Nhìn nhận vấn đề hợp lý pot

4 286 0
Nhìn nhận vấn đề hợp lý pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhìn nhận vấn đề hợp lý Nhìn nhận vấn đề là bước thứ hai trong quy trình quyết định. Nói một cách hình ảnh, việc nhìn nhận vấn đề có tác dụng như một cửa sổ tinh thần mà qua đó chúng ta có thể nhìn thấy mọi vấn đề, tình huống và cơ hội cụ thể. Theo Alan Rowe, đây là "những lăng kính để chúng ta nhìn thế giới… chúng xác định sự việc chúng ta nhìn và cả cách chúng ta diễn giải những gì trông thấy". Những cách nhìn nhận này mạnh đến nỗi chúng có thể làm chuyển hướng suy nghĩ của chúng ta ngay cả khi có bằng chứng ủng hộ quan điểm khác. Tất cả chúng ta đều có những cách nhìn nhận này, và chúng luôn rất hữu ích khi giúp chúng ta đi trong một thế giới phức tạp. Nhìn nhận vấn đề sai, bạn sẽ không bao giờ giải quyết được nó. Nhìn nhận vấn đề đúng, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp khả thi. Cách nhìn nhận vấn đề cụ thể của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi các giả định, mục tiêu, hiểu biết, kinh nghiệm, mong muốn và cả thành kiến. Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy xem trường hợp ba người cùng xếp hàng chờ đợi ở một bưu điện địa phương. Một người là dân nhập cư đến từ một nước còn lạc hậu, một người là giám đốc một nhà máy sản xuất địa phương và người thứ ba là một doanh nhân đồng thời là nhà sáng lập của ba công ty thành công. Mặc dù lúc đó có tới 20 người xếp hàng chờ đến lượt được phục vụ, nhưng chỉ có hai nhân viên bưu điện làm việc. Dòng người xếp hàng nhích lên từng bước chậm chạp và ai nấy đều tỏ ra bực bội với tốc độ làm việc này, trừ một người: người nhập cư. Cô rất ấn tượng với dịch vụ ở đây. Cô nói với người đứng sau: "Ở bưu điện nơi tôi sống trước đây thường chỉ có duy nhất một nhân viên làm việc thôi, mà cứ nửa giờ anh ta lại nghỉ giải lao, mặc cho mọi người đứng xếp hàng dài. Ở đây phục vụ còn tốt hơn nhiều". Vị giám đốc nhà máy lại có quan điểm khác. Ông tự nhủ: "Lại vẫn là kiểu làm ăn cổ lỗ! Đã đến lúc cần phải có một ai đó tái thiết lại toàn bộ quy trình để công việc tiến triển nhanh chóng và ít tốn kém hơn". Trong khi đó, doanh nhân thành đạt kia có vẻ hài lòng với việc phải đứng xếp hàng vì việc đó đem lại cho ông một thứ có giá trị rất lớn: một ý tưởng kinh doanh mới. "Người ta sẽ trả bao nhiêu để khỏi phải chờ ở bưu điện nhỉ? Hình thức quầy bưu điện tự phục vụ thì sao?". Tâm trí ông đã nghĩ đến các ý tưởng sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm thời gian và mang lại khoản lợi nhuận tương đối cho mình. Cả ba người trong ví dụ trên đều quan sát sự việc diễn ra ở bưu điện theo một cách đặt vấn đề khác nhau. Đây là điều tự nhiên vì kinh nghiệm và mong muốn của mỗi người khác nhau nên sẽ tác động khác nhau đến cách nhìn nhận sự việc. Nhưng khi cần ra quyết định, việc bắt đầu bằng một cách đặt vấn đề không phù hợp hoặc sai lầm có thể dẫn bạn đến một kết luận không hiệu quả. Như vậy, bạn có thể giải quyết thành công một vấn đề sai, hay chính xác hơn là giải quyết vấn đề theo cách sai lầm! Chương này sẽ trình bày về tầm quan trọng của việc nhìn nhận vấn đề đúng xét theo khía cạnh thực tế của tình huống và các mục tiêu của tổ chức. Cũng ở chương này, bạn sẽ biết được tại sao việc nhìn nhận vấn đề không phù hợp có thể loại bỏ các phương án khả thi và dẫn đến các quyết định chất lượng thấp. Vì thế, những lời khuyên để nhìn nhận đúng vấn đề cũng sẽ được đưa ra trong chương này. . Nhìn nhận vấn đề hợp lý Nhìn nhận vấn đề là bước thứ hai trong quy trình quyết định. Nói một cách hình ảnh, việc nhìn nhận vấn đề có tác dụng như một cửa sổ. một thế giới phức tạp. Nhìn nhận vấn đề sai, bạn sẽ không bao giờ giải quyết được nó. Nhìn nhận vấn đề đúng, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp khả thi. Cách nhìn nhận vấn đề cụ thể của chúng. được tại sao việc nhìn nhận vấn đề không phù hợp có thể loại bỏ các phương án khả thi và dẫn đến các quyết định chất lượng thấp. Vì thế, những lời khuyên để nhìn nhận đúng vấn đề cũng sẽ được

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan