao lại như vậy? Chúng liên kết với nhau như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu chương 3: Liên kết hóa học.Bài đầu tiên chúng ta sẽ học: Khái niệm liên kết hóa học. Liên kết ion. Tiết 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm liên kết hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt -GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết khái niệm về liên kết hóa học? -GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thực tế hãy lấy một vài ví dụ về phân tử hay tinh thể tồn tại quanh chúng ta? Cho biết phân tử được hình thành từ những nguyên tử nào? -GV: Nhận xét. -GV: Vậy tại sao các nguyên tử O, Na, Cl lại liên kết với nhau như vậy? Để hiểu được điều này các em hãy cho biết nhóm khí hiếm đã được học trong bài cấu hình e nguyên tử các nguyên tố người ta nhận xét chúng có bền vững hay không? GV: Nhận xét. Các khí hiếm rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học để tạo liên kết. Bởi cấu trúc e đặc biệt của chúng. GV: Khi hình thành liên kết hóa học hay là khi chuyển nguyên tư riêng rẽ thành các phân tử hay tinh thể thì nguyên tử luôn có xu hướng đạt tới cấu hình e bền vững của khí hiếm. Cấu trúc e này lát nữa chúng ta sẽ xét sau. GV: Giải thích bằng xu hướng chuyển e để đạt cấu hình e của khí hiếm chỉ là giải thích một cách định tính. Tổng quát hơn, -HS: Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. -HS: VD như: oxi, muối ăn. O 2 được tạo thành từ 2 nguyên tử oxi, NaCl được tạo thành từ nguyên tử Na và Cl. HS: Nhóm khí hiếm rất bền vững. I. Khái niệm về liên kết hóa học 1. Khái niệm về liên kết - Khái niệm: SGK. - Các nguyên tử riêng rẽ có liên kết tạo phân tử hay tinh thể vì: + Để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm. + Có sự giảm năng lượng. người ta thấy rằng khi chuyển các nguyên tử riêng rẽ thành phân tử tinh thể thì có sự giảm năng lượng của các nguyên tử (nguyên lí năng lượng cực tiểu)  Chúng tồn tại bền vững hơn. Sau này chúng ta sẽ học ở bậc học cao hơn. GV: Phần trước chúng ta đã đề cập tới các khí hiếm rất bền vững, bởi cấu trúc e của chúng. Vậy một em hãy cho ví dụ về các khí hiếm và viết cấu hình e của chúng? GV: Có nhận xét gì về lớp e ngoài cùng của khí hiếm? GV: Như vậy, các khí hiếm có cấu trúc 8 e lớp ngoài cùng(trừ He) nên hoạt động hóa học kém, luôn tồn tại ở dạng nguyên tử tự do. Đây là một cấu hình bão hòa. GV: Vậy các em có nhận xét tổng quát gì về cấu hình 8 e lớp ngoài (trừ He) của khí hiếm? GV: Quy tắc bát tử dựa vào cấu hình e bền vững của khí hiếm làm cơ sở. Vậy một em đọc nội dung của quy tắc? GV: Quy tắc bát tử có ý nghĩa thế nào? Các em hãy làm bài tập sau: Dựa vào quy tắc bát tử để viết cấu tạo của các phân tử: H 2 , HCl, Cl 2 , H 2 O? GV: Hướng dẫn HS làm một ví dụ HCl: Viết cấu hình e của 1 H và 17 Cl? HS: Các khí hiếm 2 He : 1s 2 10 Ne : 1s 2 2s 2 2p 6 18 Ar : [Ne] 3s 2 3p 6 HS: He có 2 e lớp ngoài cùng, còn Ne, Ar có 8 e lớp ngoài cùng. HS: Đó là cấu hình rất bền vững. HS: Đọc nội dung SGK (trang 66). HS: 1 H :1s 1 17 Cl :1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 2. Quy tắc bát tử (8 electron) - Nội dung: SGK - Ý nghĩa: + Giải thích định tính sự hình thành các loại liên kết trong phân tử. + Viết công thức cấu tạo của các hợp chất thông thường. GV: Dựa vào cấu hình của 2 nguyên tử và quy tắc bát tử thì để hình thành liên kết HCl phải có sự góp chung e giữa H, Cl thế nào? Chúng ta sẽ xét(Hướng dẫn HS viết công thức e của 2 nguyên tử này, từ đó thấy được sự góp chung e của hai nguyên tử công thức H :Cl: ). GV: Yêu cầu HS hoàn thành tiếp các ví dụ còn lại. GV: Yêu cầu HS từ các ví dụ nêu ý nghĩa của quy tắc bát tử? GV: Nhận xét. Ngoài ra, quy tắc bát tử còn có thể giải thích định tính sự hình thành các loại liên kết trong phân tử. GV: Tổng quát lại nội dung,ý nghĩa của quy tắc. GV chú ý: Vì phân tử là hệ phức tạp nên trong nhiều trường hợp quy tắc bát tử tỏ ra không đầy đủ. HS: Hoàn thành H 2 H:H Cl 2 :Cl:Cl: H 2 O H :O: H HS: Dựa vào quy tắc bát tử có thể viết CTCT của các chất. Hoạt động 2: Tìm hiểu về liên kết ion. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV: Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Vì sao? GV: Vậy khi nguyên tử mất hoặc thu thêm e thì chúng sẽ trở thành phần tử mang điện thế nào? (có thể gợi ý) GV: Nhân xét. Như vậy, HS: Vì nguyên tử có số e bằng số p. HS: Khi mất e  nguyên tử mang điện dương (+) Khi thêm e thì nguyên tử mạng điện âm (-) II. Liên kết ion 1. Sự hình thành ion a. Ion khi nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện thì người ta gọi là ion. Dựa vào điện tích ion người ta có thể phân làm 2 loại ion dương và ion âm. GV: để hiểu thế nào là ion dương chúng ta xét sự hình thành ion Na + từ nguyên tử Na. GV: Yêu cầu HS viết cấu hình nguyên tử Na, nhận xét về lớp e ngoài cùng và cho biết khả năng mất (thu) thêm e của nó? HS: 11 Na: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 - Có 1 e lớp ngoài cùng - Dễ mất 1 e để trở thành ion dương. b. Phân loại + Ion dương và ion âm: . Chúng liên kết với nhau như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu chương 3: Liên kết hóa học. Bài đầu tiên chúng ta sẽ học: Khái niệm liên kết hóa học. Liên kết ion. Tiết. Kiến thức: Giúp học sinh (HS) a. Biết: + Thế nào là liên kết hóa học. + Quy tắc bát tử. + Ion, ion dương, ion âm, ion đơn, ion đa. + Khái niệm mạng tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất. và Cl. HS: Nhóm khí hiếm rất bền vững. I. Khái niệm về liên kết hóa học 1. Khái niệm về liên kết - Khái niệm: SGK. - Các nguyên tử riêng rẽ có liên kết tạo phân tử hay tinh thể vì: + Để đạt

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan