sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp đặt câu hỏi trong thơ trử tình

11 1.2K 3
sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp đặt câu hỏi trong thơ trử tình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi sáng kiến kinh nghiệm phơng pháp đặt câu hỏi Trong dạy thơ trữ tình A- lí do chọn sáng kiến I- Lí do chọn đề tài: 1-Cơ sở lí luận: Trong nhà trờng phổ thông, môn Ngữ Văn là một bộ môn quan trọng. Đây là một môn chiếm tỉ lệ giờ cao trong số các tiết học, là một bộ môn có nội dung nghệ thuật, vừa có nội dung khoa học nh bất kì bộ môn văn hoá nào khác. Do vậy: Dạy Văn là dạy cách làm ngời.Trong những năm gần đăy, việc dạy học môn ngữ văn trong nhà trờng THCS nói riêng và trong nhà trờng phổ thông nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh . Giáo viên tích cực tiếp thu phơng pháp mới ; học sinh tiếp thu theo hớng tích cực chủ động. Để khẳng định sự đổi mới phơng pháp dạy học mới, chúng tôi chú ý tới khâu giảng dạy của thày và khâu tiếp nhận của trò. Nếu mh trong giờ dạy Tiếng Việt cần phải chú ý tới phơng pháp nêu vấn đề giải quyết vấn đề nhằm khai thác tới bài học và kiến thức mới thì trong giờ dạy văn cần chú ý tới hệ thống cau hỏi để làm bật nên chất văn, giọng văn giúp học sinh cảm nhận đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chơng. Trong hệ thống câu hỏi của giảng văn có sự khác nhau giữa việc gỉang tác phẩm tự sự với tác phẩm thơ trữ tình. Việc giảng tác phẩm thơ trữ tình đòi hỏi ngời giáo viên không chỉ khai thác đúng nội dung tác phẩm mà còn đòi hỏi khai thác cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh nhịp điệu Đấy chính là cái khó trong quá trình giảng dạy thơ. 2- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trờng THCS còn tồn tại những khó khăn trong quá trình tiếp nhận, tác phẩm thơ trữ tình, tôi mạnh dạn đa sáng kiến về phơng pháp đặt câu hỏi trong dạy thơ trữ tình. TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 1 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi Vấn đề thứ nhất là ở phía giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trờng, cụm, khi thảo luận về phơng pháp giảng daỵ thơ trữ tình, các giáo viên đều đa ra ý kiến về một số tác phẩm thơ trữ tình, ví dụ : bếp lửa (Bằng Việt); Con cò (Chế Lan Viên); Mây và sóng (Ta-Gor); Sang thu (Hữu Thỉnh) Các tác phẩm trên khó khai thác về hình tợng nghệ thuật từ đó học sinh khó cảm nhận đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vấn đề thứ hai là những tông tại ở phía học sinh. Cần phải nói rằng học sinh Lạng Giang của chúng ta chủ yêu là học sinh Nông thôn, ngoài cuốn sách giáo khoa, các em rất ít những tài liệu tham khảo. Nh vậy để cảm nhận đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ trữ tình học sinh chủ yếu dựa vào kiến thức của thày, cô truyền đạt trên lớp. Một số học sinh hiểu nội dung tác phẩm một cách máy móc, thụđộng, áp đặt mà cha tự cảm thụ sâu sắc ngôn từ hình ảnh tác phẩm. Vấn đề tồn tại trên cần phải khắc phục ở cả hai phía: giáo viên và học sinh. Để phơng pháp mới đợc phát huy một cách tối đa, tôi mạnh dạng đề suất phơng pháp tháo gỡ qua một sáng kiến nhỏ. Qua hai năm thực nghiệm giảng dạy lớp 9, tôi đã áp dụng sáng kiến trên và thấy đã đạt đợc những kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn trình bày và mong muôn đồng nghiệp cùng áp dụng. B-Mục đích, ph ơng pháp và phạm vi sáng kiến 1- Mục đích nghiên cứu: Qua những lí do đã nêu ở trên và qua thực tiễn giảng dạy, tôi chọn vấn đềPhơng pháp đặt câu hỏi trong thơ trữ tình với mục đích: - Giúp giáo viên làm chủ đợc giờ dạy - Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất Mục đích giúp nâng cao chất lợng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trờng THCS 2- Ph ơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã áp dụng các phơng pháp khác nhau nhằm hỗ trợ, bổ xung cho sáng kiến thành công a- Phơng pháp nghiên cứu lí thuyết: - Đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu - Thu thập các thông tin vấn đề cần thiết - Phân tích các tài liệu có liên quan TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 2 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi b- Phơng pháp thực tiễn: - Nêu các vấn đề , giải quyết vấn đề. - Tìm hiểu thực tiễn , trao đổi trực tiếp với học sinh . -Dự giờ đồng nghiệp. 3-Phạm vi, đối tợmg của sáng kiến. - Đối tợng: các tác phẩm thơ trữ tình trong chuorng trình lớp 9: Bếp Lửa- Bằng Việt; Con cò Chế Lan Viên. - Phạm vi: hệ thống các câu hỏi nhằm khai thác các tác phẩm thơ trữ tình. C- Nội dung kinh nghiệm. Trớc đây trong giờ giảng văn, thày giáo chỉ thờng hỏi khoảng bốn, năm câu. Trong bốn, năm câu ấy có ba câu hình nh đã quen thuộc với học sinh là: Đại ý , bố cục, t tởng , chủ đề. Bây giờ việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm và bộc lộ nhân cách không thể thc hiện đợc với một số lợng và cách hỏi nh vậy. Vậy thì vấn đề đặt ra là: hỏi những gì? hỏi nh thế nào? trong giờ dạy văn . Vấn đề này đã nhiều ý kiến bàn luận và vẫn là vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. Phơng pháp giảng dạy văn mới bây giờ có đòi hỏi nhiều hơn. Đúng vậy! Nhng không có nghĩa là lạm dụng, hỏi quá nhiều dẫn tới tình trạng hỏi lan man, vụn vặt. Trong giảng dạy thực tế ở nhiều trờng phổ thông, nhiều giáo viên thí nghiệm kiểu giờ đàm thoại gợi mở bằng một hệ thống câu hỏi, nhng ngời dạy luôn cảm thấy thất bại luôn chờ sẵn bên mình. Có thể thấy trong giờ dạy: học sinh hoạtđộngrất nhiều, nhng hiệu quả đem lại không đáng kể, nguyên nhân chính là do chất lợng các câu hỏi . Vậy phải làm thế nào trong giờ giảng dạy văn. Bằng phơng pháp gợi mở thông qua hệ thống câu hỏi ngời giáo viên giảng dạy văn phải tạo điều kiện cho hoạt động song phơng giữa thày và trò để từng bớc đi sâu vào tác phẩm văn học. I- hệ thống câu hỏi trong một giờ văn: 1.Tác dụng của việc sử dụng hệ thống câu hỏi: * Kích thích hứng thú làm việc. TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 3 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi * Định hớng, điều khiển các hoạt động của học sinh. * Dẫn dắt học sinh đi sâu vào khám phá các giá trị của tác phẩm tạo không khí sôi nổi cho giờ học. * PGS Vũ Nho Trong nhiều biên pháp tổ chức và định hớng hoạt động của học sinh, việc soạn thảo một hệ thống câu hỏi có một vị trí đặc biệt quan trọng Hệ thống câu hỏi phải có mặt hầu hết các phơng pháp dạy văn mới, nhiều khi là nội dung chủ yếu của phơng pháp để thể hiện rõ năng lực của giáo viên. 2- Những tiêu chuẩn qui định đối với một câu hỏi trong giờ văn: 2.1- Câu hỏi phải có tính định h ớng rõ ràng: hớng đúng vào vấn đề đang quan tâm tìm hiểu, khám phá, không xa xôi, chung 2.2- Về nội dung: Câu hỏi phải tạo tình huống để yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, phải tìm tòi (nhng vừa phải vừa sức học sinh) để các em đợc hoạt động trí tuệ, tự khám phá các vấn đề mà câu hỏi nêu ra. 2.3 Về hình thức: Câu hỏi phải đợc diễn đạt trong sáng (để dễ hiểu) và gợi cảm (để tạo hứng thú), tránh khô khan, cộc lốc (là gì nh thế nào?). - Ví dụ: Hình ảnh đầu súng trăng treo đem đến cho chúng ta một nhận thức và một cảm xúc mới về tình đồng đội, em thử phân tích hình ảnh này? - Câu thơ có hai mặt trời toả sáng, hai hình ảnh này có giống nhau không? Nó gợi cho em những cảm nghĩ gì? 2.4 Về số lợng: Do thời gian của một giờ học có hạn, mỗi giờ văn chỉ nên có 7 đến 10 câu hỏi các loại. Vì vậy cần chọn lọc những chỗ cần hỏi, không nên hỏi quá nhiều, giờ dạy sẽ căng thẳng, mất hứng thú. 3-Các loại câu hỏi th ờng sử dụng trong một giờ văn: 3.1: Qui trình hoạt động văn bản trong một giờ văn thờng đi theo trình tự tìm hiểu - khám phá- chiếm lĩnh tác phẩm (hay tìm hiểu, phân tích, sử dụng theo thuật ngữ SGK) * Hệ thống câu hỏi phải phục vụ cho qui trình này, nghĩa là phải từ thấp đến cao, từ câu hỏi tìm hiểu đến câu hỏi khám phá và câu hỏi chiếm lĩnh tác phẩm (liều lợng mỗi loại tuỳ theo đối tợng học sinh; đối với lớp 6, 7 câu hỏi tìm hiểu cần nhiều hơn; lớp 8, 9 lại phải sử dụng đến câu hỏi khám phá, phân tích) 3.2: Các loại câu hỏi thờng sử dụng: TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 4 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi a. Câu hỏi tìm hiểu tác phẩm gồm có: * Câu hỏi gợi tìm, phát hiện (tìm và phát hiện hình ảnh, từ ngữ, câu hay, đoạn hay ) Ví dụ: dấu hiệu sang thu đợc hữu thỉnh cảm nhận qua những hình ảnh thơ nào? * Câu hỏi cảm xúc: dùng để khơi gợi những cảm xúc trực tiếp của học sinh về một chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm (tạo những rung động ban đầu về tác phẩm) Ví dụ: đọc đoạn thơ này, hình ảnh nào, câu thơ nào làm em xúc động nhất? Trong thực tế loại câu hỏi này thờng đi liền câu hỏi phân tích (tại sao? Vì sao?). Vì vậy nên hớng câu hỏi vào việc phát hiện hoặc nêu cảm nghĩ về những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất của bài văn, tránh lan man hỏi quá nhiều làm loãng nội dung. b. Câu hỏi nhằm khám phá, phân tích tác phẩm gồm có: * Hỏi tái hiện lại một hoàn cảnh, một nội dung điển hình nào đó nhằm khơi gợi cho học sinh hình dung lại nội dung tác phẩm, bớc đầu thâm nhập vào chiều sâu của tác phẩm. * Hỏi phân tích, suy luận: Nhằm đánh giá , xem xét giá trị của các chi tiết, các hình ảnh nghệ thuật theo nhiều chiều để tìm ra ý nghĩa sâu sắc của nó. Loại câu hỏi có tác dụng kích thích trí tởng tợng, sự sáng tạo của học sinh trong việc cảm thụ các hình tợng văn học. Ví dụ: Hình ảnh ngời lính trong gian khổ thơng nhau tay nắm lấy bàn tay đã nói với em những gì? -Hình ảnh Bếp lửa qua từng giai đoạn cảm xúc của tác giả đã mang những ý nghĩa khác nhau nh thế nào? * Loại câu hỏi này thờng sử dụng với nhiều học sinh lớp 8-9. Nó giúp học sinh thâm nhập vào chiều sâu của tác phẩm, khám phá những vẻ đẹp lại trong các chi tiết, các hình tợng từ đó hiểu sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy khi đặt câu hỏi, giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh thảo luận và tôn trọng những cảm thụ riêng của học sinh (chống áp đặt trong thởng thức văn chơng ). Nếu học sinh suy diễn quá xa, giáo viên chỉ nên gợi ý cách hiểu hợp lí nhất. c- Câu hỏi khái quát tổng hợp: TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 5 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi Loại câu hỏi này thờng đợc hỏi sau khi đã hoàn thành về cơ bản quá trình khám phá, tìm hiểu tác phẩm. Nó dùng để đánh giá khái quát giá trị của tác phẩm hoặc kiểm tra sự chiếm lĩnh tác phẩm, của mỗi học sinh (yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về giá trị của tác phẩm, bày tỏ những quan điểm của mình về những giá trị đó) Cái đích cơ bản của việc dạy văn trong nhà trờng. Ví dụ: hai câu thơ cuối của bài sang thu, ngoài nghĩa tả thực, tác giả còn muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ gì về cuộc đời? II- Nội dung các câu hỏi trong giờ dạy văn: 1- Nội dung: Trong giờ giảng dạy văn, các câu hỏi đàm thoại về một bài văn, về một tác phẩm văn học đợc phân loại theo những hình thức khác nhau.Có thể dựa theo tiến trình lên lớp, theo yêu cầu giáo dục và giáo dỡng, theo nội dung hay tính chất các câu hỏi .tuy nhiên các câu hỏi đàm thoại cần đảm bảo một số tiêu chuẩn khoa học nhất định. Trong giờ giảng văn sẽ có nhiều câu hỏi đa dạng và phong phú. Nhng ta cũng có thể quy thành hai loại cụ thể: + Câu hỏi gợi mở, cụ thể + Câu hỏi tổng hợp vấn đề - Các câu hỏi này ngoài tính chính xác, rõ ràng, phải có sắc màu văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh. - Các câu hỏi không tuỳ tịên, phải xây dung đợc thành một hệ thống lô gíc. Câu hỏi có khi theo lối qui nạp, có khi theo lối diễn dịch nhng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống vững chắc về kiến thức. - Câu hỏi nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn nhằm làm cho học sinh nắm chắc bài văn, tiếng nói của nhà văn cũng có thể có những loại câu hỏi nằm ngoài nội dung phần nghệ thuật tác phẩm. Nhng vẫn nhằm mục đích làm cho học sinh hiểu tác phẩm. Trong quá trình giảng dạy loại câu hỏi tổng hợp nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học (loại câu hỏi này thờng dùng cho đối tợng là các em học sinh lớp 9) - Loại câu hỏi thứ hai: câu hỏi cụ thể nhằm khơi gợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo của học sinh (loại câu hỏi này thờng đợc dùng nhiều) Những câu hỏi loại này có thể ở một số dạng nh sau: - Em hãy thử tởng tợng TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 6 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi - Nếu vẽ tranh minh hoạ, em sẽ vẽ nh thế nào? chú ý những nét gì? - Trong tác phẩm em thích nhất chi tiết nào? (câu thơ,đoạn thơ nào?) Đó là những dạng câu hỏi rất lí thú, nhng không phải bài nào cũng áp dụng đợc. Muốn bài dạy có hiệu suất cao, hệ thống câu hỏi phải có sự liên kết hài hoà, ngời thày giáo phải hết sức thân trọng để tránh tình huống sai lệch thông tin. 2- á p dụng kinh nghiệm . Ví dụ: khi dạy bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ta thấy đây là một bài thơ nói về những kỉ niệm của tình bà cháu, kỉ niệm về những năm ngời cháu ở với bài. Bài thơ có những khổ thơ dài ngắn khác nhau. Vậy khi giảng bài thơ này đầu tiên ta có thể đa ra câu hỏi: - Tại sao khổ đầu của bài thơ lại có ba câu? Ba câu đó gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh Bếp lửa Có thể câu hỏi này sẽ hơi khó với học sinh xong cũng phải đa ra để định hớng cho việc tiếp thu chủ đề của bài thơ. Đó là hình ảnh Bếp lửa xa xôi ẩn hiện trong kí ức của tác giả, một bếp lửa thắm đợm tình bà cháu. - Tại sao khi tác giả nhớ lại những kỉ niệm đó mà sống mũi vẫn còn cay? Câu hỏi này nhằm giúp học sinh bộc lộ cảm xúc của mình, hoá thân vào nhân vật, thể hiện cảm xúc. - Trong đoạn thơ vừa đọc, tác giả đã nhắc đến những kỉ niệm, kỉ niệm nào mà em cho là xúc động nhất, sâu sắc nhất? vì sao? Với câu hỏi này, học sinh tự do phát biểu ý kiến của mình. Tuỳ theo sự cảm thụ của từng em bộc lộ sự rung cảm sâu sắc với tác phẩm. - Em thử tởng tợng và kể lại cảnh hai bà cháu ở Huế qua cảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì? - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh ngời bà trong bài thơ? Ngời bà là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Qua bài thơ tác giả muốn nói ngời bà có sự ảnh hởng sâu sắc về thể chất và tâm hồn nhà thơ. Câu hỏi này giúp học sinh có cái nhìn nhất quán về hình tợng thơ trong tác phẩm. TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 7 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi - Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Bếp lửa? Có thể thay tên khác cho tác phẩm đợc không? Nói đến ngời bà lại nghĩ về bếp lửa, nói về bếp lửa lại nhớ tới ngời bà. Vì vậy tên tác phẩm là Bếp lửa là hoàn toàn chính xác , đạt tới mức khái quát chủ đề . Hình ảnh Bếp lửa đã sởi ấm lòng tác giả khi phải sống xa bố mẹ. Bếp lửa đã theo suốt đời nhà thơ, từ thơ ấu đến tuổi tr- ởng thành. Bếp lửa nhen trong lòng Bằng Việt một tình yêu rộng lớn: gia đình, quê hơng, đất nớc. Ví dụ khi dạy bài Con cò Chế Lan Viên ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi nh sau: - Hình ảnh những cánh cò nào đã xuất hiện trong lời ru của mẹ? Câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát hiện những chi tiết trong tác phẩm. - Chúng ta bắt gặp hình ảnh cánh cò trong phần văn học nào đã đợc học? Em hãy tìm những bài ca dao đợc tác giả vận dụng vào bài viết - Hai câu thơ Cò một mình Cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ có điểm gì nổi bật về nghệ thuật? việc sử dụng nghệ thuật ấy có ys nghĩa gì? Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh cảm nhận đợc sâu sắc về nội dung, nghệ thuật. D- kết quả đạt đ ợc và bài học kinh nghiệm Tóm lại : Với những dạng câu hỏi nh đã nêu ở trên , nhất là khi dạy bài cụ thể đó tôi thấy giờ học đã đợc những hiệu quả tơng đối tốt, cụ thể: - Học sinh hứng thú học, giờ học sôi nổi. Các em học sinh đợc phát huy trí lực của mình một cách hiệu qủa nhất, tiếp thu bài nhanh hơn. Với cách đặt câu hỏi nh vậy các em đợc tự do bày tỏ ý kiến riêng của mình nên rất mạnh dạn và muốn đợc phát biểu. Bên cạnh những câu hỏi các em có thể trả lời dễ dàng khi chú ý theo dõi bài, còn có những câu hỏi đòi hỏi sự t duy của những em khá, hoặc có câu gợi mở của thầy. Qua bài giảng, với những dạng câu hỏi nh vậy, nếu cho các em viết đoạn văn phát biểu cảm tởng thì đa số các em đều viết đợc đặc biệt là TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 8 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi với những em học sinh ở khối lớp chọn các em đã thể hiện những nét riêng, những ý tởng rất độc đáo trong bài viết của mình. Rõ ràng với hệ thống câu hỏi tởng tợng trong giờ giảng văn, ngời thầy giáo đã phát triển đợc năng lực trí tuệ, óc thông minh sáng tạo của học sinh, và nếu nh ngời thầy coi đó là một công việc, một yêu cầu cơ bản trong công tác giảng dạy, chắc hẳn ngời giáo viên sẽ thu đợc một kết quả xứng đáng trong quá trình lên lớp. Với hệ thống câu hỏi khoa học trong giờ giảng, tôi thấy ngời thầy đã thực hiện tốt phơng pháp gợi mở trong giờ giảng. Phơng pháp gợi mở là phơng pháp có khả năng riêng mà các phơng pháp khác khó có đợc. Bằng con đờng đàm thoại gợi mở ngời thày giáo có thể tạo một không khí tự do t tởng, bộc lộ trực tiếp những nhận thức trực tiếp của mình: mạch kín của giờ dạy đợc thực hiện dễ dàng . Những tín hiệu phản hồi đợc báo lại cho giáo viên kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy văn, học văn có đợc không khí tâm tình, trao đổi thân mật về đời sống do nhà văn nêu lên. Mối liên hệ giữa nhà văn và giáo viên đợc hình thành ngay trong lớp học, điều mà các giờ dạy theo phơng pháp diễn giảng khó thực hiện đợc. - Tuy nhiên, mỗi phơng pháp đều có những u điểm và nhợc điểm riêng nên khâu chuẩn bị bài của giáo viên phải thật chu đáo.Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Câu hỏi không tuỳ tiện, phải dợc xây dựng thành hệ thống lôgíc, có tính toán, giúp học sinh từng bớc đi sâu vào tác phẩm nh một chỉnh thể . Cần có loại câu hỏi cụ thể kết hợp với các câu hỏi tổng hợp và câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp. Câu hỏi nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung, nghệ thuật của bài văn, nhằm làm cho học sinh nắm chắc bài văn, tiếng nói của nhà văn. - Sử dụng phơng pháp nào là chính trong giờ dạy văn, ngời giáo viên bao giờ cũng phải tính toán kĩ lỡng, trên cơ sở nắm chăc đặc điểm của lớp học, học sinh, yêu cầu của chơng trình, tính chất của bài văn và cả sở trờng của bản thân nữa. Mọi phơng pháp đều có giá trị tơng đối. TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 9 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi Phơng pháp không quyết định tài năng mà chính tài năng của ngời thầy giáo quyết định hiệu lực của mọi phơng pháp. Giảng văn quả là một công việc khó khăn và phức tạp. Cái khó khăn của nghề văn nói chung, nghề văn đò hỏi phải có tâm hồn, vừa có hiểu biết, có tình cảm, vừa có kĩ thuật, có khoa học lẫn nghệ thuật. Ngời giáo viên văn học phải tu dỡng rèn luyện để có đợc những điều kiện tối thiểu nhất định của ngời làm công tác văn học . Ngoài ra ngời giáo viên văn học còn là nhà s phạm, ngời làm công tác văn học trong nhà trờng. Ngời giáo viên văn học không thể không tinh thông nghề nghiệp dạy học Để có một giờ văn có kết quả, đạt hiệu suất cao ngời giáo viên văn học không những phải học rộng, biết nhiều mà phải có tâm hồn, đạo đức đẹp đẽ, không những phải am hiểu nghề s phạm mà còn phải hiểu sâu nhà văn, hiểu ý của nhà văn nói trong tác phẩm. Lao động của nhà văn là lao động nghệ thuật, ta phải hiểu ngời sáng tác lẫn ngời cảm thụ Mọi phơng pháp, biện pháp giảng văn có giá trị khoa học cũng chỉ thực sự có hiệu lực thực tế trong tay ngời giáo viên văn học có tâm hồn, có tình cảm, có kiến thức toàn diện về văn học lẫn giáo dục, đồng thời phải có vốn hiểu biết phong phú về đời sống và con ngời. Trên đây là những suy nghĩ, những ý kiến rất nhỏ đợc rút ra từ thực tế giảng dạy. Từ lý luận và thực tiễn nên có những ý kiến rất nhỏ của tôi xung quanh vấn đề Phơng pháp đặt câu hỏi trong dạy thơ trữ tình. Song chắc chắn cha bao quát đợc đầy đủ vấn đề. Song với chủ quan của ngời viết chắc chắn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất giờ dạy-kinh nghiệm đặt câu hỏi trong một giờ giảng văn ở các khối lớp. Với một thời gian không nhiều bài viết không khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong đợc sự ủng hộ của các đồng nghiệp và bỏ qua những thiếu sót, rút kinh nghiệm để chúng ta ngày càng đạt nhiều những giờ giảng văn mang hiệu suất cao. Xin chân thành cảm ơn. dĩnh trì, ngày 10 tháng 5 năm 2007 TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 10 [...]...Trần Thuý Phợng câu hỏi Sáng kiến Kinh nghiệm về ph ơng pháp đặt Ngời viết đề tài Trần Thuý Phợng TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 11 . Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi sáng kiến kinh nghiệm phơng pháp đặt câu hỏi Trong dạy thơ trữ tình A- lí do chọn sáng kiến I- Lí do chọn đề tài: 1-Cơ sở lí luận: Trong. dụng đến câu hỏi khám phá, phân tích) 3.2: Các loại câu hỏi thờng sử dụng: TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 4 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi a. Câu hỏi tìm. nhất. c- Câu hỏi khái quát tổng hợp: TrờngTHCS Dĩnh Trì - Lạng Giang 5 Trần Thuý Phợng Sáng kiến Kinh nghiệm về phơng pháp đặt câu hỏi Loại câu hỏi này thờng đợc hỏi sau khi đã hoàn thành về cơ

Ngày đăng: 04/07/2014, 07:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan