Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ potx

7 247 0
Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ Bé tự cắn móng tay mình đến chảy máu “Hành vi tự làm tổn thương” là bất kỳ hành vi tự ý nào gây ra đỏ da, thâm tím hoặc những tổn thương khác cho cơ thể của bé. Đối với trẻ nhỏ đôi khi vẫn thường xảy ra những hành vi như: * Đập đầu vào nệm, sàn nhà, tường hoặc đồ chơi. * Bứt tóc cho đến khi thấy rõ một mảng lưa thưa trên đầu. * Cắn tay, chân, bàn tay hoặc môi đến khi da đỏ, chai hoặc chảy máu. * Moi những lỗ trên cơ thể, đặc biệt là hậu môn. * Tát vào mặt hoặc đầu. Bứt tóc Hành vi tự làm tổn thương thường gặp ở bé trai hơn là bé gái. Nếu bé ngưng hành vi này khi được nói hoặc nhắc nhở, thì hành vi được gọi là “nhẹ”. Hành vi tự làm tổn thương được gọi là “nặng” khi bạn phải dùng biện pháp để ngưng hành vi này. Nhưng bất kể hành vi nào, dù là nặng hay nhẹ, ít có cha mẹ nào nhìn con của mình bị đau mà không đau lòng. Đập đầu là một dạng của hành vi tự làm tổn thương. Bé va đầu – mạnh hoặc nhẹ – vào những bộ phận khác của cơ thể, người khác, hoặc những đồ vật. Bé cũng có thể đập đầu và mặt bằng nắm tay hoặc bàn tay. Đập đầu và một số dạng khác của hành vi tự làm tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ bé nào dưới 4 tuổi. Hành vi được xem là nặng khi nó vẫn còn tồn tại sau sinh nhật lần thứ tư của bé. Tại sao bé cố tự làm tổn thương chính mình? Một số bé sinh ra đã mắc phải những rối loạn về thể chất có thể dẫn đến tự làm tổn thương. Bé bị hội chứng Prader Willi thường giật tóc của mình hoặc cào và tạo ra những vết lở loét trên tay hoặc chân của nó. Bé bị hội chứng Lesch - Nyan nặng đôi khi cắn ngón tay, môi và lưỡi. Thông thường hành vi này được học từ người khác hoặc từ những biến cố trong đời của bé. Hành vi tự làm tổn thương có thể là một cách hiệu quả để làm ảnh hưởng hoặc kiểm soát những thành viên trong gia đình hoặc người khác. Trẻ nhỏ có thể học những hành vi này như thế nào? Có vài cách mà bé có thể học hành vi tự làm tổn thương. Bị bệnh lúc nhỏ: Bé thường bị ốm khi còn nhỏ – đặc biệt là những bé bị nhiễm trùng tai tái đi tái lại nhiều lần – có nhiều khả năng phát triển hành vi đập đầu hoặc hành vi tự làm tổn thương khác. Cựa quậy đầu và cổ: Là một trong những hành vi tự ý đầu tiên của bé. Nhiễm trùng tai làm đau tai và bé có thể làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu. Khi đau tai giảm, khuynh hướng làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu cũng tăng lên. Lần sau khi bé khó chịu, hành vi này có thể xuất hiện lại. àm t ổn thương có thể phát triển ị giam trong gi ường cũi một thời gian dài. Bị cách ly: Hành vi tự làm tổn thương có thể phát triển khi bé bị giam trong giường cũi hoặc phòng cách ly trong một thời gian dài, ít tiếp xúc với mọi người, đồ chơi hoặc những đồ vật kích thích khác. Hạn chế cử động: Hành vi tự làm tổn thương có thể phát triển khi bé không được phép cử động trong một thời gian, chẳng hạn khi bất động do nguyên nhân y tế sau phẫu thuật. Môi trường của bé có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi tự làm tổn thương có tiếp tục hay không. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ mới tập đi, cách gia đình phản ứng với hành vi tự làm tổn thương của bé là một yếu tố quan trọng. Phụ huynh có thể làm gì để chấm dứt hành vi tự làm tổn thương của con ? Việc đầu tiên mà bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Hít một hơi thở sâu và thở ra chậm. Nếu hành vi chưa nặng đến nỗi gây ra chảy máu, thì chỉ quan sát con của bạn trong vài ngày. Không nên thay đổi cách bạn quan hệ với bé. vội vàng ngưng hành vi đó trừ khi muốn ngăn cản bé làm tổn thương trầm trọng. Không nên để cho bé biết bạn quan tâm tới bé như thế nào. vội vàng ngưng hành vi đó trừ khi muốn ngăn cản bé làm tổn thương trầm trọng. Không nên để cho bé biết bạn quan tâm tới bé như thế nào. Nếu hành vi này diễn ra trong vài ngày, bạn nên lên kế hoạch cho bé đi khám tổng quát về nhi khoa, vì một vấn đề về cơ thể có thể gây khó chịu cho bé. Nếu không phát hiện được cơ sở bệnh lý gây ra hành vi tự làm tổn thương, đề nghị chuyển bé đến khám với một chuyên gia tâm lý phát triển trẻ em để được điều trị. Sau đây là một số cách để đối phó với hành vi tự làm tổn thương của bé: * Nếu bé có hành vi đập đầu xuống nền nhà, âm thầm đặt một khăn tắm xếp lại giữa đầu bé và nền nhà. * Quan tâm nhiều đến bé khi không có hành vi tự làm tổn thương. * Đừng vội vàng và bồng bé trong khi bé đang có hành vi tự làm tổn thương. Bé sẽ dùng hành vi này như là một cách thu hút sự quan tâm của bạn đối với bé. . Hành vi tự làm tổn thương ở trẻ Bé tự cắn móng tay mình đến chảy máu Hành vi tự làm tổn thương là bất kỳ hành vi tự ý nào gây ra đỏ da, thâm tím hoặc những tổn thương khác. Bứt tóc Hành vi tự làm tổn thương thường gặp ở bé trai hơn là bé gái. Nếu bé ngưng hành vi này khi được nói hoặc nhắc nhở, thì hành vi được gọi là “nhẹ”. Hành vi tự làm tổn thương được. trò quan trọng trong vi c xác định hành vi tự làm tổn thương có tiếp tục hay không. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ mới tập đi, cách gia đình phản ứng với hành vi tự làm tổn thương của bé là một

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan