Báo cáo "Bàn tay hữu hình” ppsx

26 781 2
Báo cáo "Bàn tay hữu hình” ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ - PHÁT TRIỂN oo0oo BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM CÓ CẦN “BÀN TAY HỮU HÌNH” HAY KHÔNG? TẠI SAO? Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU XUÂN NHÓM 5 Lớp: K41A KTNN Huế, 03/2010 Kinh tế công cộng - Nhóm 5 2 Mục lục Mục lục 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 B. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN 5 I. Kinh tế thị trường: 5 1. Khái niệm kinh tế thị trường: 5 2.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6 II. Một số nhận định về thuyết “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”: 8 1. Bàn tay hữu hình là gì? 8 2. Nghĩ về “bàn tay vô hình”: 10 C. KINH TẾ VIỆT NAM VÀ “BÀN TAY HỮU HÌNH” 14 1.Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay: 14 2. Những thách thức mà nền kinh tế việt Nam phải đối mặt hiện nay: 16 3. Sự can thiệp cần thiết của chính phủ(“bàn tay hữu hình”) vào nền kinh tế: 19 4.Kết quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam. 24 Kinh tế công cộng - Nhóm 5 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển cao của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu ở các nước chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.Từ đại hội IV của Đảng ( năm 1986 ) đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới ,chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện kinh tế thị trường hơn 10 năm qua, đất nước đã vượt qua bao khó khăn, thử thách giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên trong các văn kiện của Đảng tại đại hội lần thứ VII,VIII đã đề cập đến 4 nguy cơ thách thức đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” có thể coi là nguy cơ lớn nhất. Vì vậy khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta có trở thành hiện thực hay không trước hết phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo kinh tế của Đảng và nhà nước là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sư phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì không thể giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế . Vì thế kết hợp hài hoà giữa sự vận hành của cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước là cần thiết và là giải pháp mang lại thành công trên con đường phát triển. Trong mối quan hệ đó, nhà nước giữ vai trò định hướng tạo “hành lang” pháp lý và môi trường đầu tư để các chủ thể có thể có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Để thấy được sự cần thiết của “ bàn tay hữu hình”,nhóm chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề đó trong nền Kinh tế công cộng - Nhóm 5 4 kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. B. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN I. Kinh tế thị trường: 1. Khái niệm kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.  Ưu điểm: Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.  Nhược điểm: Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát. Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít. Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai nước.  Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước . Kinh tế công cộng - Nhóm 5 5 2.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. a. Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cung với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và băng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản suất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối theo kết quả lao đông và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trương kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bả sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân Kinh tế công cộng - Nhóm 5 6 lực của đất nước. Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nề kinh tế ở trình độ cao hơn hương tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuết tật của tính tự phát thị trường, nhăm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. b. Đặc trưng: Nền kinh tế được xây dựng ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Một mặt, nó vừa có tính chung của kinh tế thị trường: 1) Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; 2) Giá cả do thị trương quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành kinh tế: 3) Nền kinh tế tự vận động theo các quy luật vốn có của kinh tế thị trường như:quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, cạnh tranh 4) Có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mặt khác nó được phát triển trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Đó là sự kết hợp giữa cái chung là kinh tế thị trường với cái riêng là chủ nhĩa xã hội, có các đặc trưng bản chất như sau: Về mục tiêu phát triển: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phương tiện để đạt mục tiêu là giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Về quan hệ kinh tế: Nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế tồn tại khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng hoạt động trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là tất yếu đối với nước ta nhằm phát huy mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng Kinh tế công cộng - Nhóm 5 7 trưởng và phát triển kinh tế. Về phân phối thu nhập: Nền kinh tế kết hợp nhiều hình thức phân phối thu nhập:Phân phối theo lao động, phân phối theo vốn, tài sản và các đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua các quỷ phúc lợi tập thể và xã hội. Trong các hình thức phân phối đó, phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện vè mặt kinh tế của chế độ công hữu. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Về cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đây là cơ chế kinh tế chung ở nhiều nước. Cơ chế đó ở nước ta có sự khác biệt vè bản chất so với ở các nước tư bản chủ nghĩa: Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là nhà nước tư sản mà là nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân. Đây là nhân tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường. Về chiến lược phát triển: Nền kinh tế thị trường lấy cơ cấu kinh tế mở, hội nhập để tồn tại và phát triển. Thích ứng với cơ cấu kinh tế này là chiến lược thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. II. Một số nhận định về thuyết “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”: 1. Bàn tay hữu hình là gì? Bàn tay hữu hình” là sự can thiệp và điều tiết thị trường của nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. “Bàn tay vô hình” là các quy luật vận động tự nhiên của kinh tế thị trường. Các chịnh trị gia và các chuyên gia bình luận truyền hình thường xuyên cảnh báo xã hội rằng cơn khủng hoảng hiện nay-khởi đầu chỉ là vụ vỡ nợ nhỏ các khoản vay dưới chuẩn ở Mỹ vào năm 2007 đang gây ra một thảm họa kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc đại khủng hoảng hồi thập niên 1930.Tuy nhiên ,mọi người gần như không nhận thấy một điểm đáng quan trọng trong cuộc Kinh tế công cộng - Nhóm 5 8 khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện tại -đó là nguyên nhân của nó nằm trong hoạt động của thị trường tài chính tự do(không có sự can thiệp của nhà nước ).vậy mà hơn ba mươi năm nay , các nhà kinh tế học chính thống , các nhà hoạch định chính sách thuộc chính phủ , các vị thống đốc ngân hàng trung ương cũng như các cố vấn kinh tế của họ đều khẳng định : Kinh tế công cộng - Nhóm 5 9 1) Can thiệp của chính phủ vào thị trường bằng quy định và chính sách chi tiêu của chính phủ quy mô lớn là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề kinh tế, 2) Sự chấm dứt tồn tại của chính phủ quy mô lớn, giải phóng thị trương khỏi các quy định của chính phủ chính là giải pháp đối với các vấn đè đó. Đén mùa thu năm 2008 thì có thể rthấy rõ thị trường tài chính tự do của thế kỷ 21 không thể tự cầm máu được vết thương mà nó đã gây ra.Tháng 10 năm 2008,Henry Paulson_bộ trưởng tài chính mỹ cự giám đóc một ngân hàng đầu tư lớn -đã phải đứng trước quốc hội đẻ xin một số tiền viện trợ lớn chưa từng có la 700 tỷ dollar để cứu trợ cho các tổ chức tài chính tư nhân . các tổ chức tài chính tư nhân này trước đó đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ thị trường tài chính tự do. Suốt mùa thu năm 2008 , khi tình thế mỗi ngày một tồi tệ hơn , người ta sớm thấy rằng gói cứu trợ tài chính này không đủ để phục hồi sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Chính phủ các nước trên thế giới bắt đầu nhận thấy cần có chính sách chi tiêu công lớn, vì đây là hy vọng để giúp nề kinh tế phục hồi , hoặc ít nhất cũng để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng và hoạt động kinh doanh ngày càng tồi tệ. Chính vì vậy,trong nền kinh tế thì vai trò của chính phủ hay “bàn tay hữu hình”là cần thiết.“Quá trình điều tiết nền kinh tế của mọi quốc gia đều được vận hành bằng cả hai bàn tay “hữu hình” và “vô hình”. 2. Nghĩ về “bàn tay vô hình”: Theo Adam Smith, nhà kinh tế học thế kỷ XVIII thì có một "bàn tay vô hình" thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, biến những tính toán riêng về lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội. Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền Kinh tế công cộng - Nhóm 5 10 [...]... động dịch vụ SXKD Rõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới có thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt Khổ nỗi "bàn tay vô hình" này lại biến cái lợi ích chung thành cái riêng Đương nhiên, nguồn thu nhập do "bàn tay vô hình" này đưa đến vô cùng phức... khai thác triệt để - Phải nhanh tay lẹ chân, đánh nhanh đánh bạo kẻo trễ Sự xuất hiện của "bàn tay vô hình" thứ hai bên cạnh bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường dễ làm cho sự vận hành của nền kinh tế, cũng như việc điều hành bộ máy Nhà nước của chúng ta không còn khách quan, thậm chí trong nhiều trường hợp thiếu trong sáng Khi ấy bàn tay vô hình trở thành bàn tay "ma quái" gây tai họa cho đất... bộ có năng lực, cần mẫn, làm như vậy sẽ vô hiệu hóa bàn tay vô hình thứ hai Còn nếu ta vấn tiếp tục duy trì tình trạng dửng dưng với lương "hình thức" như lâu nay thì đó là cơ hội cho bàn tay ma quái vùng vẫy vô tư giữa bao nhiêu cái khó khăn của đời sống kinh tế xã hội đất nước Kinh tế công cộng - Nhóm 5 13 C KINH TẾ VIỆT NAM VÀ “BÀN TAY HỮU HÌNH” 1.Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay:  Xu hướng... hội đảm bảo cho sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội Trong nền kinh tế của một quốc gia , thì sự can thiệp của bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình cùng tồn tại song song đồng hành với nhau.tuy nhiên tùy vào từng điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà sử dụng bàn tay vô hình hay hữu hình cho phù hợp với tình hình thực tiễn kinh tế của quốc gia đó.Thực tiễn cho thấy hầu hết ở những quốc gia có... nền kinh tế phát triển.Còn ở hầu hết những nước có nên kinh tế đang phát triển hoặc chính phủ nắm vai trò điều hành mọi hoạt động của quốc gia đó thì vai trò của chính phủ cái mà người ta gọi là bàn tay hữu hình” thì lại chiếm ưu thế hơn hẳn.Cụ thể , Việt Nam là một quốc gia mà vai trò cua chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thể hiện rất rõ nét và đem lại hiệu quả cao 2 Những thách thức mà nền kinh tế... tai của người dân càng khó khăn hơn Tất cả những khó khăn trong đời sống xã hội đó sẽ gây sức ép với nền kinh tế, đổ dồn gánh nặng lên ngân sách quốc gia 3 Sự can thiệp cần thiết của chính phủ(“bàn tay hữu hình”) vào nền kinh tế: Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một chính sách để tư... tác thông tin, theo sát nhịp thở kinh tế quốc tế và trong nước, dự báo, đánh giá đúng sự phát triển của tình hình, làm chủ thông tin kinh tế trong xã hội, phát hiện nhanh các thông tin sai sự thật, trừng trị thích đáng những người phao tin đồn nhảm gây hoang mang trong xã hội 4.Kết quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam Số liệu báo cáo tháng 1/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị giao ban ngày... được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng nhưng hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó, làm cho giá cả... lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2010 ước đạt hơn 416 nghìn lượt, tăng 10,6% so với tháng 12/2009 và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước Đặc biệt sôi động là hoạt động xuất nhập khẩu Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2010 ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu... hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia… Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận hành một cách khập khễnh, từ đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến . số nhận định về thuyết “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”: 8 1. Bàn tay hữu hình là gì? 8 2. Nghĩ về “bàn tay vô hình”: 10 C. KINH TẾ VIỆT NAM VÀ “BÀN TAY HỮU HÌNH” 14 1.Đặc điểm nền kinh. sản xuất có hiệu quả. II. Một số nhận định về thuyết “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”: 1. Bàn tay hữu hình là gì? Bàn tay hữu hình” là sự can thiệp và điều tiết thị trường của nhà nước. phủ hay “bàn tay hữu hình”là cần thiết.“Quá trình điều tiết nền kinh tế của mọi quốc gia đều được vận hành bằng cả hai bàn tay hữu hình” và “vô hình”. 2. Nghĩ về “bàn tay vô hình”: Theo Adam

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

Mục lục

  • B. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN

  • I. Kinh tế thị trường:

  • 1. Khái niệm kinh tế thị trường:

  • II. Một số nhận định về thuyết “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”:

  • 1. Bàn tay hữu hình là gì?

  • 2. Nghĩ về “bàn tay vô hình”:

  • C. KINH TẾ VIỆT NAM VÀ “BÀN TAY HỮU HÌNH”

  • 1.Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay:

  • 2. Những thách thức mà nền kinh tế việt Nam phải đối mặt hiện nay:

  • 3. Sự can thiệp cần thiết của chính phủ(“bàn tay hữu hình”) vào nền kinh tế:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan