Đền thờ Đức Thánh Trần tại Huế potx

3 816 0
Đền thờ Đức Thánh Trần tại Huế potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN TẠI HUẾ Bài viết đăng trên tạp chí Thế Giới Di Sản số 3 năm 2010 Đền thờ Đức Thánh Trần nằm bên bờ sông An Cựu trên đường Phan Châu Trinh, phường Phước Vĩnh thành phố Huế. Đây là ngôi đền có lịch sử lâu đời và quy mô nhất tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước kia đền được xây dựng tại địa điểm cung An Định, vì muốn xây dựng một cung điện cho hoàng hậu Từ Cung ở đây nên vua Khải Định đã thỏa thuận đổi lấy mảnh đất này. Do đó đền được chuyển về xây dựng tại vị trí như hiện nay và mang tên mới là đền Tân Phẩm Theo ông Nguyễn Đình Phương chủ tự ngôi đền thì Đền xây dựng vào khoảng đời vua Tự Đức thứ 10 (1857) do một gia đình gốc Thanh Hóa di cư vào Huế thành lập. Việc lập đền thờ Đức Thánh Trần là một nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta để tỏ lòng biết ơn đối với vị anh hùng dân tộc văn, võ, trung, nghĩa vẹn toàn. Nếu như ở Nam Định có đền Bảo Lộc, Hải Dương có đền Kiếp Bạc, Hà Nam có đền Trần Thương, Sài Gòn có đền thờ Đức Thánh Trần (36 Võ thị Sáu phường 4 quận 1) thì ở Thừa Thiên Huế có đền Tân Phẩm. Ngôi đền này trải qua thời gian cùng với sự tàn phá của chiến tranh nên đã qua nhiều lần trùng tu lớn nhỏ nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiểu kiến trúc cũ. Năm 2004 được trùng tu lại rất quy mô, phần lớn được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép với diện mạo như hiện nay. Đền được xây dựng trên cơ sở tín ngưỡng dân tộc do cá nhân gia đình và các đệ tử Đức Thánh quyên góp xây dựng nên Ngôi đền hiện tọa lạc ở số nhà 238 đường Phan Châu Trinh, ngoảnh mặt ra đường và sông An Cựu. Khuôn viên rộng khoảng 250m 2 , có tường thành thấp bao quanh. Kiến trúc thẳng trên một trục, từ ngoài vào trong đền gồm bốn phần: cổng, bình phong, đình bát giác và điện thờ. Cổng xây theo phong cách cổ, chỉ mở vào những ngày trọng đại, được trang trí uy nghi lộng lẫy gồm ba tầng nhỏ được liên kết bới ba tháp nhỏ ở hai bên trụ. trên đỉnh là hình đầu Rồng đội mặt trời đỏ, phía dưới là ba chữ Hán 陳聖殿 (Trần Thánh điện), dưới nữa là bốn chữ Hán 玉相金神 (Ngọc tướng kim thần) và cuối cùng là dòng chữ quốc ngữ Đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Bốn trụ biểu gọn, đều nề câu đối ca ngợi công nghiệp của Đức Thánh: 聖王功蓋南邦萬古滕江如在 神將威除北寇千秋劫泊長存 Thánh vương công cái Nam bang, vạn cổ Đằng giang như tại Thần tướng oai trừ Bắc khấu, thiên thu Kiếp Bạc trường tồn (Công lao Đức Thánh phủ khắp nước nam, chiến thắng Bạch Đằng muôn năm như còn đó. Uy võ bậc thần tướng trừ khử giặc bắc, chiến thắng Vạn kiếp trường tồn ngàn năm) 忠孝一心滕水恩波光自昔 勳名千古香江廟殿壯于今 Trung hiếu nhất tâm, Đằng thủy ân ba quang tự tích Huân danh thiên cổ, Hương giang miếu điện tráng vu kim Trung hiếu một long, sóng ơn của sông Bạch Đằng sáng từ xưa Tên tuổi và công lao ngàn năm, miếu điện ở sông Hương (chỉ xứ Huế) hoành tráng đến ngày nay Hai trụ chính nối với hai trụ bên bằng tấm tường cong uốn lượn, bên trên đắp nổi hình Sư Tử và Rùa. Ở bề mặt giữa đắp hình chim Phượng-con vật trong bộ Tứ Linh, hai bên là các hình cây mai, trúc tượng trưng cho bậc quân tử. Đặc biệt ở hai bên cổng có hai nửa hình chữ Thọ cách điệu tượng tượng trưng cho sự bền vững lâu dài. Mặt trong cổng cũng có kết cấu như vậy. Chỉ thay đổi vài điểm: phía dưới hình đầu Rồng đội mặt trời là ba chữ Hán 新品殿(Tân Phẩm điện). Đây chính là tên của ngôi đền-Đền Tân Phẩm. Phía dưới dòng chữ này là một bức tranh màu to và sống động vẽ cảnh vua Trần họp các bô lão ở điện Diên Hồng. Đặc biệt ở hai vách bên có ghi một bản dịch thơ bằng chữ Nôm tác phẩm Dụ chư tì tướng hịch văn của Hưng Đạo Vương Sau cổng chừng 2m là bức bình phong chiều dài khoảng 6m và chiều cao khoảng 4m chạm trổ tinh vi. Phía trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Bề mặt chính giữa có hình con linh vật Nghê, xung quanh có trang trí hoa văn bằng sành sứ màu. Hai bên Nghê là cặp Hạc đứng trên lưng Rùa. Các ô nhỏ còn lại trang trí hình cây lá và các con vật nhỏ khác. Sau bình phong là một khoảng đất nhỏ, ở giữa đặt vạc đồng, hai bên có hai cột cờ để kéo cờ xí trong ngày kị Đức Thánh (20-8 âm lịch) hàng năm Tiếp sau đó là ngôi đình bát giác được thiết kế và xây dựng rất công phu. Trên đỉnh là hình mặt nguyệt được cách điệu hình vảy Rồng uy nghi lộng lẫy, mái lợp ngói liệt. Cuối các mái hiên đều được đắp hình đầu Rồng uốn cong theo kiểu đầu đao thường thấy ở các chùa miền bắc. Xung quanh đó được trang trí bởi các bức tranh và các hình cây lá rất sinh động. Rồi cả những hoàng phi nề chữ Hán ghi mĩ hiệu và công trạng của Đức Thánh Trần như 玉相金神 (ngọc tướng kim thần), 護國庇民 (hộ quốc tí dân- bảo vệ nước, che chở dân) và cũng có các hoành phi tỏ lòng tôn kính của hậu thế đối với Đức Thánh: 瞻之在前 chiêm chi tại tiền 仰之彌高 ngưỡng chi di cao 瞻者起敬 chiêm giả khởi kính 如在其上 như tại kỳ thượng Kết cấu của đình gồm bốn cột chính và nhiều cột phụ xung quanh, hai cột chính bên ngoài có đôi Voi chầu, bên trong có đôi Ngựa chầu, trên mỗi cột đều nề câu đối. Giữa là nền cao cách mặt đất chừng 80cm dùng để đặt hương án mỗi lần kị nhật. Trần của đình được trang trí bởi một bức tranh Rồng ẩn hiện trong mây(giống bức tranh chín Rồng ẩn hiện trong mây trong điện Khải Thành ở lăng Khải Định) với dáng vẻ uy nghi và lộng lẫy. Bốn bức vách nhỏ bên dưới cũng là bản dịch thơ bằng chữ Nôm tác phẩm Dụ chư tì tướng hịch văn Phần thứ tư là chính điện. Đây là một ngôi nhà rường làm bằng gỗ, bên ngoài được bao bọc bởi tường xi măng. Nóc cũng đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, mái lợp ngói liệt. Đặc biệt ở phần trên mái hiên có đắp tượng (nhỏ) tám vị tiên chia làm hai hàng đứng đối diện nhau. Cửa chính ngôi đền sơn son thiếp vàng làm tăng lên vẻ trang nghiêm, tôn kính. Hai bên vách đắp hình Rồng phun nước bằng sành sứ màu. Bên trong điện chia làm hai gian: gian trong và gian ngoài, được ngăn cách bởi dãy cửa phía trên là các tấm kính. Gian trong có đặt tượng Đức Thánh ngồi trên ngai, hai bên có hai quan hầu đó chính là người con trai và con rể của Thánh (tượng đúc với tỷ lệ 1:1) . ở phía trước đặt bàn thờ. Gian trong nơi đặt tượng thánh là nơi linh thiêng, chỉ có người chủ tế và các bậc trưởng lão mới được phép vào. Gian ngoài có đặt một hương án ở chính giữa. Hai bên là tàn lọng, cờ quạt, đồ bát bửu… phía trên có tất cả mười hoành phi, các cột trụ cũng gắn rất nhiều câu đối. Tất cả đều bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi công nghiệp và uy linh của Đức Thánh: 威除元寇 oai trừ Nguyên khấu (uy nghiêm diệt trừ giặc Nguyên xâm lược) 功蓋南邦 công cái nam bang (công lao phủ khắp nước nam) 陳朝顯聖 Trần triều hiển thánh ( triều Trần hiển hiện bậc Thánh Vương) Dòng lạc khoản cho ta biết tất cả đều do các đệ tử của Ngài cung tiến. Họ đều là quan ở địa phương và cả triều đình như tri huyện Vĩnh Xương cùng phu nhân, quan đốc học, chánh cửu phẩm tôn thất rồi có cả quan Hàn Lâm Viện. Đặc biệt là bức hoành phi chính giữa đền 新品靈祠( Tân Phẩm Linh Từ) được chính vua (sắc tứ) ra chỉ ban tặng, tất cả đều cung bái vào đời vua Bảo Đại. Điều này chứng tỏ đền là một địa điểm tâm linh tín ngưỡng rất được sự quan tâm của toàn thể nhân dân cũng như nhà nước phong kiến đương thời Đền Tân Phẩm là một trong mười ngôi đền thờ Đức Thánh Trần còn lại ở Huế (*) và cũng là đền có lịch sử lâu đời và quy mô nhất trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay. Trước kia mỗi lần kị nhật Đức Thánh, tất cả các gia đình có đền thờ Đức Thánh Trần trên địa bàn thành phố Huế đều tập trung ở đền Tân Phẩm để tổ chức bởi đây là ngôi đền chính. Hiện nay vào mồng một và ngày rằm hay các ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc đặc biệt là ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Đức Thánh Trần (“tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Cha là Đức Thánh Trần, mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh) người dân ở đây tổ chức dâng hương lên Đức Thánh nhằm cầu cho đất nước được thái bình, nhân dân ấm no hạnh phúc. Đền Tân Phẩm không chỉ là ngôi đền chứa đựng những giá trị về tâm linh tín ngưỡng tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc mà còn bảo lưu được nhiều giá trị về lịch sử cũng như văn hóa, đặc biệt là di sản Hán Nôm, Đền Tân Phẩm cần được bảo tồn và giữ gìn nhằm xây dựng và phát triển vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp, đậm dà bản sắc của dân tộc ta. Nếu các bạn có dịp đến thăm cố đô Huế, hãy đến thăm đền Tân Phẩm và thắp nén hương tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Đức Thánh Trần Hưng Đạo. (*) Trước đây trên địa bàn thành phố Huế có khoảng hơn mười tám ngôi đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tất cả đều do cá nhân các gia đình tự bỏ gia sản xây dựng nên. Trải qua thời gian lâu năm, các gia đình này đều có con cái đi làm ăn xa nên đã không tiếp tục thờ phụng được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn lại mười ngôi đền thờ Đức Thánh Trần: Nổi bật nhất là đền Tân Phẩm, và một ngôi đền ở đường Chi Lăng (đền của gia đình cố giáo sư Ngụy Như Kon Tum, hiệu trưởng đầu tiên của Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Đền này cũng có lịch sử lâu đời gần 100 năm) và một ngôi đền khác nữa ở đường Nguyễn Khoa Chiêm (gần trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế) …… . ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN TẠI HUẾ Bài viết đăng trên tạp chí Thế Giới Di Sản số 3 năm 2010 Đền thờ Đức Thánh Trần nằm bên bờ sông An Cựu trên đường Phan Châu Trinh, phường Phước Vĩnh thành phố Huế. . Hải Dương có đền Kiếp Bạc, Hà Nam có đền Trần Thương, Sài Gòn có đền thờ Đức Thánh Trần (36 Võ thị Sáu phường 4 quận 1) thì ở Thừa Thiên Huế có đền Tân Phẩm. Ngôi đền này trải qua thời gian cùng. phong kiến đương thời Đền Tân Phẩm là một trong mười ngôi đền thờ Đức Thánh Trần còn lại ở Huế (*) và cũng là đền có lịch sử lâu đời và quy mô nhất trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay. Trước

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan