Bản tin tuần số 96 pptx

7 268 0
Bản tin tuần số 96 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 BẢN TIN TUẦN 2 5 / 1 0 - 2 9 / 1 0 / 2 0 1 0 TIÊU ĐIỂM • Nhận định thị trường • Tin vĩ mô • Câu chuyện kinh tế trong tuần • Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Một hình nến thân dài đã xuất hiện vào phiên thứ 6 cuối tuần. Đây là dấu hiệu tích cực xét về mặt kỹ thuật khi thị trường đã lùi gần ngưỡng hỗ trợ 440, với nhiều mã đã xuống mức thấp. Do vậy, thị trường có thể tăng nhẹ trở lại để tiếp tục chu kỳ dao động mới. Trong ngắn hạn, VnIndex vẫn gắng gượng cầm cự trong khoảng 440-460 điểm. Hai yếu tố không thuận lợi cho TTCK vào thời điểm này: • Quá trình phát hành tăng vốn của các doanh nghiệp niêm yết cũng đang vào giai đoạn gấp rút. Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thành kế hoạch tăng vốn khi chỉ hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm tài chính. Đây là áp lực gia tăng đối với TTCK khi dòng tiền đầu cơ đang tìm đến các kênh an toàn như vàng, ngoại tệ. • Tình hình kinh tế bắt đầu trở nên rối ren, bất ổn trong tuần qua. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng của TP HCM đã giảm trở lại theo như dự đoán từ trước, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội lại tiếp tục tăng mạnh, nguyên nhân từ chính sách chi tiêu công không hợp lý cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhiều nguồn tin cho rằng, chính sách tài khóa năm nay vẫn “thoáng”, đi ngược lại với chính sách tiền tệ đang phải gồng mình chống đỡ. Việc chi tiêu công vẫn theo đà này khiến lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng. Vòng xoáy Lạm phát – Kích cầu – Lạm phát kể từ năm 2008 vẫn đang tiếp tục. Vấn đề tỷ giá vẫn là mối lo từ này đến cuối năm. Việc giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh so với tỷ giá niêm yết báo hiệu chỉ số giá tiêu dùng sẽ khó giảm. Hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu tiếp tục đắt hơn sẽ khiến mặt bằng giá cả trong nước nâng lên một mức mới. 2 Lạm phát cao chưa bao giờ là bạn của thị trường chứng khoán. Từ nay đến cuối năm, không có nhiều yếu tố thuận lợi cho thị trường. Như chúng tôi đã đề cập từ trước, việc tái cơ cấu danh mục, phòng ngừa rủi ro nếu NĐT còn nắm giữ cổ phiếu là điều nên làm. KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế thế giới IMF nâng dự báo GDP 2010 của châu Á lên 8% Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF nhận định kinh tế châu Á vẫn giữ được triển vọng tăng trưởng tích cực nhưng áp lực lạm phát đang hình thành. Các nền kinh tế khu vực đang mở rộng rất nhanh dưới dự dẫn đầu của Trung Quốc và Ấn Độ. IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2010 của Trung Quốc đạt 10,5%, Ấn Độ 9,7%, Indonesia 6% và Nhật Bản 2,8%. IMF nâng dự báo tăng trưởng của khu vực này lên 8%, cao hơn gần 1% so với mức dự báo hồi tháng 4 nhưng sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải 6,8% trong năm 2011. IMF cho rằng châu Á đã đạt đến ngưỡng có thể bình thường hóa các lập trường chính sách vì khu vực này vẫn đang duy trì được tốc độ phát triển mạnh. Sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất toàn cầu đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư tại khu vực. Chi tiêu cá nhân vẫn còn mạnh khi thị trường lao động tiếp tục cải thiện. Tuy nhiên, các chuyên gia IMF cảnh báo áp lực lạm phát đang tiếp tục hình thành và một số thị trường bất động sản tại khu vực đang tăng trưởng với tốc độ 2 con số. IMF nhấn mạnh nhu cầu thắt chặt chính sách tiền tệ tại nhiều quốc gia châu Á thông qua việc mở rộng tỷ giá. Việc rút lại các gói kích cầu nhanh hơn cũng có thể giúp khu vực này tránh được rủi ro tăng trưởng quá nóng. Bên cạnh đó, một thách thức lớn khác đối với châu Á là quản lý dòng vốn đổ vào khu vực và chuyển dòng vốn đó ra khỏi thị trường tài chính vào các lĩnh vực khác, ví dụ như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tái cân bằng tăng trưởng vẫn là ưu tiên hàng đầu trong trung hạn. IMF đề xuất một loạt các biện pháp cải cách để hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ nội địa, bao gồm tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, đảm bảo việc tiếp cận được tới các nguồn tín dụng và nới lỏng các quy định trong lĩnh vực dịch vụ cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng. Kinh tế trong nước Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới (WB) đã giảm dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2010 và bớt lạc quan hơn đối với một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng so với nhận định cũng được tổ chức này đưa ra hồi đầu tháng 6 năm nay. Điều chỉnh dự báo Về chỉ tiêu tăng trưởng GDP, vào tháng 6/2010, WB nhận định Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành công với tăng trưởng đạt mức 7%. Tuy nhiên, với lần cập nhật này, WB cho rằng, GDP chỉ “đang trên đà đạt được mục tiêu 6,5% của năm 2010. Về lạm phát, WB dự báo chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 8%, giảm nhẹ so với con số tính toán trước đó là 9%. 3 Ở các cân đối vĩ mô khác, dự báo cán cân thương mại năm nay của Việt Nam được điều chỉnh từ mức thâm hụt 9,5 tỷ USD lên mức 10,8 tỷ USD. Chỉ tiêu này dự kiến còn cao hơn trong năm 2011, ở mức 11,4 tỷ USD. Kết quả là, cán cân vãng lai cũng tăng thêm mức thâm hụt, tương ứng từ 9,1 tỷ USD lên mức 9,3 tỷ USD và dự kiến sẽ giữ nguyên trong năm tới. Ngược lại, theo WB, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam năm nay có thể sẽ cải thiện hơn, dự báo tăng từ mức 7,3 tỷ USD lên 7,6 tỷ USD. Những ước tính của WB cũng cho thấy, có khả năng cán cân thanh toán năm nay sẽ thặng dư, khiến dự trữ ngoại hối có thể tăng thêm 2,3 tỷ USD, từ mức 15,2 tỷ USD vào cuối năm 2009 lên 17,5 tỷ USD trong năm nay, tương đương 11,4 tuần nhập khẩu. Phát triển nhanh, nhưng không đều Nhận định khái quát về tình hình kinh tế, báo cáo của WB cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam là nhanh chóng nhưng không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng của những chỉ số kinh tế chủ chốt như GDP, sản xuất công nghiệp, đầu tư và xuất khẩu đang được trông đợi sẽ phục hồi gần tốc độ tăng trưởng thời kỳ trước khủng hoảng. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao, và các hộ gia đình cũng như các công ty dường như vẫn tiếp tục trữ vàng và ngoại tệ do niềm tin vào giá trị VND và chính sách, điều này gây thêm áp lực liên tục cho đồng nội tệ. Đối với hệ thống tín dụng, WB lưu ý mối quan ngại rằng sự mở rộng quá nhanh của tín dụng trong nước nhằm kích thích nền kinh tế đã dẫn đến sự yếu kém trong cân đối tài sản của một số ngân hàng. Sự hiệu chỉnh giảm dần gói kích cầu đang được tiến hành, thông qua việc rút một số gói tài trợ trực tiếp từ ngân sách cũng như một số gói kích thích tiền tệ. Chủ trương tăng vốn tối thiểu cho ngân hàng cũng được ban hành, dù còn vấp phải những phản đối từ phía các tổ chức chịu tác động từ chính sách này. WB dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 có thể ở mức dưới 25%. Về góc nhìn của cộng đồng đầu tư quốc tế, báo cáo dẫn chứng, lãi suất trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn dao động ở mức cao so với hầu hết các nước trong khu vực mà nguyên nhân là do các nhà đầu tư còn quan ngại về khả năng kết thúc khủng hoảng một cách an toàn của Việt Nam, dù nền kinh tế đã lấy lại được động lực tăng trưởng của giai đoạn trước đó. Cải cách doanh nghiệp nhà nước Theo WB, việc thành lập thí điểm các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo lợi thế về quy mô sản xuất và công nghệ, cũng dẫn đến việc một số doanh nghiệp làm cho sự mất ổn định kinh tế ngày càng rộng thêm, như vụ việc của tập đoàn Vinashin. Việc sử dụng nguồn lực quá thoải mái dẫn tới sử dụng không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước và cần có cơ chế kiểm soát việc sử dụng vốn và tính hiệu quả của các nguồn lực đất nước được trao vào tay các tập đoàn kinh tế. Cao hơn nữa là vấn đề quản trị doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân cũng là một vấn đề cần giải quyết thời gian tới. ADB hỗ trợ thêm 40 triệu USD phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay cho giai đoạn một của Chương trình thứ hai về Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa của Việt Nam. Khoản vay này được đưa ra tiếp sau một khoản vay của ADB cho chương trình cải cách trước đó. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện toàn bộ chương trình. 4 Khoản vay được lấy từ nguồn vốn vay ưu đãi thuộc Quỹ phát triển châu Á, thời hạn là 24 năm trong đó thời gian ân hạn là 8 năm, lãi suất ân hạn 1%/năm, lãi suất trong giai đoạn sau là 1,5%/năm. Nội dung khoản vay là tiếp tục hỗ trợ những cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam và hầu hết số lượng việc làm mới được tạo ra trong vòng một thập kỷ qua đều nằm trong khu vực này. Ngoài ra, ADB còn hỗ trợ không hoàn lại 1 triệu USD tăng cường hiệu quả trong quản lý và thu hút đầu tư cho mạng lưới giao thông đường bộ tại Việt Nam. Chính phủ sẽ đóng góp 150.000 USD vốn đối ứng vào tổng chi phí ước tính khoảng 1,15 triệu USD. Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan thực hiện của dự án hỗ trợ kỹ thuật này. Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 8/2011. CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN Linh hoạt điều hành tỷ giá ngoại tệ theo hướng ổn định và phù hợp với các cân đối vĩ mô. Một số tổ chức dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục tăng dựa trên cơ sở tình trạng thâm hụt kép của Việt Nam hiện nay, cùng với dự trữ ngoại tệ yếu, áp lực lạm phát tăng cao, chênh lệch lãi suất thu hẹp (VND và USD) cùng với mất cân đối về cung cầu USD từ hoạt động tín dụng trong các tháng trước. Dự trữ ngoại hối của VN liên tục giảm trong những năm gần đây. Theo số liệu cập nhật cuối tháng 9 của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính tới cuối tháng 6 đạt khoảng 13,5 tỷ USD, tương đương 9,6 tuần nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cao hơn so với mức 11,8 tỷ USD hồi tháng 3 nhưng vẫn thấp hơn so với mức 14,1 tỷ USD vào cuối năm 2009. Sau lần điều chỉnh tỷ giá gần nhất của Việt Nam vào ngày 18/8 lên 2,09% (trước đó tăng 3% vào tháng 2, và nếu tính từ tháng 11 năm trước thì đã tăng hơn 11%), vấn đề tỷ giá đã có phần dịu đi. Tuy nhiên, sau một thời gian ít biến động, mấy ngày gần đây, giá USD "tự do" liên tục leo thang. Chiều 20-10, giá USD trên thị trường "tự do" đã leo lên 20.080 VND/USD (mua vào)-20.150 VND/USD (bán ra), trong khi giá USD được niêm yết ở các ngân hàng thương mại vẫn duy trì ở mức 19.490 VND/USD (mua vào)-19.500 VND/USD (bán ra). Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá Nguyên nhân chính khiến VND chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài là do lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam cao, đặc biệt trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%. Trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp hơn (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn lớn bởi nguyên nhân thứ hai, đó là thâm hụt cán cân thanh toán. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán cân thương mại năm 2010 có thể thâm hụt 10,1 tỷ USD. Mặc dù thặng dư ở một số nguồn như chuyển tiền, hay cán cân vốn, nhưng tính chung cán cân tổng thể ước thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. Cán cân vốn không đủ bù đắp Cán cân thương mại, các khoản vay nợ từ nước ngoài vẫn thấp hơn các khoản nhập siêu. Tình trạng nhập siêu ngày một trầm trọng hệ lụy của chính sách kích cầu do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, VND lại bị định giá cao so với USD nên hệ quả tất yếu của những biện pháp kích thích tiền tệ và ngân sách là gia tăng nhập khẩu dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ngày một trở nên trầm trọng. 5 Một số nguyên nhân khác khiến giá USD tăng mạnh là do vào những tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng USD để thanh toán, nhập hàng bán Tết tăng cao. Thêm vào đó, đây là thời điểm đáo hạn vốn vay ngoại tệ của những tháng đầu năm nên cung - cầu ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng. Một yếu tố khác tác động lớn đến giá USD hiện nay là do giá vàng tăng quá cao, khiến người dân cũng như doanh nghiệp có tâm lý "găm" USD. Vấn đề tỷ giá đôi lúc còn nóng lên bởi những tin đồn, nhất là việc có hay không điều chỉnh tỷ giá trong những tháng cuối năm 2010? Giải pháp cho vấn đề tỷ giá • Việc giảm giảm giá tiền tệ một cách có kiểm soát không phải là một ý tưởng tồi khi Việt Nam đang có mức thâm hụt thương mại cao. Hướng đi đúng đắn này sẽ giúp tránh được mối quan ngại là sự giảm giá mạnh mẽ và đột ngột do thiếu niềm tin vào tiền đồng. • Mới đây NHNN đã yêu cầu các NHTM báo cáo tình trạng dư nợ bằng ngoại tệ và khả năng trả nợ của khách hàng), nhớ lại vào tháng 4 năm nay, sau khi NHNN tăng tỷ giá lên 3% vào giữa tháng 2 cùng với thực hiện nhiều biện pháp trong đó có việc chỉ đạo các tập đoàn bán ngoại tệ, giảm lãi suất huy động USD xuống 1% (đối với TCKT), linh hoạt bán ngoại tệ cho NHTM, tỷ giá trên thị trường đã giảm nhiệt và ổn định trở lại. • Xu hướng sắp tới, NHNN nhiều khả năng sẽ hướng tín dụng vào VND, và khả năng lãi suất USD sẽ giảm xuống khi các DN hạn chế vay bằng USD, điều này cũng giảm áp lực lên tỷ giá. Trong những ngày tới, phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường hỗ trợ về ngoại tệ để giảm bớt áp lực từ vấn đề này, tạo thanh khoản tốt hơn cho thị trường. Tuy vậy, không nên kỳ vọng nhiều vào khả năng bơm USD của Ngân hàng Nhà nước, vì nguồn ngoại tệ dự trữ hiện không nhiều để có thể mạnh tay bán ra hỗ trợ. • Các giải pháp hành chính thì không thể đạt được hiệu quả cao. Đối với Việt Nam, điều quan trọng nhất là cần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đồng tiền nội tệ thông qua tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn định tỷ giá, tái lập dự trữ ngoại hối, cải cách chính sách tiền tệ và tăng cường năng lực các thể chế tài chính. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Khi nào nên bán cổ phiếu? Giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động, các chỉ số tài chính cũng lên xuống thất thường. Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm nào nên bán ra cổ phiếu. Các dấu hiệu giao dịch, kỹ thuật: • Giá giao dịch đạt tới mức giá đã xác định bán: khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó, nhà đầu tư nên định ngay giá có thể bán được chúng. Và khi đạt được mức kỳ vọng nhà đầu tư nên bán cổ phiếu đó. 6 • Nếu toàn bộ thị trường bắt đầu chấm dứt tăng giá và chuyển sang xu hướng giảm giá, thì hãy xem xét tới việc bán cổ phiếu. Khoảng ba phần tư số cổ phiếu sinh lời sẽ tuân theo xu hướng của toàn thị trường. • Bán cổ phiếu đang trên đà tăng giá, khi cầu đã trở nên quá nóng. Bán cổ phiếu được chia tách quá nhiều lần. Sự pha loãng bởi quá nhiều cổ phiếu có thể làm cho cổ phiếu đó xuống dốc. • Hãy cảnh giác nếu giá một cổ phiếu được đẩy lên một mức đỉnh mới với khối lượng giao dịch ít. • Giá giao dịch cổ phiếu lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực: Thị trường đang đánh giá quá cao cổ phiếu đó, bong bóng cổ phiếu có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Rủi ro từ việc đầu tư cổ phiếu này rất lớn. Các dấu hiệu phân tích cơ bản: • Cơ cấu tổ chức điều hành công ty có sự thay đổi: Nếu những nhà quản lý cấp cao, những người chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp, bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. • Các yếu tố bất lợi tác động tới hoạt động kinh doanh: các yếu tố này bao gồm: môi trường kinh doanh xấu đi, mức thuế suất tăng, chi phí đầu vào tăng mạnh, đầu ra gặp trở ngại • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại và có xu hướng giảm theo từng quý. Nhà đầu tư cũng nên chú ý tới những công ty có tăng trưởng lợi nhuận hay doanh thu đột biến. • Những thông số tài chính cơ bản như: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận biên và suất sinh lời trên vốn chủ (ROA) giảm sút. • Cổ tức giảm sút: Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên điều tra cẩn thận trước khi quyết định có nên bán cổ phiếu hay không. Nếu là do ban quản trị công ty quyết định không chia cổ tức để tập trung vốn cho việc phát triển và mở rộng quy mô công ty, thì đó lại là điều tốt và cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai. Nhưng thông thường thì sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn. • Tìm kiếm được cơ hội đầu tư tốt hơn: Khi có 1 kênh đầu tư mới mà bạn cho rằng hiệu quả sinh lời cao hơn so với việc bạn đang đầu tư vào cổ phiếu nào đó thì việc bán cổ phiếu hoàn toàn phù hợp với quy luật đầu tư. ART tổng hợp 7 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Số 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn . 1 BẢN TIN TUẦN 2 5 / 1 0 - 2 9 / 1 0 / 2 0 1 0 TIÊU ĐIỂM • Nhận định thị trường • Tin vĩ mô • Câu chuyện kinh tế trong tuần • Kinh nghiệm đầu tư chứng. nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Số 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn. cân đối tài sản của một số ngân hàng. Sự hiệu chỉnh giảm dần gói kích cầu đang được tiến hành, thông qua việc rút một số gói tài trợ trực tiếp từ ngân sách cũng như một số gói kích thích tiền

Ngày đăng: 04/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan