ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) doc

5 386 2
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) Việc thử vaccine như trên cũng đã nêu lên một khó khăn chung của vaccine gồm có 1 peptide tổng hợp đóng vai trò là epitope đặc hiệu cho tế bào B được để kết hợp với 1 protein tải không liên quan là giải độc tố uốn ván đó là: mặc dù tạo ra được kháng thể chống peptit tổng hợp nhưng đáp ứng của tế bào T thì lại chống protein tải giải độc tố uốn ván. Vì vậy vaccine này không sinh ra được tế bào T có trí nhớ miễn dịch đặc hiệu với Plasmodium. Ðiều cần thiết là vaccine phải có cả epitope đặc hiệu cho tế bào B lẫn epitope đặc hiệu cho tế bào T. Người ta đã thử tìm epitope đặc hiệu cho tế bào B trong kháng nguyên CS bằng cách dùng một vaccine đậu bò tái tổ hợp có biểu hiện kháng nguyên CS để gây miễn dịch cho chuột thuần chủng. Thử nghiệm được tiến hành trên các dòng thuần chủng khác nhau nhưng chỉ có các dòng chuột nhắt mang các kháng nguyên hòa hợp mô lớp II là IAb và IAk mới có khả năng sản xuất nhiều kháng thể kháng kháng nguyên CS, điều này gợi ý rằng phân tử hòa hợp mô lớp II IAb và IAk đã trình diện các peptit của kháng nguyên CS cho các tế bào Th và bởi vậy gây ra sự hoạt hóa tế bào B. Ðể phát hiện các epitope đặc hiệu cho tế bào T trên kháng nguyên CS đã được nhận dạng bởi chuột có phân tử IAk người ta đã phân tích các đoạn peptit thẳng của kháng nguyên CS bằng chương trình máy tính để tìm ra các peptpit có các vòng xoắn ( có biểu hiện amphipathic rõ rệt. Những peptit này thể hiện cả hai bề mặt ái nước và kỵ nước, chúng được được giả thiết là gắn với các phân tử hòa hợp mô và các thụ thể tế bào T. Ðoạn pepetit ký hiệu là Th2R có chỉ số amphipathic cao nhất. Người ta đã dùng các peptit tổng hợp chứa epitope đặc hiệu cho tế bào B có chứa peptit Th2R để gây miễn dịch cho chuột IAk thì thấy chuột có đáp ứng kháng thể cao. Tiếp tục quá trình này người ta hy vọng sẽ tìm ra được các epitope đặc hiệu cho tế bào T và có thể chế ra được một vaccine hữu hiệu bằng cách kết hợp epitope đặc hiệu cho tế bào B với epitope đặc hiệu cho tế bào T. Kháng nguyên CS hình như có tính sinh miễn dịch thấp đối với tế bào T của người. Ví dụ khi nuôi Lympho bào máu ngoại vi của người sống trong vùng dịch tễ sốt rét với sự có mặt của các peptit tổng hợp gối lên nhau để có chiều dài bằng với phân tử kháng nguyên CS thì nhận thấy 40% số người này không có phản ứng tăng sinh lympho bào để đáp ứng với bất kỳ một peptit nào. Trong số các peptit gây phản ứng tăng sinh ở 60% mẫu tế bào có 2 peptit là peptit 20 (Th2R) và peptit 24 có chỉ số amphipathic cao nhất. Khi so sánh sự thay đổi thứ tự của các peptit CS người ta nhận thấy hai peptit trên có sự thay đổi trình tự các acid amin, vì vậy gây ra sự thay đổi kháng nguyên của ký sinh trùng sốt rét làm cho ký sinh trùng sốt rét có thể thoát khỏi đáp ứng miễn dịch. Vì vậy cần phải sàng lọc để tìm ra các các đoạn peptit ít có sự thay đổi. Sự biến đổi của các epitope đặc hiệu cho tế bào T nằm trong phân tử kháng nguyên CS là một giới hạn chính trong việc sinh ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chống ký sinh trùng sốt rét. Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động phối hợp với các kháng thể hoặc hoạt động một cách độc lập có vai trò quan trọng trong sốt rét. Chuột nhắt khi đã được gây miễn dịch bằng thoa trùng chiếu tia X thì có thể kháng lại sự nhiễm thoa trùng sống khi thử thách. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng thể kháng CD8 tiêm cho những chuột đã miễn dịch này thì khả năng miễn dịch chống thoa trùng bị mất đi. Ngoài ra những tế bào T phân lập từ những chuột đã miễn dịch này có thể gây ra được đáp ứng miễn dịch vay mượn trên những chuột khác. Ðáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chống sốt rét được thực hiện cả bằng hai kiểu: kiểu quá mẫn muộn và kiểu gây độc bởi tế bào Tc. Tế bào TCD4 có thể nhận biết các kháng nguyên thoa trùng đã kết hợp với phân tử hòa hợp mô lớp II ở trên bề mặt tế bào Kupffer. Ðích tấn công của tế bào TCD8+ là những kháng nguyên thoa trùng được trình diện bởi các phân tử hòa hợp mô lớp I trên các tế bào gan bị nhiễm. Thoa trùng có thể thoát khỏi các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và làm xuất hiện một lượng lớn thể phân liệt vì vậy làm giảm khả năng loại bỏ Plasmodium bằng hệ thống miễn dịch. Bảng dưới đây nói lên ảnh hưởng của việc loại bỏ các tế bào TCD4 hoặc TCD8 lên đáp ứng miễn dịch chống Plasmodium ở chuột đã được gây miễn dịch bằng vaccine thoa trùng chiếu tia X. Ðáp ứng miễn dịch chống các bệnh giun sán Khác với các đơn bào, vi sinh vật chỉ có 1 tế bào và thường cư trú bên trong tế bào của người, giun sán là những vi sinh vật lớn gồm nhiều tế bào không cư trú bên trong tế bào và thường cũng không nhân lên ở trong cơ thể người. Mặc dù giun sán dễ tiếp cận với hệ thống miễn dịch của người hơn là những đơn bào và phần lớn các cá thể chỉ bị nhiễm ít loại giun sán. Vì lý do đó hệ thống miễn dịch cũng không đáp ứng mạnh và mức độ đáp ứng miễn dịch sinh ra cũng yếu. Các loài giun sán gây ra rất nhiều bệnh ở cả người và động vật. Hơn một tỷ người bị nhiễm giun đũa, một loại giun tròn cư trú ở ruột non; hơn 300 triệu người bị nhiễm Schistosoma, một loại sán sống trong máu gây ra trạng thái nhiễm mạn tính. Nhiều loại giun sán gây bệnh cho gia súc và xâm nhập vào người qua đường ăn uống đó là sán lợn, sán bò hoặc giun xoắn. Chúng ta lấy một bệnh do giun sán gây ra làm ví dụ để phân tích đáp ứng miễn dịch đối với loại này đó là bệnh do sán máng (Schistosomiasis). Có một số loại Schistosoma gây ra các bệnh mạn tính làm suy yếu cơ thể và có thể gây chết người. Có 3 loại Schistosoma chủ yếu gây bệnh ở người là S. mansoni, S. japonicum và S. haematobium. Bệnh phổ biến ở Châu Phi, Trung Ðông, Nam Mỹ, Vùng biển Caribê, Trung Quốc, Ðông Nam Á và Philipin. Những năm gần đây số người nhiễm Schistosoma tăng lên song hành với việc sử dụng tràn lan nguồn nước có loài ốc nước ngọt, một loài vật chủ trung gian của Schistosoma, sinh sống. Nhiễm Schistosoma xẩy ra khi tiếp xúc với ấu trùng bơi tự do trong nước do ốc giải phóng ra với tốc độ 300 - 3.000 ấu trùng/ ngày. Khi ấu trùng tiếp xúc với da người chúng sẽ tiết ra một enzyme để chúng chui qua da sau đó mất đuôi và chuyển thành dạng Schistosomule. Schistosomule chui vào mao mạch rồi di chuyển đến phổi, tới gan và cuối cùng tới vị trí cư trú chủ yếu tùy theo từng loại: S. mansoni và S. japonicum sống ở các tĩnh mạch mạc treo ruột còn S. haematobium sống ở tĩnh mạch bàng quang. Khi đã cư trú ở vị trí cuối cùng các Schistosomule sẽ trở thành con cái và con đực, chúng giao phối với nhau và con cái đẻ ra khoảng 3.000 trứng/ ngày. Khác với đơn bào, Schistosoma và các loài giun sán không sinh sôi nẩy nở trong túc chủ có nghĩa là trứng của chúng sẽ không nở thành giun sán ở người mà phần lớn được thải ra ngoài qua phân hoặc nước tiểu để rồi nhiễm vào vật chủ trung gian. Số lượng của Schistosoma tăng lên chỉ khi túc chủ tiếp xúc lại với các ấu trùng bơi tự do trong nước, vì vậy phần lớn các cá thể chỉ bị nhiễm một lượng ít Schistosoma. . năng miễn dịch chống thoa trùng bị mất đi. Ngoài ra những tế bào T phân lập từ những chuột đã miễn dịch này có thể gây ra được đáp ứng miễn dịch vay mượn trên những chuột khác. Ðáp ứng miễn dịch. giới hạn chính trong việc sinh ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chống ký sinh trùng sốt rét. Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động phối. ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) Việc thử vaccine như trên cũng đã nêu lên một khó khăn chung của vaccine

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan