SKKN - Giải pháp duy trì sự ổn định của các phong trào mũi nhọn trong nhà trường

3 580 1
SKKN - Giải pháp duy trì sự ổn định của các phong trào mũi nhọn trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp duy trì sự ổn định của các phong trào mũi nhọn trong nhà trường Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua của nhà trường đã duy trì được sự ổn định, bền vững của các phong trào, đặc biệt là phong trào mũi nhọn I. Mục đích đề tài - Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu sự ổn định và đồng bộ của các phong trào mũi nhọn trong nhà trường. - Xác định những ảnh hưởng tích cực và tầm quan trọng của các phong trào HSG, GVDG, viết SKKN trong việc tạo lập uy tín và xây dựng truyền thống nhà trường. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp 1.1. Thực trạng của công tác xây dựng các phong trào mũi nhọn trong nhà trường - Thành tích phong trào mũi nhọn của các trường TH,THCS trên địa bàn Hoài Ân còn thiếu sự đồng bộ. Có trường có GVDG cấp tỉnh nhưng chưa có HSG cấp tỉnh, hoặc có SKKN cấp tỉnh nhưng chưa có HSG, GVDG cấp tỉnh. - Phần lớn các trường chưa duy trì được sự ổn định và bền vững của các phong trào mũi nhọn. Có một số trường đã xây dựng được phong trào, có những năm đã nổi lên như một hiện tượng với những thành tích rất đáng ghi nhận nhưng những năm sau đó lại không giữ vững được thành tích như trước. 1.2. Những ưu điểm của giải pháp mới Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua của nhà trường đã duy trì được sự ổn định, bền vững của các phong trào, đặc biệt là phong trào mũi nhọn. 2. Nội dung giải pháp: Có hai nhóm giải pháp. 2.1. Tổ chức tốt hoạt động quản lý trong nhà trường * Trong công tác xây dựng kế hoạch: - Đảm bảo tính xuyên suốt, liên tục trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, học sinh đạt giải học bổng và các phong trào thi đấu thể thao. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng giáo viên kế cận. * Trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện: - Cần tổ chức lao động quản lí một cách khoa học và áp dụng các hình thức quản lí hiệu quả - Phát huy vai trò quản lí của các tổ chuyên môn - Duy trì thường xuyên các hoạt động bổ trợ nhằm phát hiện và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. * Trong công tác kiểm tra, đánh giá: - Lập các kênh thông tin để thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. - Tổ chức tốt công tác tuyên dương, khen thưởng đối với những cán bộ, giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện và biểu dương những nhân tố mới, tích cực. Để phát huy hiệu quả của hoạt động quản lý cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thống nhất, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện việc lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp với từng nhóm đối tượng giáo viên để thu hút, lôi cuốn mọi người cùng tích cực tham gia vào phong trào chung của nhà trường là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định của các phong trào. 2.2. Quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục tư tưởng cho CB-GV và học sinh. - Đối với CB-GV: Cần nâng cao nhận thức, gắn kết trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường. - Đối với học sinh: Chú trọng công tác giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương cho học sinh. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, cần được tiến hành đồng thời với công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Những điểm cần chú ý khi thực hiện cơng tác giáo dục truyền thống: + Đặc điểm: Kết quả thu được không thể thấy ngay bằng những con số cụ thể như các hoạt động khác. + Yêu cầu: * Phải có kế hoạch tập hợp số liệu, tư liệu lịch sử, các gương điển hình cụ thể để làm tư liệu. * Việc giáo dục truyền thống phải được tổ chức thường xuyên, liên tục + Tổ chức: Thông qua nhiều hoạt động, nhiều hình thức như hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khoá, bài học chính khoá, chương trình địa phương của các môn GDCD, Lịch sử, Địa lý + Người thực hiện: Mọi thành viên trong nhà trường (BGH, GVCN, GVBM, TPT ) đều có thể thực hiện tuỳ theo điều kiện cụ thể. 3. Khả năng áp dụng Việc áp dụng hệ thống giải pháp nêu trên của trường THCS Ân Thạnh đã phát huy được hiệu quả. Thành tích của các phong trào mũi nhọn của nhà trường trong suốt 10 năm qua, kể từ khi mới bắt đầu phát động phong trào cho đến nay vẫn luôn giữ được sự ổn định, bền vững, chất lượng thành tích ngày càng cao hơn. Các giải pháp của trường dễ vận dụng, và có thể vận dụng rộng rãi trong các trường thuộc 3 cấp học trên địa bàn huyện Hoài Ân. 4. Hiệu quả sử dụng Trong 10 năm qua bằng cách áp dụng đồng bộ các giải pháp đã nêu trong qúa trình tổ chức, xây dựng và nuôi dưỡng phong trào học sinh giỏi, học sinh đạt giải học bổng và các phong trào thể thao, thi GVDG, viết SKKN… nhà trường đã duy trì được sự ổn định, bền vững của phong trào. Trong 5 năm đầu nhà trường tập trung cho công tác củng cố, kiện toàn lực lượng và gây dựng phong trào, những năm tiếp theo nhà trường đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, giáo dục truyền thống nhà trường, xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm duy trì thành tích và phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong quá trình thực hiện thành tích đạt được của mỗi năm mỗi khác vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên tính ổn định vẫn được duy trì. Có thể minh hoạ sự ổn định, bền vững về những nỗ lực phấn đấu của thầy và trò trường THCS Ân Thạnh bằng kết quả các phong trào qua bảng thống kê dưới đây: * Đối với học sinh : Năm học Học sinh giỏi huyện Học sinh giỏi tỉnh Học sinh đạt giải học bổng HKPĐ & các hội thi thể thao Của trường Toàn huyện Của trường Toàn huyện Của trường Toàn huyện 04 - 05 17 62 2 11 8 42 05 - 06 28 58 2 9 5 39 Giải KK toàn đoàn 06 - 07 15 61 3 2 36 Giải ba điền kinh 07 - 08 24 60 4 6 7 35 Giải nhì toàn đoàn 08 - 09 10 45 2 11 5 45 Giải ba toàn đoàn * Đối với giáo viên : Năm học GVDG SKKN 04 – 05 3 5 05 – 06 5 3 06 – 07 4 3 07 – 08 3 6 (3 giải cấp tỉnh) 08 – 09 7 7( 3 giải cấp tỉnh) Lê Thị Thu Hoài, hiệu trưởng trường THCS Ân Đức, Hoài Ân, Bình Định - 2009 . Giải pháp duy trì sự ổn định của các phong trào mũi nhọn trong nhà trường Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua của nhà trường đã duy. điểm của giải pháp mới Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua của nhà trường đã duy trì được sự ổn định, bền vững của các phong trào, . trường. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp 1.1. Thực trạng của công tác xây dựng các phong trào mũi nhọn trong nhà trường - Thành tích phong trào mũi nhọn của các trường TH,THCS trên

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan