Giáo án lớp 1. tuần 29/ 2 buổi ( CKTKN)

21 695 3
Giáo án lớp 1. tuần 29/ 2 buổi ( CKTKN)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang Sáng Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Tiết 23. Bài: Đầm sen 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. - Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen - Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần en, oen. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) - Giáo dục bảo vệ môi trường: Giừ gìn nguồn nước sạch để bảo vệ loài sen. 2. Đồ dùng dạy học: -* Giáo viên: Sách giáo khoa. Hoa sen, đài sen ( vật thật hoặc hình ảnh) * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con. 3, Các hoạt động dạy học a. ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?(Vì bây giờ mẹ mới về) - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt. - Bài học khuyên các con điều gì? - Viết bảng con: đứt tay, khóc òa lên. - Nhận xét c. Bài mới: - Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt/ trang 91 đọc thầm. * Luyện đọc từ khó: - Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: xanh mát, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại -> giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc. - Giảng từ : thanh khiết ( trong sạch) * Luyện đọc câu: - Bài có mấy câu? - Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét. * Luyện đọc đoạn: - Bài có mấy đoạn? Đoạn 1 từ đâu đến đâu? Đoạn 2, đoạn 3… - Chia nhóm 3 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 đoạn -> Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét. Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 1 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang * Luyện đọc bài: - Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ hơi khi hết đoạn-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân) 3hs. - Cho học sinh quan sát hình vẽ: hoa sen nở; hình ảnh người ngồi trên thuyền nan hái sen; đài sen khi già -> hạt sen. - Học sinh tiếp tục đọc bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp). * ôn vần: en, oen - Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần en, oen. - Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần en - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần en ghép những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên dương, động viên. - Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần en, có vần oen - Yêu vầu học sinh viết vào bảng tiếng tìm được -> đọc ->nhận xét,… - Học sinh đọc yêu cầu 3: Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen. + Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẫu -> - Thi nói câu theo yêu cầu 3. d. Củng cố- dặn dò - Hỏi tên bài - gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài. - Trò chơi rung chuông vàng ( nếu còn thời gian) - Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp e. Nhận xét tiết học . Tiết 24 a.Luyện đọc : -Luyện đọc câu, đoạn, bài kết hợp tìm hiểu bài. -Học sinh thi đọc câu -> thanh khiết có nghĩa là gì? -Đọc đoạn: + Đoạn 1 cho các con biết gì? Đầm sen, vẻ đẹp của lá sen. + Đoạn 2 cho các con biết gì: Vẻ đẹp của hoa sen, hương sắc của loài sen. -Luyện đọc cả bài: - Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi. - 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài. b. Luyện nói: -Học sinh nêu chủ đề nói. - Quan sát hoa sen - Học sinh thảo luận nhóm-> các nhóm thi nói về : sen +Lá sen +Hoa sen +Hạt sen… Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 2 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang -Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh. -Giáo viên tổng kết -> giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học Môn: Toán Tiết: 113. Bài: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh nắm được cách cộng số có hai chữ số. -Biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số và vận dụng để giải toán. -Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng học Tóan. 3. Các hoạt động dạy học: a. ổn định: Hát b. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ. - Luyện tập củng cố kiến thức gì? - 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính: 12+4; 12+5 - Làm vào bảng con -> Nhận xét - Treo bàng phụ ghi tóm tắt bài toán: Tóm tắt: -Có: 12 con gà -Thêm: 4 con gà -Có tất cả: … con gà? - 1 học sinh nhìn tóm tắt đọc đề toán-> 1 học sinh lên bảng giải toán; số còn lại giải vào bảng con -> chữa bài -> nhận xét. c. Bài mới: - Giới thiệu bài -> học sinh nhắc tên bài -> Giaó viên ghi tên bài; * Giới thiệu phép cộng (không nhớ): * Phép cộng dạng :35+24 +Hướng dẫn thao tác trên que tính: - Lấy 35 que tính-> 35 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( viết 3 ở cột chục, 5 ở cột đơn vị) -Lấy thêm 24 que tính->24 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( viết 3 ở cột chục, 5 ở cột đơn vị) - 5 que tính thêm 4 que tính bằng ? que tính? ( 9) ( viết 9 ở cột đơn vị) - 3 chục que tính thêm 2 chục que tính bằng ? que tính? ( 5 chục) ( viết 5 ở cột chục) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 3 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang => 35 que tính thêm 24 que tính bằng bao nhiêu que tính?( 59qtính) + Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: - Để làm tính cộng dạng 35+24, ta đặt tính: Viết số 35, viết 24 sao cho các số thẳng cột với nhau; viết dấu +; kẻ vạch ngang dưới hai số ( vừa nói giáo viên vừa viết các số). - Tính từ phải sang trái, cộng số ở hàng đơn vị trước, rồi cộng số hàng chục. 35 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 + * 3 cộng 3 bằng 5, viết 5 24 59 * như vậy: 35 cộng 24 bằng 59 - Gọi vài học sinh nêu lại cách đạt tính, cách cộng. * Phép cộng dạng :35+20 - So sánh với phép tính trên + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính: Viết số 35, viết 20 sao cho các số thẳng cột với nhau; viết dấu +; kẻ vạch ngang dưới hai số ( Học sinh nêu, giáo viên viết trên bảng, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét). + Nêu cách tính: - Tính từ phải sang trái, cộng số ở hàng đơn vị trước, rồi cộng số hàng chục sau: 5 cộng 0 bằng 5, viết 5. 3 cộng 2 bằng 5, viết 5. 35 cộng 20 bằng 55. ( Học sinh nêu, giáo viên viết trên bảng, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét). * Phép cộng dạng :35+2 - So sánh sự khác nhau giữa 2 phép tính trên. - Học sinh thảo luận nhóm đôi : +Cách đặt tính +Cách tính - Giáo viên lân lượt gọi đại diện từng nhóm trình bày ( 1 em nêu, 1 em viết trên bảng lớp) - Nhóm bạn nhận xét-> Giáo viên nhận xét-> chốt lại. * Thực hành: Bài tập 1: Tính -Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính trên bảng lớp, vừa tính vừa nêu cách tính, học sinh quan sát, nhận xét=> giáo viên nhận xét. 52 82 43 76 63 9 + + + + + + 36 14 15 10 5 10 Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 4 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính theo nhóm đôi, -> Đại diện các nhóm trình bày -> chữa bài -> nhận xét. 35+12= 60+38= 6+43= 41+34 22+40= 54+2= Bài tập 3: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài toán-> học sinh đọc bài toán-> xác định yêu cầu cùa bài-> Giáo viên ghi tóm tắt-> học sinh nhìn tóm tắt nêu lại bài toán. - Nêu các bước giải toán - Học sinh tự giải vào vở. - Giáo viên chấm điểm -> chữa bài -> nhận xét bài làm d. Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài - Để thực hiện phép cộng( không nhớ) trong phạm vi 100, ta làm thế nào? - Giáo dục: Để tính được chính xác, cần cẩn thận khi đăt tính, khi tính, phải thực hiện đúng cách cộng - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( xem trước các bài tập trong sách Toán/156. Con sẽ thực hiện các phép tính đó như thế nào để có kết quả đúng và nhanh; bài toán 3, lời giải nào đúng và hay nhất?). - Nhận xét tiết học Sáng Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010 Chính tả Tiết: 9 Bài: Hoa sen 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát”Hoa sen”: 28 chữ trong khoảng 10 - 12 phút. -Điền đúng vần : en, oen, g, gh vào chỗ trống - Bài tập 2,3 (sgk); nhớ quy tắc chính tả : gh đứng trước e, ê, i. -Giáo dục: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa ( gần bùn mà chẳng họi tanh mùi bùn), do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi. Để có được những bông sen đẹp, chúng ta phải biết giữ sạch nguồn nước, không đổ rác hay vứt xác động vật chết xuống ao, hồ, sông, suối… 2. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa, hình đầm sen. 3. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ? (Quà của bố) - Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước. -1 học sinh lên bảng làm bài tập 2b/87. - Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: gửi, nghìn - Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 5 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang b. Bài mới * Hướng dẫn tập chép - Học sinh quan sát hình vẽ Đầm sen -> giới thiệu bài - Giáo viên đọc bài viết-> 2 học sinh đọc bài * Luyện viết từ khó: - Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần,đọc tiếng, từ. - Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: sen, trắng, mùi bùn. - Học sinh đọc lại các từ khó viết: sen, trắng, mùi bùn. - Giáo viên đọc lại bài viết * Luyện viết bài: - Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học sinh viết. - Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch. -Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên. - Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết. - Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai) - Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết * Hướng dẫn làm bài tập - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2: Điền vần : en hay oen? - Quan sát hình vẽ: Hình vẽ gì? ( cái đèn); ( hai người đang kéo cưa). - Tiếng cưa phát ra âm thanh như thế nào?=> Điền vần thích hợp vào chỗ trống > Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền g hay gh - Khi nào viết bằng gh? - Cho học sinh quan sát hình vẽ (sgk/93)=> học sinh làm vào vở - Chấm điểm một số vở -> nhận xét. - Bài tập 3 củng cố cho chúng ta kiến thức gì? Ghi nhớ và sử dụng quy tắc chính tả g/gh. - Khi nào viết chữ gh? ( khi âm gờ đứng trước e, ê. i) c. Củng cố, dặn dò: -Hỏi tên bài viết? -Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết. -Giáo dục -Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 6 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang -Chuẩn bị bài sau: Mời vào ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai viết vào bảng, xem lại quy tắc chính tả ng/ngh) - Nhận xét tiết học Tập viết Tiết: 27 Tô chữ hoa: L, M, N 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh tô được các chữ hoa L, M, N - Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết. - Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập 2. 2. Đồ dùng dạy học: - Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết 3. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước - Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn thành - Nhận xét b. Bài mới - Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa L, M, N * Luyện viết bảng con: - Tô chữ L: - Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét: - Chữ L gồm những nét nào? Độ cao? -Hướng dẫn quy trình viết -Hướng dẫn học sinh viết bảng con: L (giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp). -Quan sát vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng lớp-> phân tích vần, tiếng, từ-> đọc. - Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp. - Tô chữ M, N ( quy trình tương tự như trên) * Luyện viết vở: - Học sinh mở bài viết, nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm viết. -Viết theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên viết bảng, học sinh viết vào vở từng chữ, từng dòng theo yêu cầu của cô. - Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp. Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 7 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang -Chấm bài -> nhận xét c. Củng cố, dặn dò: - Hỏi các chữ hoa mới học, vần và từ ngữ vừa viết trong bài -Về tập viết các chữ hoa nhiều lần cho đẹp ( Những em viết chưa xong chiều viết tiếp). - Chuẩn bị bài sau: O, Ô, Ơ, P. ( quan sát và tìm những nét cấu tạo, cỡ chữ, độ cao…, tập viết vào bảng con). - Nhận xét tiết học Chiều: Môn: Toán Tiết: 114: Luyện tập 1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100 - Tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2. Đồ dùng học tập: -Bộ đồ dùng học toán 3. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ? - Học sinh làm bảng con: - Đặt tính rồi tính: 42 + 16 23 + 5 - 2 học sinh lên bảng chữa bài - Nhận xét b. Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên bài * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: 47+22 40+20 12+4 51+35 80+9 8+31 - Học sinh nêu yêu cầu - Nêu cách đặt tính và cách tính: 47 +22; Học nêu, giáo viên ghi bảng. - Học sinh làm trên bảng lớp ( 5em) số còn lại làm bảng con. - Nêu cách đạt tính và cách tính -> học sinh nhận xét-> cô nhận xét. - Bài tâp 1 củng cố kiến thức gì? ( Kỹ năng thực hành tính viết- cách đặt tính và tính). * Bài tập 2: Tính nhẩm: 30+6= 60+9= 52+6= 82+3= 40+5= 70+2= 6+52= 3+82= - Học sinh nêu yêu cầu - Nêu cách tính: 30 +6; Học nêu, giáo viên ghi bảng. - Học sinh làm bảng con ( mỗi lần 1 cột tính) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 8 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang - Cột 3: Con có nhận xét gì về 2 phép tính này? ( Các số trong phép tính đổi chỗ cho nhau). Kết quả như thế nào? ( giống nhau). - Vậy, qua việc thực hành kĩ năng tính nhẩm, bài tập này còn củng cố cho các con kiến thức gì?( Tính chất của phép cộng). - Tính chất ấy như thế nào? -> học sinh nêu -> nhận xét - Cột thứ 4 làm tương tự cột 3. - Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?( Thực hành tính nhẩm và tính chất của phép cộng). * Bài tập 3: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn? - Học sinh đọc bài toán-> Đây là dạng tính gì? - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán. -> Nhận xét - Để giải toán ta cần thực hiện những bước nào? -> Học sinh giải vào vở. - Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài làm -> tuyên dương, động viên - Chữa bài. - Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( Giải bài toán có lời văn) * Bài tập 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm. - Thực hiện nhóm đôi, vẽ vào giấy nháp. - Đại diện các nhóm trình bày cách đo và vẽ đoạn thẳng. - Nhận xét, tuyên dương, động viên. - Bài tập 4 củng cố kiến thức gì? (vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước) c. Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Luyện tập củng cố những kiến thức gì? - Về chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Các bài tập thuộc dạng nào? Con có cách tính như thế nào để thực hiện chính xác các bài tập đó?) - Nhận xét tiết học. Bồi dưỡng Tập đọc Đầm sen A. Luyện đọc thành tiếng - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài. B. Đọc hiểu: - Đọc thầm bài Đầm sen 1. Viết tiếng trong bài có vần en: … 2. Viết tiếng ngoài bài: - Có vần en: …… - Có vần oen:……. 3. Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? ( Chọn ý đúng) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 9 Giáo án tuần 29……………………………………………………………………………………………. …………… Trang a. Cánh hoa trăng trắng nằm trên tấm lá xanh. b. Cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô đài sen và nhị vàng c. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. 4. Ghi lại câu văn tả hương sen trong bài: ……………………………………………. Chính tả (nghe đọc) Hoa giấy Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi chiếc hoa giống hệt một chiếc lá nhưng nó mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy trải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một ngọn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. Sáng Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Tiết 25. Bài: Mời vào 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nai, gạc, kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ong, oong. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) - Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu. 2. Đồ dùng dạy học: -* Giáo viên: Sách giáo khoa. Hình vẽ minh họa thỏ, nai, gió * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con 3, Các hoạt động dạy học a. ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?(Đầm sen) - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt. - Bài học khuyên các con điều gì? - Viết bảng con: ngan ngát, thanh khiết. - Nhận xét c. Bài mới: - Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt/ trang 94 đọc thầm. * Luyện đọc từ khó: Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 10 [...]... Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 20 29 …………………………………………………………………………………………… …………… Trang 67 - 22 56 - 16 94 - 92 42 - 42 99 - 66 Bài tập 2: Đúng ghi Đ; sai ghi S: Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính theo nhóm đôi, -> Đại diện các nhóm trình bày trên bảng lớp- > chữa bài -> nhận xét a 87 68 95 43 35 21 24 12 52 46 61 55 b 57 74 88 47 23 11 80 47 34 63 08 00 Bài tập 3: Giáo viên treo bảng... Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) 2 Đồ dùng dạy học: -* Giáo viên: Sách giáo khoa, hình vẽ con công * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 17 29 …………………………………………………………………………………………… …………… Trang 3, Các hoạt động dạy học a ổn định lớp b Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?(mời vào - Học sinh đọc... bảng - Học sinh làm trên bảng lớp ( 5em) số còn lại làm bảng con -> học sinh nhận xét-> cô nhận xét - Bài tâp 1 củng cố kiến thức gì? ( Kỹ năng thực hành tính viết) * Bài tập 2: Tính: Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 16 29 …………………………………………………………………………………………… …………… Trang 20 cm +10cm = 30cm + 40cm = 14cm + 5cm = 25 cm + 4cm = 32cm +12cm = 43cm + 15cm = - Học sinh... phép trừ (không nhớ): * Phép trừ dạng :57 - 23 - Nhận xét dạng tính ( số có 2 chữ số trừ đi số có hai chữ số) +Hướng dẫn thao tác trên que tính: - Lấy 57 que tính-> 57 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( viết 5 ở cột chục, 7 ở cột đơn vị) -Bớt đi 23 que tính- >23 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( viết 2 ở cột chục, 3 ở cột đơn vị) - 7 que tính bớt 3 que tính bằng ? que tính? ( 4) -> ( viết 4... Xếp hàng: - Tự quản: Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 21 29 …………………………………………………………………………………………… …………… Trang - Giữ gìn sách vở: - Số hoa điểm 10 đạt được trong tuần: - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập của lớp: - Giáo viên nhận xét, đưa ra phương hướng hoạt động tuần tới + Tiếp tục thực hiện chủ điểm 6 +Tiếp tục rèn chữ, giữ vở +Tiếp tục thực hiện... Tây Ninh Giáo án tuần 12 29…………………………………………………………………………………………… …………… Trang -Luyện đọc cả bài: - Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk) - 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài b Luyện nói: -Học sinh nêu chủ đề nói - Quan sát tranh - Học sinh thảo luận nhóm-> các nhóm thi nói về : những con vật mà em yêu thích +Tôi thích con sáo, vì… +Tôi thích con chó, vì… +Tôi thích con mèo, vì… -Giáo viên... tính: 20 +10 = 30 rồi ghi số đo độ dài (cm)vào sau kết quả; Học nêu, giáo viên ghi bảng - Học sinh làm bảng con ( mỗi lần 1 cột tính) - Bài tập 2 củng cố cho các con kiến thức gì?(Cộng các số đo độ dài) * Bài tập 4: Lúc đầu con sên bò được 15 cm, sau đó bò tiếp được 14 cm Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét? - Học sinh đọc bài toán-> Đây là dạng tính gì? - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi... -Sáng Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 20 10 Chính tả Tiết: 10 Bài: Mời vào 1 Yêu cầu cần đạt: -Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ 1, 2 bài “Mời vào”: khoảng 15 phút -Điền đúng vần : ong, oong, chữ ng, ngh vào chỗ trống - Bài tập 2, 3 (sgk); nhớ quy tắc chính tả : ngh đứng trước e, ê, i 2 Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi bài tập 2, 3 (sgk) 3 Các hoạt động dạy... 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét * Luyện đọc đoạn: - Bài có mấy đoạn? Đoạn 1 từ đâu đến đâu? Đoạn 2 - Chia nhóm 2- > học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 đoạn -> Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét * Luyện đọc bài: - Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ hơi khi hết đoạn-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp) * ôn vần: oc, ooc - Giáo viên... ng/ngh - Khi nào viết chữ ngh? ( khi âm gờ đứng trước e, ê i) c Củng cố, dặn dò: -Hỏi tên bài viết? -Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết -Giáo dục -Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 14 29 …………………………………………………………………………………………… …………… Trang -Chuẩn bị bài sau: Chuyện ở lớp ( Đọc bài, tìm những chữ hay . Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: 47 +22 40 +20 12 +4 51+ 35 80+9 8+ 31 - Học sinh nêu yêu cầu - Nêu cách đặt tính và cách tính: 47 +22 ; Học nêu, giáo viên ghi bảng. - Học sinh làm trên bảng lớp ( 5em). 95 43 - - - - 35 21 24 12 52 46 61 55 b. 57 74 88 47 - - - - 23 11 80 47 34 63 08 00 Bài tập 3: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài toán-> học sinh đọc bài toán-> xác định yêu. bài * Bài tập 1: Tính: 53 35 55 44 17 42 + + + + + + 14 22 23 33 71 53 - Học sinh nêu yêu cầu - Nêu cách tính: 53 +14 ; Học nêu, giáo viên ghi bảng. - Học sinh làm trên bảng lớp ( 5em) số còn

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan