Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2015

6 1.2K 6
Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 01/BC Cam Thủy, ngày 4 tháng 1 năm 2010. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2010 – 2015 Quán triệt chỉ thị 61 của Bộ chính trị về công tác phát triển giáo dục. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2005 – 2010, trong thời gian vừa qua Trường TH Nguyễn Bá Ngọc có sự trưởng thành và phát triển rõ rệt. Song song với sự phát triển của nhà trường có sự chỉ đạo sát sao của các ban ngành cấp trên, của Đảng ủy và UBND xã Cam Thủy; sự nỗ lực của Hội đồng sư phạm nhà trường; sự phối kết hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội trên địa bàn dân cư, sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương. Tuy nhiên , những mặt khuyết điểm, tồn tại vẫn còn bộc lộ trong quá trình tổ chức thực hiện. Đó là những bài học kinh nghiệm để giúp nhà trường điều chỉnh, bổ sung trong thời gian đến. PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TÌNH TÌNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 A. Đặc điểm tình hình địa phương: Cam Thủy là vùng đất bán sơn địa, phía bắc giáp với huyện Gio Linh, phía đông giáp xã Cam Thanh, phía Tây giáp xã Cam Tuyền. Vùng đất Cam Thủy đã từng chịu nhiều mất mát và tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc. Đời sống của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn đạt ở mức khiêm tốn. Phân bố dân cư không đồng đều, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, học sinh khuyết tật về trí tuệ và thể chất còn chiếm một tỉ lệ khá cao Vượt qua những khó khăn ấy, nhân dân xã Cam Thủy có tinh thần hiếu học rất cao và quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, tạo mọi điều kiện để con em được đến trường. B. Quy mô và sự phát triển trường lớp 1. Mạng lưới trường lớp: Sau nhiều năm được sắp xếp, điều chỉnh, đến nay mạng lưới trường lớp đã phát triển tương đối và hợp lí, phù hợp với thực tế địa lí, dân cư trên địa bàn, đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương. Đến năm 2010 trên địa bàn của nhà trường quản lí có: - 2 điểm trường với 18 phòng học: điểm A có 10 phòng học, điểm B có 8 phòng học. - 07 phòng chức năng - 2 dãy nhà vệ sinh dành cho GV và HS - 01 phòng thường trực 2. Số lượng học sinh: Năm học SL huy động Lớp SL duy trì TL phổ cập 2005 – 2006 418 16 100 98,2 2006 – 2007 386 15 100 99,3 2007 – 2008 365 15 100 98,9 2008 – 2009 357 15 100 98,5 2009 – 2010 352 15 100 99,7 C. Công tác đội ngũ: Năm học Tổng số CB - GV Trình độ ĐH CĐ THSP Sơ cấp 2005 – 2006 32 04 05 22 01 2006 – 2007 30 04 04 21 01 2007 – 2008 30 14 05 10 01 2008 – 2009 29 15 05 08 01 2009 – 2010 32 18 08 05 01 D. Chất lượng giáo dục và đào tạo: Bằng nhiều giải pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện, trong thời gian vừa qua Trường TH Nguyễn Bá Ngọc đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi, ghi nhận được sự phát triển ngày càng tăng về chất lượng đại trà và mũi nhọn. * Kết quả: a. Học sinh: Tính từ năm học 2005 – 2006 đến tháng 1 năm 2010. - Đạo đức: 100% thực hiện đầy đủ - Văn hóa: + Chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn: Năm học Chất lượng mũi nhọn Chất lượng đại trà Tỉ lệ HS tốt nghiệp HS giỏi Tỉnh HS giỏi Huyện HS giỏi HS tiên tiến SL SL 2005 – 2006 05 0 248 86 100% 2006 – 2007 04 0 167 202 100% 2007 – 2008 0 02 150 108 100% 2008 – 2009 0 02 132 96 100% 2009 – 2010 0 03 b. Giáo viên: Thực hiện nghị quyết Hội đồng giáo dục huyện, trong những năm vừa qua Phòng GD – ĐT Cam lộ đã bố trí, điều động, sắp xếp đội ngũ CBQL, GV tiểu học, GV giảng dạy bộ môn hợp lí, đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương cũng như của ngành. Phong trào thi đua dạy tốt do ngành phát động đã xuất hiện nhiều gương sáng điển hình, có ý thức vươn lên và được công nhận danh hiệu GV dạy giỏi cấp Huyện, Tỉnh, được Liên đoàn lao động Tỉnh tặng bằng khen. Mặc dầu có sự chuyển biến tích cực song công tác đội ngũ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, không đồng bộ về cơ cấu và năng lực, thiếu GV dạy bộ môn: âm nhạc, mĩ thuật, có GV vẫn chưa chịu khó trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên ảnh hưởng đến đội ngũ CBGV trong nhà trường. c. Nhà trường: Năm 2007 trường được UBND Tỉnh tặng bằng khen. Nhiều năm Chi bộ nhà trường được công nhận chi bộ TSVM, trường được công nhận Trường tiên tiến cấp Huyện, Công đoàn CS vững mạnh. E. Xây dựng CSVC – KT trường học: Mục tiêu phát triển giáo dục của xã về xây dựng CSVC – KT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với sự nỗ lực quyết tâm lớn, trong thời gian vừa qua UBND Huyện, địa phương, và các chương trình đầu tư của nước ngoài đã hỗ trợ, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng phòng học, phòng chức năng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy học. Đến nay, trường đã có 18 phòng học, 07 phòng chức năng, 2 khu vệ sinh, nhà thường trực, 03 bộ máy vi tính, máy chiếu, để phục vụ dạy học. PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vinh dự được mang tên người anh hùng dân tộc, trường đóng trên địa bàn có truyền thống hiếu học, có di tích lịch sử , nên được thừa hưởng những thế mạnh về giá trị tinh thần. Trường có đội ngũ cán bộ GV đoàn kết, có Chi bộ đông đảng viên, Chi đoàn có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, khá giỏi về Tin học, có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Vì vậy, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc rất thuận lợi trong việc tổ chức các chương trình hoạt động NGLL để rèn luyện kĩ năng sống cho HS, thuận lợi trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức. Nhà trường được UBND huyện, chính quyền địa phương, phòng GD - ĐT Cam Lộ quan tâm ưu tiên đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất. Trường được đầu tư xây dựng để có một cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia bậc tiểu học giai đoạn 1996 – 2000. * Những hạn chế: - Số lượng giáo viên giỏi các cấp chưa nhiều, giáo viên thực sự giỏi về chuyên môn để làm nòng cốt còn ít. - Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. - Phong trào học tập ở các thôn chưa mạnh, chưa đều. I. Mục tiêu: - Phấn đấu đạt trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 bậc tiểu học. - Đến năm 2015, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Cụ thể: 1. Công tác huy động và duy trì số lượng: Củng cố và nâng cao chất lượng kết quả của PC GDTH – CMC toàn địa bàn. Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi ngoài địa bàn, hạ thấp tỉ lệ học sinh lưu ban, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Phấn đấu đạt tỉ lệ PC GDTH – ĐĐT đạt tỉ lệ trên 98%, huy động trẻ trong độ tuổi và duy trì tỉ lệ đạt 100%. 2. Chất lượng giáo dục: - Phấn đấu 100% học sinh được công nhận thực hiện đầy đủ. - Phấn đấu duy trì chất lượng học sinh khá, giỏi đạt tỉ lệ trên 70%. - Hàng năm có HS đạt giải HS giỏi văn hóa cấp Huyện, Tỉnh. 3. Đội ngũ: Năm học Tổng số CBGV Trình độ Đại học Cao đẳng THSP Sơ cấp 2010 – 2011 32 20 07 04 01 2011 – 2012 32 21 08 02 01 2012 – 2013 32 24 05 02 01 2014 – 2015 32 26 03 02 01 4. CSVC – KT: Phấn đấu đến năm 2016 trường được nâng cấp, xây dựng thêm các phòng chức năng như: phòng máy, phòng nghệ thuật, văn phòng, Tăng số máy vi tính cho các bộ phận 03 máy (trong đó có 01 máy tính xáy tay), phòng máy có 10 máy vi tính cho HS học vi tính (theo đề án đổi đất lấy công trình của xã Cam Thủy). Mua sắm bổ sung các trang thiết bị dạy học, bàn ghế văn phòng, phục vụ cho dạy học. 5. Giải pháp thực hiện: a. Các giải pháp chung - Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong nhà trường theo các nội dung của kế hoạch. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao của HĐSP để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch phát triển giáo dục 2010 – 2015. - Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đoàn kết. - Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng. b. Các giải pháp cụ thể: - Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ. - Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của nhà trường, đảm bảo sự thống nhất. - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu giảng dạy. - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong nhà trường. + Nâng cao chất lượng giáo dục: - Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng HS sẽ vào trường nhằm phát huy thế mạnh của nhà trường. - Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục Tiểu học. + Công tác đội ngũ : - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc. - Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường. - Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường. + Cơ sở vật chất: - Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS. - Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường. Các thông tin quản lý giữa các tổ chuyên trong nhà trường được liên thông, khoa học. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng hệ thống thoát nước trong khuôn viên trường nhằm đảm bảo việc thoát nước chống ngập lụt. + Kế hoạch - tài chính: - Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường. - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi. - Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh học sinh. - Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân. Trước yêu cầu của đổi mới GD – ĐT đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của các cấp, các ngành, của địa phương, nhà trường và nhân dân xã Cam Thủy. Với kinh nghiệm chỉ đạo của Hội đồng giáo dục xã, với tính chủ động, sáng tạo và quan tâm trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, và các lực lượng xã hội chúng ta tin tưởng rằng giáo dục của xã nhà sẽ đạt được nhiều thành tựu vững chắc hơn./. TM Hội đồng SP nhà trường HIỆU TRƯỞNG Hồ Thị Hải Thanh . ngày 4 tháng 1 năm 2010. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2010 – 2015 Quán triệt chỉ thị 61 của Bộ chính trị về công tác phát triển giáo dục. Thực. dục. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2005 – 2010, trong thời gian vừa qua Trường TH Nguyễn Bá Ngọc có sự trưởng thành và phát triển rõ rệt. Song song với sự phát triển của nhà trường. hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục Tiểu học. + Công tác đội ngũ : - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan