van khan-ngay tot,xau

34 470 1
van khan-ngay tot,xau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÚNG GIA TIÊN Thờ phụng Tổ tiên là nét đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nét đẹp trong tình cảm tâm tư của người sống đối với người chết, họ mong muốn Tổ tiên “bất tử” để dìu dắt, che chở cho con cháu, cho dòng họ nối tiếp phát triển. ở sự thờ cúng Tổ tiên con người tìm thấy một điểm tựa tinh thần bền vững, “bất biến” trong những thay đổi, những biến động dữ dội xung quanh mình. Con người đang tự khẳng định mình về mặt cá nhân, đang tìm kiếm lại “căn cước” của mình, hay nói theo cách nói quen thuộc, tìm kiếm lại “lý lịch” đích thực của riêng mình, một thứ lý lịch không dựa trên những tiêu chuẩn xã hội và giai cấp nào đó, mà là dựa vào “huyết thống”, vào “di truyền sinh học” của mình. Đó là một thứ “lý lịch” làm cho đời sống tinh thần của người ta phong phú lên, đưa cuộc sống của người ta vào những chiều sâu có khi chưa biết. Dân ta từ xưa cũng quan niệm thờ cúng Tổ tiên cốt ở thành tâm, không câu nệ cỗ to, cỗ bé, miễn sao cho tinh khiết của tấm lòng thành. Tuy nhiên, phải biết nghi thức cúng lễ và thể hiện các bài văn khấn cho đúng, làm cho ngày kỷ niệm thêm long trọng và Tổ tiên chứng giám sẽ hài lòng vì lớp cháu con có văn hoá, thông hiểu lễ nghi, giữ gìn bản sắc dân tộc. Mỗi khi cúng Gia tiên đều phải có đồ lễ, và phải tuân theo những nghi thức truyền thống tối thiểu. Đồ lễ thông thường gồm: Trầu, rượu, hoa quả, vàng hương và nước lạnh. Nhưng trong trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm đến mức tối thiểu và chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Ngoài những đồ lễ tối thiểu kể trên, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, tùy theo buổi lễ, đồ lễ có thể gồm: xôi chè, oản chuối hoặc cỗ mặn, có khi thêm cả đồ mã. Trong ngày lễ, khi đồ lễ đã đặt lên bàn thờ, gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp 3 nén nhang cắm trên bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn, người ta vái 3 vái, và khi khấn xong lại vái 3 vái nữa. Người ta chờ cho tàn một tuần nhang (tức là những nén nhang thắp lên cháy gần hết), gia chủ thắp tiếp một tuần nhang nữa, rồi lễ tạ. Lễ tạ xong, hạ vàng mã trên bàn thờ để hóa (đốt đi). Cũng sau khi lễ tạ, đồ lễ mới có thể được hạ xuống. Lễ tạ nghĩa là lễ tạ ơn Gia tiên, Thần linh đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã thụ hưởng lễ vật của con cháu dâng lên. Trước khi cúng khấn Gia tiên, bao giờ cũng phải cúng khấn Thổ Công trước, vì ngài là “Đệ nhất gia chi chủ”, để xin phép ngài cho Tổ tiên về hưởng lễ. Văn khấn gia tiên Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Ngài Bản xứThổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Kính lạy: Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ). Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Nay con giữ việc phụng thờ tên là: Tuổi Ngụ tại cùng toàn gia, trước bàn thờ Gia tiên bái lễ. Kính dâng lễ bạc: Trầu, rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng các phẩm vật. Lòng thành nhân dịp Kính xin: Thần linh, Thổ công cho phép hương hồn nội, ngoại Gia tiên, cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác về chứng giám và hưởng lễ. Con kính xin Gia tiên phù hộ, độ trì Cho cháu con làm ăn phát đạt, Người người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu Cuộc sống bình yên hạnh phúc. Cẩn cáoC! Trong dân gian cũng đặt ra nhiều bài khấn bằng văn vần cho dễ nhớ, dễ thuộc, dùng trong việc cúng Gia tiên. Xin nêu một bài mẫu dưới đây: Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ con là tuổi Hiện đang ngụ tại cùng toàn gia quyến. Cúc cung bái trước bàn thờ Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu, Cùng là phẩm vật trước sau, Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu Gia tiên: Cao tằng Tổ khảo đôi bên, Cao tằng Tổ tỷ dưới trên người người, Cô dì, chú bác kính mời, Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi tùy đường; Cúi xin hưởng chút lễ thường, Và xin phù hộ khang cường toàn gia. Cẩn cáo! Lễ sóc, vọng (ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng) Ngày Sóc (ngày mồng một), ngày Vọng (ngày rằm) các gia đình người Việt thường quét dọn bàn thờ Gia thần, Gia tiên, sắm biện hương hoa, lễ vật, châm hương cúng lễ. Lễ vật các ngày này thường đơn giản, chủ yếu là hương hoa, trái cây, tiền vàng. Tuy nhiên, có lúc, có gia đình còn sắm cả bánh trái, xôi đỗ, gà luộc để làm lễ cũng tùy nhu cầu và tùy khả năng kinh tế của từng gia đình. Có nhiều gia đình còn thắp hương, làm lễ từ chiều ngày 30 hàng tháng và ngày mồng một mới là ngày lễ chính. Văn khấn ngày vọng, ngày sóc (ngày rằm và ngày mồng một hàng tháng) Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần - Các Tôn thần cai quản trong khu vực này. - Hương hồn Gia tiên nội, ngoại. Hôm nay là ngày tháng năm Tín chủ con là Ngụ tại cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: - Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. - Hương hồn Gia tiên nội, ngoại Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáoC! Ngày làm nhà, động thổ Dân gian cho rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, do vậy những công việc liên quan đến đất đai như: Thiết kế công trình, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, xây dựng cửa hàng, cửa hiệu, phân xưởng đều có lễ kêu cầu, mong công việc được thuận lợi, trôi chảy. Trước giờ khởi công, gia chủ sắm biện lễ vật, thường gồm: hương hoa, trầu quả, tiền vàng, trà rượu, xôi nếp, gà luộc (gà trống tơ), gạo, muối đặt lễ lên mâm có kê đôn tại khu đất xây dựng hoặc tại nơi sửa chữa nhà cửa. Sau khi hương đèn đã thắp (hương thắp 7 nén), gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái) rồi quay mặt vào mâm lễ đọc văn khấn. Khi tàn nhang (hoặc nhang chỉ cần cháy 2/3 là được), vái tạ, hóa tiền vàng, rắc muối, gạo 4 phía, rồi đào mấy nhát cuốc nơi sẽ xây dựng - gọi là Động thổ, mở đầu cho việc thi công đào móng. Văn khấn lễ động thổ (dùng trong lễ khởi công) Nam mô A Đi Đà Phật! (3 lần). - Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần - Kính lạy Quan Đương niên - Kính lạy các Tôn thần bản xứ Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ chúng con là cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình (nhà ở, cửa hàng, công xưởng ). Ngụ tại Nay chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ khởi công động thổ. Kính cẩn sắm biện trầu cau, hương hoa, lễ vật Lòng thành tâu lên đức Thần linh bốn cõi Chúng con trộm nghĩ rằngC: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương Thông minh sáng láng, thương đến dân lành Chứng giám lòng thành, giám lâm lễ bạc Giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây Một thời xây dựng, muôn năm trường tồn Chủ thợ được bình an Công việc hanh thông, ngày tháng hưởng phần lợi lạc. Âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ hậu chủT Cùng các vị hương linh, cô hồn phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng, thụ hưởng lễ vật, Phù trì tín chủ, khiến cho công việc chóng thành Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Văn khấn khi dọn đến nhà mới Kính lạy: - Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần - Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ con là tuổi Ngụ tại Thành tâm sửa biện: hương hoa, lễ vật, các thứ cúng dâng Bày lên trước án, Kính cẩn tâu trình: Các ngài Thần linh thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh của trời đất Phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình Chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ Cho phép chúng con rước vong linh Gia tiên về đây thờ phụng. Phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần Gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con: An ninh khang thái, Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào Người người được chữ bình an, Xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày Thương xót phù trì bảo hộ. Tám tiết có điều lành tiếp ứng, Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! Văn khấn gia tiên khi lễ nhập trạch Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: Tổ tiên nộiT, ngoại và các chư vị hương linh. Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Gia đình chúng con mới dọn đến đây thuộc số nhà Phố Phường Quận Thành phố Chúng con sửa biện lễ vật, dâng cúng Gia tiên Nhờ hồng phúc Tổ tiên, ông bà, cha mẹ Chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới Nay đã hoàn tất công trình Chọn được ngày lành, tháng tốt Thiết lập án thờ, kê giường, nhóm lửa Kính lễ khánh hạ Cúi xin các cụ kỵ, ông bà cùng chư vị hương linh nội, ngoại Thương xót cháu con, chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật Phù hộ độ trì cho chúng con: Lộc tài, vượng tiến, Gia đạo hưng long, người người khoẻ mạnh Công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày Giãi tấm lòng thànhG, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! Theo quan niệm của ông bà ta xưa, khi gia đình có người đào đất, khơi mương, lấp ao, xây tường không may làm tổn thương đến long mạch, thì sẽ sinh tai hoạ. Nếu động đến long mạch thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn địa mạch. văn khấn bồi hoàn địa mạch Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần) Kính lạy: - Đức U minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát! - Các ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc, Thánh đế - Nhị thập tứ khí thần quan, Địa mạch thần quan - Thanh long Bạch hổ, chư vị Thổ thần - Các ngài Kim niên Đương cai Tôn thần - Bản cảnh Thành hoàng cùng các vị thần minh cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ con là Ngụ tại: Thành tâm sửa biện hương hoa, đăng trà, quả thực Xin bồi hoàn địa mạch. Trước đây, gia đình đào đất lấp ao, gây nên chấn động Làm tổn thương long mạch, mạo phạm Thần uy, Cúi xin thương xót tín chủ chúng conC, Nhận lời cầu thỉnhN, chuẩn tâu sám tạ, Giáng phó án tiềnG, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho phong thổ phì nhiêuN, Khí sung mạch vượngK, Thần an tiết thuậnT, Nhân vật hưng longN, sở cầu như ý. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Tết nguyên đán Ngày lễ tiết quan trọng nhất trong năm là ngày tết Nguyên đán - ngày mở đầu một năm mới. (Nguyên = bắt đầu, đán = buổi sáng); nó còn được gọi là Tết ta, để phân biệt với Tết tây (đầu năm theo dương lịch), hoặc Tết Cả để phân biệt với các Tết con còn lại. Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ Trừ tịch. Tuy nhiên, theo tập quán truyền thống thì Tết Nguyên đán phải tính từ ngày 23 tháng chạp (ngày ông Táo lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng đế mọi hành vi của gia chủ trong một năm), do đó có lệ cúng ông Công ông Táo chầu trời, và cũng có thể coi đây là lễ nghi “tống cựu”. Ông Táo còn gọi là Táo Quân, hay Thổ Công (còn có tên là Vua Bếp, ông Công, Đông Thần, Đông Tài ) là vị thần trông coi mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, vì vậy theo dân gian thì đây là vị thần liên quan đến việc họa, việc phúc của gia chủ. Theo dân gian thì ông Táo hay Thổ Công không phải là một vị thần, mà là ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau: Thổ Công trông coi việc trong bếp Thổ Địa trông coi việc trong nhà Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa, hoặc việc sinh sản màu vật ở vườn đất. Thời xưa bài vị của ba vị thần lập chung và đề như sau: - Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân - Thổ địa Long Mạch Tôn Thần - Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần Cũng có nhà thu gọn ba bài vị làm một: Định Phúc Táo Quân. Ngày 23 tháng chạp được coi là ngày tết ông Táo. Ngày này nhà nhà đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo lên chầu trời. Lễ cúng ông Táo được cử hành rất chu đáo và kính cẩn. Các gia đình thường sắm lễ gồm: - Hương thơm, hoa tươi cùng các quả tươi mới. - Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu, rượu - Một hoặc ba con cá chép sống để ông Táo cưỡi bay lên trời. - Bộ ba mũ áo, hia hài ông Táo cùng tiền, vàng. Sắm mũ Thổ Công thường có ba chiếc, một của nữ thần, hai của nam thần, hoặc chỉ sắm một chiếc mũ nam thần có cánh chuồn kèm theo áo và hia cùng bệ bằng giấy là được. Văn khấn thổ công (ngày 23 tháng chạp) Nam mô A Đi Đà Phật!( 3 lần) Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Hôm nay, ngày 23 tháng chạp năm (Giáp Tý) Tín chủ con là cùng toàn gia quyến Ngụ tại Thành tâm sửa biện lễ vật: hương hoa, oản quả cùng phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án Đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh Trăm bái trước linh tọa Táo Quân Kính cẩn thưa rằng: Nay cuối mùa đông Tứ quý theo vòng, hăm ba tháng chạp Sửa lễ kính dâng, phỏng theo lệ cũ Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần Soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám Cảm tạ phúc dầy nhờ Thần phù hộ Kính mong thần tấu bẩm giúp cho, Làm ăn chân chính, họ tộc ấm êm Xóm làng vui vẻ. Trong năm có gì sai phạm lỗi lầm, Cúi xin Tôn thần gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia Trai gái trẻ già, an ninh khang thái Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Theo tập quán truyền thống của người Việt, sáng ngày 30 Tết các gia đình thường ra mộ Tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, xin được phép rước vong linh Gia tiên về ăn Tết cùng với gia đình, con cháu. Lúc này người ta cũng sửa sang lại mộ, đắp thêm đất, cắt bỏ cây cối rậm rạp chung quanh mộ. Lễ này gọi là Lễ chạp. Tại mỗi gia đình, người ta cũng bày cỗ lên bàn thờ dâng cúng mời Gia tiên về dự hưởng Tết (lễ này thường làm trước giờ Ngọ) - nhân dân ở vùng đồng bằng Bắc bộ gọi lễ này là lễ rước ông vải. Văn khấn lễ tất niên Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức tôn thần. - Ngài Kim niên hành binh, Công tào Phán quan. - Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương - Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần. - Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long mạch tôn thần. - Các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Kính lạy: Hương linh cụ Hôm nay, ngày 30 tháng chạp năm (âm lịch) Chúng con là Ngụ tại Trước án toạ kính cẩn thưa trìnhT: Mùa đông sắp tànM, năm cùng tháng kiệt, Xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày 30 Tết Chúng con cùng toàn thể gia quyến Sắm sanh phẩm vật hương hoa, trà tửu, cơm canh thịnh soạn Sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần Phụng hiểu Tổ tiên, truy niệm chư linh Cúi xin chư vị Tôn thầnC, liệt vị Gia tiên Bản xứ tiền hậu chư hương linh giáng lâm án toạ Phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật Phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già, An ninh khang thái. Tăng phúc tăng thọ, Vạn sự hanh thông. Sở cầu như ý. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Thời khắc quan trọng nhất của Tết Nguyên đán là đêm giao thừa với lễ Trừ Tịch (Trừ là trao lại chức quan, Tịch là ban đêm). Đêm 30 hầu như mọi người không ngủ mà chờ đón thời khắc giao thừa. Giao thừa là giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người đều chờ đợi giây phút thiêng liêng của một năm: giây phút giao thừa. Trừ Tịch còn mang tên là lễ Giao Thừa, vì lễ cử hành vào đúng lúc giao thừa. Người ta nói đây là lễ tống cựu nghinh tân (tiễn cũ và đón mới). Cũ ở đây, ngoài những điều xấu dở, cũ kỹ của năm qua, người ta còn tiễn đưa vị đương niên Hành Khiển Đại Vương của năm cũ. Và mới ở đây, ngoài những điều mới mẻ tốt đẹp, người ta còn đón rước tân Đại Vương Hành Khiển của năm mới. Tục ta tin rằng, mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. (Phan Kế Bính - sách đã dẫn). Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ, sau đó đón quan đương niên mới. Và chính giờ Tý (12 giờ đêm) thì đón giao thừa. Văn khấn lễ trừ tịch (Lễ Giao thừa) Nam mô A Di Đà PhậtN! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Chư vị Tôn thần. - Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân cùng các chư vị Tôn thần. Nay phút giao thừa năm đã tới. Tín chủ con là (ngoài người chủ gia đình có thể đọc họ tên từng người tiếp theo, thứ tự từ lớn đến bé). Trú tại số nhà phố phường quận Thành phố Kính cẩn trước linh toạ với đèn hương, vàng bạc, hoa quả, trầu rượu, trà nước và mọi vật phẩm dâng lên. Ngày tháng trôi qua, vật đổi sao dời, năm cùng tháng kiệt. Xuân tiết gần sang, đông tàn sắp hết, Vào đúng thời khắc giao thừa, Kính xin các chư thần, Thổ Công, Hương linh Gia tiên chứng giám. Phù hộ cho toàn gia chúng con: Từ già đến trẻ quanh năm được tăng phúc tăng thọ, người an vật thịnh, Vạn sự hanh thông. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Văn khấn tiễn quan đương niên cũ Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ con là cùng toàn gia quyến Kính cẩn sắm lễ vật hương đăng Thành tâm dâng lên Hành Khiển cùng đức Phán quan. Kính mong chư vị Đại Vương soi xét Lượng trời chẳng ghét khoan dung Giúp nước giữ yên bờ cõi Âm thỏa dương vui mát mẻ tiết trời Trong nhà người người khoẻ mạnh Hạnh phúc bình yên Đất đai màu mỡ sản sinh Nay nhân lễ Trừ tịch tiễn Đại Vương Xét thấy năm tháng qua đội ơn rất lớn Xem ngày vừa hết nhờ đức quan trên Năm khác cờ hoa đón ngài trở lại Lại nhờ ban phúc được như lòng. Muôn trông đức Đại Vương Kính cẩn bày lời. Cẩn cáoC! Văn khấn đón quan đương niên mới Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần) Kính trông Đại Vương, Thông minh tài trí. Văn võ thánh thần. Ban ân ban đức. Ngài tôn vâng đế mệnh phân công, Để xử lý âm dương đều thỏa mãn. Minh bạch nơi vương tâm chính trực, Cai quản cương vực nhờ anh quân. Trừ tịch đã làm lễ tống cựu Nguyên tiêu nay dâng lễ nghinh tân Năm trước trọng trách đảm đương, Đội nhờ ơn đức chính trực Ngày nay thúy hoa lại thấy, Ngửa trông lượng cả khoan dung. Cúi lạy nhờ ơn đức đại Vương Kính cẩn bày lời. Cẩn cáoC! Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng Thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần Nay phút giao thừa năm đã tới Chúng con là cùng toàn gia quyến Ngụ tại Trộm nghĩ: Phút thiêng giao thừa vừa tới, Năm cũ đi qua, đón mừng năm mới Tam dương khai tháiT, vạn tượng canh tân Nay Ngài Thái tuế Tôn thần trên vâng mệnh Thượng đế Giám sát vạn dân, bảo vệ sinh linh, tiễu trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân Tín chủ chúng con thành tâm sửa biện lễ vật Dâng lên trước án. Chúng con kính mời: - Ngài cựu niên Đương cai, Ngài tân niên Đương cai, - Ngài Bản cảnh Thành hoàng - Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa - Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần - Bản gia Táo quân và các chư vị thần linh cai quản ở xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho toàn gia chúng con: Nguyên ninh khang thái, trú dạ cát tường, người người bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! Văn khấn tổ tiên ngày mồng một tết Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật - Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ - Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. Nay theo tuế luật, âm dương vận hành Tới tuần Nguyên đán Mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần Đón mừng năm mới. Cháu con tưởng niệm Ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng Báo đền khôn xiết Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà Sửa sang lễ vật: hương hoa, trà rượu, cùng các thứ dâng lên trước án. Kính mờiK: - Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ - Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội - Các hương linh nội, ngoại Cúi xin thương xót con cháu Linh thiêng giáng về linh sàng Phù hộ độ trì cho con cháu Năm mới an khang, thịnh vượng Công việc hanh thông, mọi bề thuận lợi. Bốn mùa không hạn ách nào xâm Tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Toàn gia chúng con lại kính mờiT: Các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Văn khấn thần tài nhân tết nguyên đán Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch) Tín chủ con là: cùng toàn gia quyến Ngụ tại Thành tâm sửa biện: hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng Bày ra trước án. Chúng con kính mời Ngài Thần Tài giáng lâm Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho gia đình chúng con: Sức khoẻ dồi dào, tiền vào như nước. Công việc hanh thông, Tài lộc tăng tiến, an khang thịnh vượng Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáoC! văn khấn lễ tạ - Hóa vàng ngày tết Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạyK: - Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần - Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành hoàng, - Các Ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. - Các cụ: Cao Tằng Tổ khảo, Tổ tỷ, - Các vị Cô, Dì, Tỷ muội, Thúc Bá đệ huynh nội, ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng tháng giêng, năm Tín chủ chúng con Cùng toàn gia quyến Ngụ tại Nhân Lễ Hóa vàng (Tết Khai hạ) chúng con thành tâm sửa biện lễ mọn gồm: hương hoa, phẩm vật, trà rượu cùng lễ mặn Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua Nay xin lễ tạ Tôn thần, Xin rước tiễn Tiên linh trở về âm giới. Kính xin chư vị: Lưu phúc lưu ân. Phù hộ độ trì Cháu con nội, ngoại. Gia cảnh bình an Toàn gia thịnh vượng Tâm thành kính cẩn. Lễ bạc tiến dâng. Lượng cả xét soi Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáoC! Tục ta tin rằng trong ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Vì vậy, trong ngày này chùa nào cũng đông người tới lễ bái. Theo đạo Phật, nguồn gốc lễ Thượng nguyên (Nguyên tiêu) như sau: Ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ Phật giáo đều rủ nhau đi lễ chùa. Với người Phật tử thì lễ dâng hương này mang ý nghĩa đặc biệt. Vì rằm tháng giêng là ngày vía của đức Phật A Di Đà. Đối với người Việt, đêm rằm đầu xuân cũng là dịp đón tết (tết Nguyên tiêu). Vì thế câu ca xưa hết sức đích thực: Tết quanh năm Không bằng rằm tháng giêng. Văn khấn ngày rằm tháng giêng Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Hôm nay là ngày Chúng con là Nhân dịp tiết Nguyên tiêu, Chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, dâng lên trước án. Chúng con kính mời: - Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. - Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa. - Ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin chứng giám lòng thànhC, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời Gia tiên nộiC, ngoại trong họ, Cúi xin thương xót con cháuC, Chứng giám tâm thànhC, hưởng thụ lễ vật. Phù hộP, độ trì cho toàn gia an ninh, khang thái, Sức khỏe dồi dàoS, bốn mùa tai qua nạn khỏi. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.G Cẩn cáo! Dâng sao giải hạn đầu năm Các nhà thuật số thời xưa thì cho rằng rằm tháng giêng là ngày vía của Thiên quan, nên tại các đền, chùa thường làm lễ “dâng sao giải hạn” đầu năm. Dân gian cho rằng hàng năm mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Trong 9 ngôi sao thì có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật (người ta gọi là vận hạn). Để giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào ngày đầu năm (rằm tháng giêng) là tốt nhất. Các sao chiếu mệnh gồm: Sao Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu, La Hầu và Kế Đô. Tuy nhiên, cùng độ tuổi mà nam và nữ lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Ví dụ ở tuổi 37 thì nam là sao La Hầu, nữ lại là sao Kế Đô. Tuổi 47 nam là sao Thổ Tú, nữ là sao Vân Hán. Tuổi 57 thì nam là sao Thủy Diệu, nữ là sao Mộc Đức. Tuổi 67 thì nam là sao Thái Bạch, nữ là sao Thái Âm Và như vậy cứ sau 9 năm, sao đó lại chiếu vào mệnh của mình. Nếu nam thì ở các độ tuổi 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 đều là sao La Hầu, còn nữ cũng ở các độ tuổi ấy lại chịu sao Kế Đô. Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau: Sao La Hầu: Ngày mồng 8 hàng tháng Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng Sao Thủy Diệu: Ngày 21 hàng tháng Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng Tuy nhiên, làm lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm và vào ngày rằm tháng giêng là tốt nhất; vì mọi tai ách, mọi sự xui xẻo ta phải giải trừ nó ngay từ đầu năm thì suốt cả năm con người đều yên tâm, vui vẻ và hạnh phúc. Các sao xấu xuất hiện trong tháng vào các ngày khác nhau lại có hình khác nhau nên việc làm lễ phải chọn ngày, dùng số lượng nến, lập bài vị và màu sắc phải phù hợp, lại phải thiết kế ban thờ cho đúng hướng. - Sao La Hầu: Người chịu sao La Hầu (La Hầu là sao xấu, chủ về khẩu thiệt. Nam xấu hơn nữ) thì phải làm lễ vào ngày mồng 8 hàng tháng, hoặc tốt nhất là làm lễ giải hạn vào ngày rằm tháng giêng. Thắp 9 ngọn nến, bài vị màu vàng và ghi: “Thiên cung thần chủ La Hầu tinh quân”, ban thờ quay về hướng Nam, Lễ về hướng Bắc (chính Bắc). - Sao Thái Bạch; Người chịu sao Thái Bạch (Thái Bạch là sao xấu, chủ về thiệt hại tiền của, khẩu thiệt). Xấu cả nam và nữ, nhưng nam đỡ hơn. Dâng sao vào ngày 15 hàng tháng (tốt nhất là dâng sao giải hạn vào ngày rằm tháng giêng), thắp 8 ngọn nến. Bài vị màu trắng đề “Tây phương Canh Tân kim đức Thái Bạch tinh quân”. Hướng về chính Tây làm lễ giải sao. [...]... đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày: tý, sửu, tỵ, mùi Ngày hắc đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày: ngọ, mão, hợi, dậu) Read more: http://forumbongda.com/showthread.php /van- khan-truyen-thong-cuanguoi-viet-78773.html?s=789b14e4798d3b0ed43ea1e053c8a506&#ixzz0giiBxPHI

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan