SKKN : Dạy vẽ tranh đề tài

22 1.3K 9
SKKN : Dạy vẽ tranh đề tài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt " Đức, trí, lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục. Vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức làm cho con người đồng hoà được những giá trị đó để có được một trình độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Mà như chúng ta đã biết mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng chủ yếu không phải là dạy kĩ năng vẽ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục cho học sinh cảm nhận cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn hấp dẫn ? Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này lần đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số hay định lí toán học nên không có đáp án cụ thể nên đối với nghề dạy học đã đòi hỏi tính nghệ thuật rồi thì dạy nghệ thuật càng đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Phải làm sao để học sinh được thể hiện cá tính và bộc lộ hết khả năng, sở thích của mình, có khát vọng hoàn thiện bản thân như hoàn thiện các nhu cầu vươn tới cái đẹp. Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy môn Mĩ thuật giáo viên không nên biến tiết học thành những bài học công thức cứng nhắc mà cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy, học nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng. Phải làm sao cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác làm sao để các em say sưa với môn học, để các em tự tìm đến với kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập. Có như vậy mới thực sự thúc đẩy học sinh tích cực, tư duy, sáng tạo……Tạo ra được những bài vẽ tốt, có chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống hàng ngày đi lên của xã hội. Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học. Vậy muốn phát huy chỗ đứng của bộ môn Mĩ thuật trong sự nghiệp nói chung và hình thành tính chất thẩm mĩ ở trường tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và trọng tâm là chất lượng dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình dạy học Mĩ thuật ở trường tôi hiện nay nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, tôi cần phải làm một việc gì đó để giờ vẽ tranh đề tài thực sự có hiệu quả. Từ lí do trên tôi chọn đề tài " Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả cao" để nghiên cứu. Tôi thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học mĩ thuật cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích nghiên cứu: Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo cho các em hiểu biết ban đầu về mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao. Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị 2 đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn…. cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao . Đặc biệt là phân môn Vẽ tranh đề tài, các em còn vẽ tranh chưa đẹp, bài vẽ còn cứng nhắc, không phát huy óc sáng tạo của mình. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp nhằm nâng cao sự hứng thú, năng lực, khả năng tư duy, óc sáng tạo và phương pháp làm việc khoa học đồng thời hình thành ở các em phẩm chất lao động mới con người phát triển toàn diện với " Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ" b. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để giải quyết những mục đích trên tôi đặt ra những nhiệm vụ sau: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông về bộ môn Mĩ thuật như khả năng tri giác, khả năng thể hiện đối tượng vẽ. - Thông qua phần thực hành của bộ môn Mĩ thuật còn rèn cho các em khả năng quan sát, cách phân tích so sánh từ bao quát đến chi tiết giúp cho tư duy phát triển. - Tạo điều kiện để học sinh học tốt những môn học khác. - Định hướng cho một số bộ phận nhỏ học sinh có năng khiếu tiếp tục học các trường chuyên nghiệp sau này. - Dạy Mĩ thuật nói riêng hay dạy mĩ thuật ở tiểu học nói chung góp phần mở rộng môi trường mĩ thuật cho xã hội để mọi người đều hướng tới cái đẹp và thưởng thức cái đẹp từ đó giúp cuộc sống của con người phong phú hơn, đẹp hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh tiểu học 3 b. Phạm vi nghiên cứu. - Phân môn vẽ tranh đề tài môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tôi sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu đề tài này. - Phương pháp phân tích - Phương pháp minh hoạ - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp quan sát sư phạm - Thực tế giảng dạy - Phương pháp kiểm nghiệm so sánh - Qua sách báo, băng hình, dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp…. 5. Những đóng góp của kinh nghiệm Qua nghiên cứu kinh nghiệm “Tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài ở trường Tiểu học đạt kết quả cao” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao. 4 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng dạy và học phân môn Vẽ tranh đề tài ở trường Tiểu học. Thực trạng tình hình học tập của học sinh và việc dạy của giáo viên. a. Thực trạng học tập của học sinh. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tập trung không cao, các em chưa tự giác cao nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành….các em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể không có sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc rực rỡ… Khi trả lời câu hỏi các em còn lệ thuộc vào sách giáo khoa chưa liên hệ với thực tiễn, không sáng tạo. Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, tiết học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu là khó, không biết vẽ). b. Thực trạng dạy của giáo viên: Phân môn vẽ tranh đề tài nhiều giáo viên còn kêu là khó (vì nó trừu tượng). Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được một số tiết vẽ tranh đề tài chưa thành công được do nhiều nguyên nhân: Giáo viên phần lớn chưa quan tâm đến sự chuẩn bị kỹ càng cho bài dạy trước khi lên lớp (nhất là khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học dặn học sinh chuẩn bị tư liệu ở nhà trước khi đến lớp), chưa quan tâm đến thực tiễn để học sinh lấy hình ảnh đưa vào bài vẽ. Nên khi dạy tiết vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó khăn. 5 Phần tìm, chọn nội dung đề tài, giáo viên chỉ giảng hình ảnh vẽ trong tranh chưa mở rộng nội dung dẫn dắt học sinh lựa chọn nội dung đề tài phong phú hơn. Không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh sử dụng những hình thức tìm và chọn nội dung như thế nào để tiết học sinh động hào hứng không buồn tẻ, đơn điệu. Phần hướng dẫn cách vẽ thì đa số giáo viên chỉ đưa ra các bước thực hiện bằng lý thuyết, sau đó tất cả học sinh thực hành trên giấy mà chưa tìm được ra những cái khác để thu hút sự chú ý của học sinh. Học sinh chưa thực sự học tập một cách tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức, tự tìm ra cách vẽ riêng cho bản thân. Điều đó đã phần nào hạn chế tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Đa số giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn, coi sách là mẫu chuẩn mà chưa biết xử lý linh hoạt kiến thức cho phù hợp với trình độ của học sinh. Vì vậy chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách tự động chưa khám phá, thâm nhập vào nội dung bài học. Giáo viên chưa biết cách thay đổi phương pháp dạy học để làm sao cho phù hợp, gây được sự thu hút đối với học sinh dẫn đến tiết học được lặp đi lặp lại theo một cấu trúc định sẵn. Do quan điểm của quản lý, các giáo viên khác, phụ huynh học sinh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ. Dẫn đến tình trạng giáo viên Mĩ thuật chuyên tâm với việc dạy chưa cao…. Đó là một số nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành công. muốn khắc phục được điều đó, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương trình để có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh. Không hướng dẫn chung chung với tất cả học sinh, cần có ý định trong từng đối tượng học sinh. Tổ chức tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú làm bài đạt hiệu quả. II. Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả. 1. Phương pháp dạy tiết Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả. Để giờ dạy Vẽ tranh đề tài, tôi vận dụng lựa chọn các phương pháp dạy học. 6 - Phương pháp chủ yếu là quan sát, thực hành. - Phương pháp phối hợp : Trực quan, vấn đáp, giảng dạy, phân tích tổng hợp, minh hoạ, , tổ chức trò chơi, đánh giá nhóm. Điều quan trọng là tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp đúng lúc, đúng chỗ theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. 2. Tiến trình tiết dạy Vẽ tranh đề tài. Hoạt động Vẽ tranh là hoạt động thực hành, cần tổ chức sao cho thông qua các hoạt động này học sinh chu động tích cực tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân, sự hướng dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ và mang nhiều tính động viên khích lệ và gợi ý. Nếu không sẽ làm học sinh mất hứng thú ảnh hưởng không tốt đến kết quả bài vẽ. Khi dạy tiết Vẽ tranh tôi tiến hành như sau: * Chuẩn bị: Tôi thiết kế bài giảng, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp 3 ngày, thiết kế bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu tham khảo thêm các phương pháp dạy trên vô tuyến, băng đĩa hình, sách, báo… Ngoài việc thiết kế bài giảng trước khi lên lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan: Tranh vẽ của học sinh về đề tài liên quan đến bài học, các tranh phải có nét điển hình, đặc biệt có thể giúp giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy (các bức tranh có 3 loại : Tốt, trung bình và loại chưa tốt), tranh của giáo viên vẽ hoặc đồ dùng, hình gợi ý cách vẽ, hoặc những dụng cụ cần thiết phục vụ cho bài vẽ ngoài trời, máy chiếu, băng đĩa hình…Tôi dặn học sinh chuẩn bị bài (sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ của học sinh liên quan đến bài vẽ), đồ dùng học Mĩ thuật. * Tiến hành bài giảng. Trình tự tiến hành tổ chức tiết dạy phải đầy đủ theo các bước nhất định. Thời gian trong giờ giảng phải được phân phối hợp lý, giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. Các bước dạy bài Vẽ tranh đề tài (các hoạt động dạy - học chủ yếu) 7 Bài mới: *Giới thiệu bài. Tuỳ theo nội dung bài và thực tế lớp học, giáo viên giới thiệu tạo hứng thú học tập Mĩ thuật cho học sinh nêu yêu cầu của bài học. Ví dụ 1 : Bài 3 - Vẽ tranh Đề tài các con vật quen thuộc (Mĩ thuật lớp 4) . Giáo Viên minh hoạ nhanh hình các con vật trên bảng (hoặc dán mô hình các con vật vẽ sẵn). Hỏi học sinh. + Đây là những con vật gì? hãy kể tên những con vật đó? Chúng có quen thuộc với em không? - Các em có thích vẽ một trong số những con vật đó không? - Hôm nay cô sẽ dạy chúng ta vẽ đề tài con vật quen thuộc. Giáo viên viết bài học lên bảng. Cách khác giới thiệu bài này : Giáo viên cùng học sinh chơi trò chơi đoán con vật qua tiếng kêu ( giáo viên ghi âm tiếng kêu các con vật hoặc giáo viên giả giọng (khẩu thuật rồi vào bài). Hoặc giáo viên mở băng hình do giáo viên cóp từ chương trình thế giới động vật (quay các hoạt động các con vật gần gũi, dễ nhận biết) cho học sinh quan sát rồi đoán cả tên các con vật giáo viên vào bài. Ví dụ 2 : Bài 28 vẽ tranh - đề tài : An toàn giao thông (Mĩ thuật lớp 4) Giáo viên cho học sinh quan sát tranh di động giống hình rối dẹt ( do giáo viên tự làm ) chơi trò chơi hai bạn Bi và Bống tham gia giao thông trên đường đi học về, nhận xét bạn nào đi đúng và bạn nào đi sai đường. + Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết? + Bạn nào đi sai đường? Vì sao? - Quan sát các bạn đi trên đường xảy ra điều gì (Giáo viên di động hình các nhân vật) Bi đi trên vỉa hè rất an toàn còn Bống đi dưới lòng đường không để ý, xe ô tô lao tới. + Bạn Bống xảy ra điều gì?(Giáo viên diễn tả hành động Bống bị ô tô đâm vào và ngã ra sau). 8 + Các em học tập bạn nào ? Hôm nay, các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Bi và bạn Bống qua bài Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông không (Giáo viên ghi bảng). Ví dụ 3 : Bài 34 Vẽ tranh Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên cho học sinh xem băng đĩa hình quay một số phong cảnh thiên đẹp và một số danh lam thắng cảnh hỏi học sinh . - Đây là những cảnh đẹp gì ? Những cảnh đẹp đó được vẽ lại, gọi là tranh phong cảnh. Em có thích vẽ một bức tranh phong cảnh đẹp không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Ví dụ 4 : Bài 23. Vẽ tranh Đề tài Mẹ hoặc Cô giáo (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên đọc bài thơ Mẹ và Cô của nhà thơ Trần Quốc Toản. Hoặc cho cả lớp hát bà mẹ và Cô giáo. Nghe thơ hoặc hát về Mẹ và Cô giáo. Các em có thích vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo để tặng mẹ hoặc cô giáo không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Ví dụ 5 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà (Mĩ thuật lớp 1) Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình khu vườn tự tạo và mô hình đàn gà : gà trống, gà mái (đồ chơi làm thủ công ) mô hình gà con làm bằng len . + Trong khu vườn, có những con vật gì đi kiếm mồi ? + Các em có thích vẽ chúng không ? + Hôm nay cô sẽ dạy các em vẽ tranh Đàn gà nhé. Giáo viên ghi bảng, giới thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, cần giúp học sinh hiểu được nội dung chủ đề, để các em nhớ lại và tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. - Giáo viên sử dụng đồ dùng tranh vẽ tự làm, tranh vẽ của học sinh, băng đĩa hình, quay các hình ảnh cụ thể (những tranh, ảnh, hình ảnh dùng để minh hoạ cần có nhiều nét điển hình tiêu biểu giúp cho học sinh hiểu nội dung đề tài và tìm chọn cách vẽ dễ dàng) cho học sinh quan sát nhận xét tìm, chọn nội dung đề tài. Ở phần 9 này, tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề. Dùng các câu hỏi này để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài. Những câu hỏi nên gắn với nội dung và được minh hoạ bằng tranh, ảnh, hình ảnh cụ thể, tránh những câu hỏi khó. Nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh khi trả lời câu hỏi. Ví dụ 1: Bài 19. Vẽ tranh - Đề tài Ngày Tết (Lễ hội) mùa xuân (Mĩ thuật 5). + Giáo viên dùng tranh, ảnh hoặc băng hình cho học sinh xem. + Em quan sát không khí ngày tết, lễ hội ra sao? + Tranh tranh, ảnh (băng hình) ngày tết (Lễ hội) có những hoạt động gì ? + Những hình ảnh gì nổi bật nhất ? + Hãy kể những hình ảnh xung quanh ? + Em quan sát thấy màu sắc của Ngày Tết (Lễ Hội) trong tranh (ảnh) hoặc hình ra sao ? có tươi vui, rực rỡ thể hiện đúng cảnh ngày Tế (Lễ Hội) không? + Em hãy kể về Ngày Tết (Lễ hội) em được tham gia ? kể về hoạt động em thích nhất ? Tại sao em thích? Em hãy mô tả hình ảnh và màu sắc của hoạt động, cảnh vật ? Ví dụ 2 : Bài 34 . Vẽ tranh - Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật 2). - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh ( băng hình ) phong cảnh + Tranh phong cảnh thường có hình ảnh gì? + Em hãy kể về những hình ảnh trong tranh? Hình ảnh gì em thấy nổi bật nhất ? Kể những hình ảnh phụ xung quanh ? + Hãy kể những màu sắc trong tranh, ảnh? + Em hãy kể một phong cảnh mà em thích? + Phong cảnh có hình ảnh gì? + Màu sắc ra sao? Ví dụ 3 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà ( Mĩ thuật 1 ) Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình đàn gà hoặc tranh ảnh đàn gà hỏi học sinh. + Em hãy kể tên những con gà trong tranh (ảnh) ? 10 [...]... sau: Giới thiệu bài: Tôi giới thiệu bằng lời rồi ghi bảng Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên treo tranh ảnh phân tích hình ảnh, màu sắc tranh, ít gọi học sinh trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ Giáo viên minh hoạ một ví dụ vẽ tranh An toàn giao thông trên bảng không giảng giải về bố cục tranh, màu sắc, giáo viên không xoá bảng Hoạt động 3 :. .. bạn vẽ rõ nội dung đúng đề tài an toàn giao thông chưa ? ( giáo viên treo tranh, gọi học sinh nhận xét ) + Hình ảnh chính nổi bật trong tranh bạn vẽ là gì ? + Hình ảnh phụ trong tranh bạn vẽ gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Trong tranh này vẽ mọi người có chấp hành luật an toàn giao thông không? - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh do học sinh vẽ về an toàn giao thông + Hãy kể về tranh. .. kiện thuận tiện) Ví dụ : Các bài Vẽ tranh Đề tài phong cảnh, sân trường giờ ra chơi, vẽ nhà, vẽ cây, Trường em ( Tổ chức vẽ ngoài trời , giáo viên quản lí học sinh, quan sát học sinh hết sức chặt chẽ tránh xảy ra điều đáng tiếc vì học sinh tiểu học rất hiếu động 12 - Tổ chức học sinh thi vẽ theo nhóm (Nhóm 3 – 4 học sinh) vẽ ra giấy A4, A3 hoặc vẽ nhóm theo tổ, bài của ai tự vẽ được phép thảo luận... giảng cách vẽ ( hướng dẫn gợi ý ) giáo viên dùng phương pháp thị phạm trên bảng, học sinh dễ hiểu thích mình vẽ đẹp giống thầy ( cô ) giáo 13 3 Dạy thực nghiệm Vận dụng từ lý thuyết vào thực tiễn, tôi áp dụng dạy thực nghiệm ở 2 lớp 4A và 4B ở trường tôi theo hai phương pháp khác nhau Dạy bài 2 8: Vẽ tranh - Đề tài An toàn giao thông Tôi dạy lớp 4A theo cách thức một số giáo viên thường dạy Các bước... định vẽ ? c Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ (5 phút)( giáo viên gợi ý bằng hình kết hợp giảng giải phân tích ) - Chọn nội dung để vẽ tranh : Vẽ tranh về đường bộ hoặc đường thuỷ, người chấp hành luật an toàn giao thông hoặc chưa chấp hành luật an toàn giao thông - Vẽ hình ảnh chính trước: Người và phương tiện tham gia giao thông, bố cục phù hợp với khung hình tờ giấy - Vẽ hình ảnh phụ cho sinh động :. .. buộc các em vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt chước tranh mẫu - Sau khi hướng dẫn cách vẽ xong giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố lại các bước vẽ tranh đề tài tạo hứng thú cho giờ học Ví dụ : Trò chơi thi sắp xếp hoàn thành bức tranh theo các bước nhanh nhất (giáo viên xếp lộn xộn các hình gợi ý) Hoặc : Lựa chọn các hình ảnh cắt rời dán vào giấy A3 hoàn chỉnh bức tranh Các trò... năm trước… Về phần học sinh, tôi dặn các em chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về An toàn giao thông, đồ dùng vẽ Mĩ thuật ( tôi dặn học sinh từ bài trước ) 14 Tôi dạy theo thiết kế bài giảng tôi đã nghiên cứu soạn giảng I Mục tiêu - Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh vẽ đề tài An toàn giao thông theo cảm nhận riêng - Học sinh có ý... bài vẽ của các nhóm, bình chọn nhóm có nhiều bài đẹp, giáo viên đánh giá nhận xét tuyên dương nhóm vẽ đẹp - Nhắc học sinh nào chưa hoàn thành về nhà hoàn thành tiếp bài Dặn d : - Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị đất nặn, tranh ảnh, tượng gốm nhỏ để bài sau học Tập nặn tạo dáng, nặn tự do Từ thiết kế bài dạy và sự chuẩn bị chu đáo dạy bài Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông ở lớp 4B, tôi tổ chức tiết dạy. .. tổ chức tiết dạy vẽ tranh theo phương pháp mới và có sự sáng tạo của tôi Tôi dạy theo các bước tiến trình bài giảng thời gian phân phối hợp lí Để chuẩn bị cho tiết dạy tôi nghiên cứu thiết kế bài giảng tham khảo sách, báo, phương pháp dạy học mĩ thuật, sưu tầm tranh, ảnh về an toàn giao thông, băng hình quay về giao thông, đồ dùng tự làm, hình gợi ý cách vẽ, tranh chọn lọc của học sinh vẽ An toàn giao... học sinh vẽ được tranh, biện pháp tốt nhất có lẽ là sau khi gợi ý chung hãy để cho học sinh tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt vẽ theo khuôn mẫu nhất định, hoặc vẽ theo ý chủ quan của giáo viên * Hướng dẫn vẽ màu: 11 - Khi hướng dẫn vẽ màu cần lưu ý hướng dẫn cách sử dụng các chất liệu màu (màu dạ, sáp màu, màu nước , màu bột ) thông qua việc giới thiệu các bức tranh cụ thể và thực hành vẽ mẫu . tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú làm bài đạt hiệu quả. II. Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả. 1. Phương pháp dạy tiết Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả. Để giờ dạy Vẽ tranh. không biết vẽ) . b. Thực trạng dạy của giáo viên: Phân môn vẽ tranh đề tài nhiều giáo viên còn kêu là khó (vì nó trừu tượng). Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được một số tiết vẽ tranh đề tài chưa. sau: Giới thiệu bài: Tôi giới thiệu bằng lời rồi ghi bảng Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. Giáo viên treo tranh ảnh phân tích hình ảnh, màu sắc tranh,

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan