BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 11) doc

5 371 1
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 11) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 11) Các chức năng khác của các tế bào trình diện kháng nguyên Các tế bào trình diện kháng nguyên không chỉ trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho T nhận diện mà còn cung cấp các “tín hiệu thứ hai” để hoạt hoá các tế bào lympho T. Thuyết “hai tín hiệu” hoạt hoá tế bào lympho đã được trình bầy trong chương 1 và sẽ còn được đề cập đến trong phần trình bầy về các đáp ứng của các tế bào T và B trong các chương 5 và 7. Xin nhắc lại kháng nguyên là tín hiệu thứ nhất còn tín hiệu thứ hai thì do các vi sinh vật hoặc các tế bào trình diện kháng nguyên phản ứng với các vi sinh vật ấy cung cấp. Yêu cầu cần có tín hiệu thứ hai để bảo đảm cho các đáp ứng miễn dịch thích ứng được tạo ra là để chống lại các vi sinh vật chứ không chống lại các tác nhân không có bản chất từ vi sinh vật và vô hại khác, mặc dù cơ thể vẫn có các tế bào lympho có khả năng nhận diện các chất này. Các loại sản phẩm khác nhau của vi sinh vật và các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh có thể hoạt hoá các tế bào trình diện kháng nguyên bộc lộ các tín hiệu thứ hai để hoạt hoá các tế bào lympho. Ví dụ như rất nhiều loại vi khuẩn tạo ra chất lipopolysaccharide (viết tắt là LPS và còn được gọi là nội độc tố). Khi các vi khuẩn này bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ rồi các kháng nguyên của chúng được trình diện thì chất nội độc tố này tác động lên chính tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các vi khuẩn sinh nội độc tố đó và kích thích tạo ra hai thay đổi. Đáp ứng lại các nội độc tố thì các tế bào trình diện kháng nguyên bộc lộ các protein trên bề mặt của chúng được gọi là các đồng kích thích tố. Các đồng kích thích tố này được các thụ thể của tế bào T nhận diện. Thay đổi thứ hai là các tế bào trình diện kháng nguyên chế tiết các cytokine, các cytokine lại cũng được các thụ thể của tế bào T dành cho cytokine nhận diện. Các đồng kích thích tố và cytokine phối hợp cùng với việc nhận diện kháng nguyên bởi các thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên sẽ kích thích quá trình tăng sinh và biệt hoá của các tế bào lympho T. Trong trường hợp này kháng nguyên là tín hiệu thứ nhất còn các đồng kích thích tố và cytokine cung cấp tín hiệu thứ hai cho sự phát triển của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T. Các kháng nguyên được nhận diện bởi tế bào B Các tế bào lympho B sử dụng các phân tử kháng thể trên bề mặt của chúng để nhận diện vô số các kháng nguyên khác nhau bao gồm các protein, các polysaccharide, lipid, và các hoá chất nhỏ. Các kháng nguyên này có thể có trên bề mặt các vi sinh vật (ví dụ các kháng nguyên của vỏ hoặc nha bào) hoặc chúng có thể ở dạng hoà tan (ví dụ như các độc tố do các vi sinh vật tiết ra). Đáp ứng với sự kích thích của kháng nguyên và các tín hiệu khác, tế bào B sẽ biệt hoá thành các tế bào plasma chế tiết kháng thể (xem chương miễn dịch dịch thể). Các kháng thể chế tiết đi vào máu và vào các dịch tiết của màng nhầy để gắn vào các kháng nguyên, có tác dụng trung hoà và loại bỏ các kháng nguyên đó. Các thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên và các kháng thể chế tiết thường nhận diện các kháng nguyên ở dạng cấu trúc không gian nguyên thuỷ của chúng mà không cần phải có quá trình xử lý và trình diện kháng nguyên bởi các hệ thống chuyên trách. Có vẻ như cũng không cần phải có các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên trách để trình diện kháng nguyên cho các tế bào B “trinh nữ”. Vì thế việc nhận diện kháng nguyên của tế bào B dường như ít được kiểm soát hơn việc nhận diện kháng nguyên của các tế bào T. Do sự hoạt hoá các tế bào B diễn ra trong các cơ quan lympho ngoại vi như lách và các hạch lympho nên có thể tại các cơ quan này hẳn phải có các cơ chế bắt giữ các vi sinh vật và thậm chí cả các kháng nguyên ngoại sinh không có bản chất từ các vi sinh vật với thành phần hoá học phong phú và đa dạng. Rõ ràng là nếu có những cơ chế như vậy thì chúng phải giữ cho các kháng nguyên ở dạng nguyên thuỷ và duy trì các kháng nguyên này ở đó để cho các tế bào B nhận diện chúng. Tuy nhiên người ta còn chưa biết nhiều về cách thức các tế bào B đặc hiệu với một kháng nguyên nhất định (thường cũng rất ít ỏi giống như các tế bào T đặc hiệu với kháng nguyên) tìm được kháng nguyên tương ứng ấy ở trong các cơ quan lympho. Các nang lympho ở trong các hạch lympho và lách là vùng giầu tế bào B. Tại đây có chứa một quần thể tế bào được gọi là tế bào có tua ở nang lympho (follicular dendritic cell). Các tế bào này có chức năng là trình diện các kháng nguyên cho các tế bào B đã hoạt hoá. Các tế bào có tua ở nang lympho sử dụng các thụ thể của chúng dành cho Fc của phân tử kháng thể để bắt giữ các kháng nguyên đã bị phủ kháng thể. Các tế bào này cũng dùng các thụ thể của chúng dành cho yếu tố bổ thể C3d để bắt giữ các kháng nguyên đã bị bổ thể bám vào. Các kháng nguyên này được các tế bào B đặc hiệu nhận diện trong các đáp ứng miễn dịch dịch thể và các kháng nguyên này có chức năng chính là lựa chọn các tế bào B có ái lực cao với kháng nguyên. Quá trình này sẽ được trình bầy chi tiết trong chương miễn dịch dịch thể. . BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 11) Các chức năng khác của các tế bào trình diện kháng nguyên Các tế bào trình diện kháng nguyên không chỉ trình diện kháng nguyên cho. này bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ rồi các kháng nguyên của chúng được trình diện thì chất nội độc tố này tác động lên chính tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các vi khuẩn. để gắn vào các kháng nguyên, có tác dụng trung hoà và loại bỏ các kháng nguyên đó. Các thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên và các kháng thể chế tiết thường nhận diện các kháng nguyên

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan