20 quy tắc cần biết trong công việc (phần 2) pps

11 251 0
20 quy tắc cần biết trong công việc (phần 2) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

20 quy tắc cần biết trong công việc (phần 2) Dưới đây là những quy tắc cuối cùng trong 20 quy tắc bạn phải nắm rõ. 11. Nếu muốn trở thành nhân viên trụ lực của công ty, hãy tránh xa câu nói “Tôi không làm được ”, ngược lại hãy chủ động trong mọi việc Khi giao việc cho bạn, sếp đã suy xét khả năng hoàn thành công việc của bạn, do vậy không nên dùng cách trả lời “không” với công việc đó, cho dù nhiệm vụ này tương đối khó và bạn có thể sẽ không hoàn thành nó. Hãy nói với sếp rằng dù công việc có chút khó khăn nhưng bạn sẽ cố gắng hoàn thành nó, và sau đó hãy dành toàn bộ thời gian để giải quyết công việc, nếu trong quá trình làm phát hiện mình thực sự không đủ khả năng để hoàn thành hãy báo cáo lại với sếp trong thời gian sớm nhất ( không nên đến trước ngày phải giao nộp mới trả lời, sếp rất ghét những người như vậy), và sếp sẽ có nhiều thời gian để sắp xếp hơn. 12. Muốn thể hiện mình nổi trội hơn đồng nghiệp khác, hãy để sếp hài lòng 150% về bạn Một trong những bí quyết thành công chính là không bao giờ chỉ làm những việc mà sếp giao. Nếu bạn chỉ thụ động chờ đợi được giao và hoàn thành công việc thì cơ hội thăng tiến của bạn là bằng không. Khi được nhận được công việc, ngoài nhiệm vụ được giao bạn nên đưa ra ý kiến chủ động của riêng mình với thái độ vì công việc 150%. 13. Ngay cả khi công ty chấp nhận tự do ngôn luận, bạn hãy chú ý đến từng lời nói của mình Ngay cả khi được mớm lời khi tự do ngôn luận bạn cũng cần chú ý đền ngôn từ của mình, đặc biệt là với chính sách, môi trường và chế độ của công ty. Không nên bày tỏ sự bất mãn của mình trước mặt đồng nghiệp khác, bởi đó có thể là cơ hội để họ mách lẻo với cấp trên về bạn. 14. Bàn làm việc của bạn có chuyên nghiệp hóa? Bạn cần biết rằng cách bài trí bàn lầm việc thể hiện thẩm mỹ, giá trị của bạn vì vậy hãy để bàn làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn. - Tránh bừa bộn, đặt mọi thứ văn kiện giấy tờ lên bàn. - Không nên quá ngăn nắp, nếu bàn làm việc của quá gọn gàng ngăn nắp và không có mấy giấu tờ, người khác sẽ cho rằng bạn là kẻ ăn không ngồi rồi. - Không nên bày trí nhiều đồ trang trí. - Không bày đặt sách hoặc truyện không liên quan đến nghiệp vụ và công việc. 15. Kết quả kiểm tra nghiệp vụ không tương ứng với khả năng nghiệp vụ của bạn? Hãy nhớ rằng, nghiệp vụ cũng cần được tuyên quảng cáo Hằng năm công ty tiến hành kiểm tra nghiệp vụ 1-2 lần để quyết định tiền thưởng, tăng lương cho bạn, nhưng nhiều người cũng phát hiện kết quả của những cuộc kiểm tra không phản ảnh thực lực của họ. Bạn cần nhớ rằng, không ai chú ý đến chủ kiến của bạn, quan trọng là cấp trên phán đoán khả năng nghiệp vụ của bạn như thế nào? Trong trường hợp này bạn nên: - Thường xuyên nói chuyện với cấp trên: điều này đặc biết quan trọng, giúp bạn nắm được điều sếp nghĩ và mong muốn từ bạn. Nếu muốn được sự đánh giá tốt, bạn cần thỏa mãn được yêu cầu của sếp - Quảng cáo cho thành tích nghiệp vụ của mình: lập bảng liệt kê công việc mình đã và đang làm, báo cáo với sếp, rất có thể sếp sẽ lấy đó là tài liệu tham khảo khi tiến hành đáng giá. - Ngay cả khi nhận được đánh giá không tốt, bạn cũng không nên tỏ ra bất mãn. Bởi sếp làm như vậy là có lí do riêng của mình và có quyền đưa ra đánh giá. Điều bạn cần làm là khiến sếp nói ra ý kiến của mình về bạn từ đó tìm cách cải thiện. 16. Nếu sự quan tâm của bạn với đồng nghiệp không được xuất phát từ sự chân thành thì bạn đã mất đi sự tôn trọng của người khác Có những người không bao giờ từ chối sự nhờ vả của người khác, đặc biệt là nhân viên mới, bởi họ muốn lấy lòng đồng nghiệp. Tuy nhiên bạn không nên nhầm lẫn điều này với sự khiêm tốn. Nếu bạn luôn sẵn sàng làm theo lời người khác mà không có chủ kiến của chính mình là lúc bạn mất đi sự tôn trọng từ đồng nghiệp. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khá khó khăn khi thực hiện. Đôi khi bạn cần làm vui lòng người khác, khi là việc quan trọng hoặc liên quan đến nghiệp vụ bạn cần có chủ kiến của riêng mình. 17. Không nên che dấu lỗi sai của bản thân Khi pham lỗi con người thường có tâm lí che giấu lỗi lầm của mình nếu không bị người khác phát hiện. Nếu bạn mắc lỗi trong công việc, cần chú ý rằng nếu lỗi của bạn liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên thì nhất định không được che giấu, bởi có thể sự che giấu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngay cả khi lỗi này rất nhỏ bạn cũng nên báo cáo với người phụ trách hoặc người có liên quan. 18. Hãy chú ý khi cần nghỉ phép hay nghỉ dưỡng thai Nghỉ phép và nghỉ đẻ là chế độ phúc lợi đảm bảo quyền lợi của người lao động, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý bởi đôi khi tình huống này sẽ đưa bạn vào tình thế khó khăn. Làm thế nào để đối phó với tình huống này? - Thường xuyên liên lạc với cấp trên và đồng nghiệp, để họ biết được tình hình của bạn và thông qua nói chuyện bạn cũng nắm được tình hình công việc, nếu có thể bạn hãy đưa ra những ý kiến đóng góp, nhưng nhất định phải để sếp biết được sự nhiệt tình của bạn. - Không nên bỏ quên nghiệp vụ và ngoại ngữ ( nếu cần ). Do thời gian ngừng làm việc kéo dài khiến cảm giác với công việc bị hạ thấp, vì vậy bạn đừng quên bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ và công việc sẵn sàng khi trở lại làm việc. 19. Luật lao động chưa chắc đã bảo vệ được bạn Nhiều người lao động cho rằng cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, sự sửa đổi của luật lao động sẽ đảm bảo được công việc của bạn, tuy nhiên bạn nên biết rằng nội bộ trong và ngoài công ty luôn biết lợi dụng cơ hội “lách” luật để bảo vệ lợi ích công ty. Hơn nữa khi công ty không còn muốn tuyển dụng bạn sẽ thông qua những biên pháp khiến bạn chủ động xin nghỉ việc, ví dụ giao cho bạn công việc bạn không thể haonf thành thái độ lạnh nhạt từ cấp trên khiến bạn không thể chấp nhận. Nếu rơi vào tình trạng này, là lúc bạn nên lập kế hoạch mới cho sự nghiệp và tìm công việc khác cho mình. [...].. .20 Chủ động là điều quan trọng nhất Sự chủ động trong công việc không những giúp bạn khẳng định được vị trí của mình, nâng cao sự tự tin và sự tín nhiệm với cấp trên . 20 quy tắc cần biết trong công việc (phần 2) Dưới đây là những quy tắc cuối cùng trong 20 quy tắc bạn phải nắm rõ. 11. Nếu muốn trở thành nhân viên trụ lực của công ty, hãy. đảm bảo được công việc của bạn, tuy nhiên bạn nên biết rằng nội bộ trong và ngoài công ty luôn biết lợi dụng cơ hội “lách” luật để bảo vệ lợi ích công ty. Hơn nữa khi công ty không. ( nếu cần ). Do thời gian ngừng làm việc kéo dài khiến cảm giác với công việc bị hạ thấp, vì vậy bạn đừng quên bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ và công việc sẵn sàng khi trở lại làm việc.

Ngày đăng: 04/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan