khó khăn của doanh nghiệp doc

9 269 0
khó khăn của doanh nghiệp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

khó khăn của doanh nghiệp Việt thời lạm phát Doanh nghiệp tư nhân cũng như dân nghèo là hai đối tượng "nhạy cảm" nhất với tình hình kinh tế lạm phát của nước ta hiện nay. Trong khi giá cả mọi mặt hàng đều tăng (trừ mỗi cước viễn thông) và ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất và hạn chế cho vay thì tình trạng của doanh nghiệp lại càng “bi đát” hơn lúc bao giờ. Những khó khăn này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt là gì? Đó là phải huy động vốn ở mọi kênh, sự phát triển bị hạn chế, và phải chịu áp lực của ngoại tệ. Doanh nghiệp phải huy động vốn bằng mọi cách Khi các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay, lựa chọn khách hàng cũng như lựa chọn các dự án đầu tư, các doanh nghiệp khi ấy "mạnh ai nấy lo", tự huy động vốn từ mọi nguồn bằng mọi khả năng của mình: "Thắt lưng buộc bụng", huy động trên thị trường bằng cổ phiếu, vay tín chấp Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Giảm thiểu tối đa chi phí: Doanh nghiệp thường "thắt lưng buộc bụng" bằng việc tạm thời cắt giảm chi phí cạnh tranh, các chi phí quản lý và đãi ngộ nhân viên, các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất, chi phí quảng bá hình ảnh Đây là một chương trình ngắn hạn và hiệu quả làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên xét về lâu dài cách này mang lại nhiều tác động không tốt tới tình hình phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, điều này gây xói mòn những nỗ lực cải thiện cạnh tranh về lâu dài. Đôi khi việc cắt giảm lại “vô tình loại bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳng đi” ví dụ như một vài năng lực quan trọng sẽ mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong muốn. Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những việc gia tăng chi phí ở các khu vực khác. Huy động từ các quỹ đầu tư: Ngoài việc phải trả lãi suất ngân hàng 1,5 %/tháng (tương đương 18%/năm) còn phải trả thêm phí thu xếp vốn vay là 0,4 %- 0,5 %/ tháng - lãi suất thực đã đội lên tới 24%/năm (tăng thêm 2% so với trước đây). Việc tăng lãi suất cho người kinh doanh vay vốn làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó việc doanh nghiệp vay vốn lại càng khó khăn hơn khi các ngân hàng Thương mại buộc phải lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án Nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ thị trường: Vay vốn ngân hàng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn khác đó là những nguồn vốn trực tiếp mang tính chất thị trường, như: phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu nội bộ, cổ phần hoá… Hoặc là vay tín chấp bằng cách huy động nguồn vốn thông qua người nhà, vay trực tiếp trên thị trường không thông qua ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên hay là kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng hoặc ngân hàng Các giải pháp này tuy giúp ngăn chặn nạn đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán nhưng không khả quan mấy và không lâu dài nhất là khi tình hình thị trường cổ phiếu đang sụt giảm. Với những DN cần vốn dài hạn và các dự án đầu tư lớn, nếu không có đủ vốn đế đáp ứng kịp thời sẽ rất dễ gây đổ bể. Doanh nghiệp bị hạn chế phát triển Khó khăn nữa của doanh nghiệp là bị kiềm chế sự phát triển. Tình hình tài chính yếu kém nên vấn đề nợ đọng trong doanh nghiệp càng tăng. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy tạo vốn dễ đưa doanh nghiệp tới các việc làm tiêu cực: đầu cơ, buôn lậu Vấn đề thiếu nhân sự cũng mang lại nhiều tổn thất lớn cho nhà đầu tư. Nợ đọng tăng cao, mất cơ hội hợp tác và đầu tư: Trong bối cảnh thiếu vốn làm ăn, chuyện các doanh nghiệp sử dụng vốn của các đối tác, khách hàng là điều không tránh khỏi. Bên phía doanh nghiệp thì tìm đủ mọi cách để thu tiền đúng thời hạn, nếu không được thì càng sớm càng tốt để còn tái đầu tư. Bên phía khách hàng thì viện ra đủ thứ lý do để trì hoãn việc thanh toán hóa đơn Ngoài ra còn vấn đề nợ quá hạn ngân hàng vì khi trả thì cũng chưa vay lại ngay được. Tình hình này kéo dài sẽ tác động rất xấu đến tính phát triển bền vững của các doanh nghiệp.Vì nó đặt doanh nghiệp vào thế bị động về tài chính và làm mất đi nhiều cơ hội hợp tác đầu tư khác của doanh nghiệp. Dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, trồn thuế, buôn lậu: Thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ sức đầu tư dài hạn. Họ sẽ tập trung nhiều vào những lĩnh vực không tạo ra nhiều năng lực sản xuất cũng như giá trị gia tăng thậm chí là đầu cơ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa. Giá cả mặt hàng này sẽ theo đó mà đội lên nhiều lần so với giá của thế giới và giá trị thực của nó. Điều này còn ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực giảm lạm phát của chính phủ. Ví dụ như giá thành các loại gạo đầu tháng 5/2008 đều tăng lên gấp đôi giá trị thực gây nhiều hoang mang trong lòng người dân. Ngoài ra đó là nạn nhập lậu để trốn thuế tăng lợi nhuận. Điều này cũng tác động tới lạm phát không kém vì đây là hình thức làm cho đồng đô la chảy ngược không kiểm soát. Thiếu nhân sự: Việc không đủ nhân sự gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong thời kỳ tài chính khó khăn nên không có khả năng tăng lương và các chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên. Để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, người tài năng và các cán bộ nhân viên lũ lượt xin nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội ở các mảnh đất màu mỡ hơn như công ty liên doanh, nước ngoài nơi các chế độ đãi ngộ dành cho họ tốt hơn. Doanh nghiệp lại phải tiếp tục tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự. Điều này gây tâm tư hoang mang trong bộ phận nhân sự và gây cho chủ doanh nghiệp nhiều tổn thất về thời gian cũng như về kinh phí đào tạo và giá trị sản xuất. Doanh nghiệp chịu áp lực của tỉ giá ngoại tệ Nền kinh tế Mỹ lạm phát kéo theo giá trị của đồng ngoại tệ giảm sút nên các doanh nghiệp sản xuất nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của áp lực tỉ giá ngoại tệ. Đó là chênh lệch của việc đổi USD sang VND và các khó khăn trong giao dịch ngân hàng. Bên cạnh đó là nguy cơ đứng bên bờ phá sản nếu nhà nước và doanh nghiệp không tìm được lối thoát để giảm áp lực này. Chịu tỉ giá chênh lệch USD/VND cao, giao dịch ngân hàng khó khăn: Mặc dù Ngân hàng Nhà nước thông báo giá mua USD là 15.8 nhưng trong 1 USD ấy doanh nghiệp xuất khẩu lại phải trả 2% phí cho NH. Như vậy họ chỉ còn lại 15.5, 15.4 hoặc 15.3 thậm chí có ngân hàng còn không chịu mua đô. Những lúc cần USD để mua nguyên phụ liệu sản xuất thì Doanh nghiệp lại không được phép vay bằng USD (vì Ngân hàng không đảm bảo được yếu tố kinh doanh có lợi cho USD). Thiệt hại lớn và có nguy cơ phá sản: Các DN xuất khẩu đặc biệt là các DN dệt may đã và đang chịu thiệt hại hàng tỷ đồng khi chi phí sản xuất “đội” giá gấp nhiều lần. Tiền USD thu về từ xuất khẩu bị mất giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận, quy mô sản xuất bị thu hẹp và doanh nghiệp sẽ chuyển sang lãnh vực kinh doanh khác. Mới đây có 2 DN của ngành đã tuyên bố phá sản. Theo bà Đặng Phương Dung - GĐ điều hành Tập đoàn Vinatex, nếu Chính phủ không có biện pháp hỗ trợ thì không riêng Vinatex mà rất nhiều DN sản xuất khác sẽ gặp nạn trong Quý II năm nay. . thì tình trạng của doanh nghiệp lại càng “bi đát” hơn lúc bao giờ. Những khó khăn này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp ở Việt. dễ gây đổ bể. Doanh nghiệp bị hạn chế phát triển Khó khăn nữa của doanh nghiệp là bị kiềm chế sự phát triển. Tình hình tài chính yếu kém nên vấn đề nợ đọng trong doanh nghiệp càng tăng hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ thị trường: Vay vốn ngân hàng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn khác đó

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan