Tiến công giải phóng Quảng Trị

5 271 1
Tiến công giải phóng Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị Bước vào Đông Xuân 1971- 1972, tình hình cách mạng ở miền Nam nước ta diễn ra hết sức sôi động. Sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Xuân-hè năm 1971 của quân và dân ba nước Đông Dương, Cục diện chiến tranh đã thay đổi quan trọng. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ bị thất bại nặng nề. Mỹ - ngụy buộc phải chuyển hẳn vào thế phòng ngự chiến lược. Quân ngụy Sài Gòn tuy còn trên một triệu quân, được Mỹ viện trợ trang bị thêm nhiều súng đạn và phương tiện kỹ thuật chiến tranh nhưng sức chiến đấu đã bị sa sút trầm trọng. Việc bổ xung quân gặp nhiều khó khăn. Quân Mỹ sau đợt rút quân tháng 3 năm 1972 còn khoảng 9,5 vạn tên, nhưng trên thực tế đã chấm dứt hoạt động chiến đấu bằng bộ binh trên chiến trường. So sánh cục diện chiến tranh, rõ ràng "Ta đang ở thế thắng, thế đi lên! Mỹ - ngụy đang ở thế thua, thế đi xuống". Nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, với tiềm lực chiến tranh lớn chúng vẫn tiếp tục thực hiện những âm mưu và hành động chiến tranh phiêu lưu nhằm chống lại nhân dân ba nước Đông Dương, thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" rút dần số quân Mỹ còn lại, tạo điều kiện mặc cả với ta trên thế mạnh trong hội nghị Pa ri, đồng thời để xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ, tạo thuận lợi cho Ních - xơn tái cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào cuối năm 1972. Trước tình hình đó, tháng 8 năm 1971 Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về phương hướng hoạt động quân sự năm 1972 là mở nhiều chiến dịch tiến công trên chiến trường Đông Dương, trọng điểm là chiến trường miền Nam, đẩy mạnh đánh phá "bình định” của địch ở nông thôn, đưa phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị lên một bước mới, phát huy thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, tạo ra một bước chuyển biến cơ bản, tiến lên thay đổi cục diện chiến tranh. Theo phương hướng đó, Bộ Chính trị đề ra nghị quyết cụ thể mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng miền Đông Nam Bộ, Trị - Thiên, Tây Nguyên, trong đó miền đông Nam Bộ là hướng tiến công chủ yếu đánh vào đây sẽ tác động mạnh tới Sài Gòn. Nhưng thông qua diễn biến của chiến trường, nhất là việc chuẩn bị vật chất cho chiến trường miền Đông Nam Bộ tuy có nỗ lực lớn nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, nên đầu tháng 3 năm 1972 Quân ủy Trung ương quyết định thay đổi hướng tiến công chiến lược chính sang chiến trường Trị - Thiên, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chuyển thành hướng quan trọng, và sẵn sàng đưa một bộ phận chủ lực thọc sâu xuống đồng bằng khi có thời cơ. Có sự thay đổi như vậy là vì ở chiến trường Trị - Thiên sát với hậu phương chiến lược miền Bắc, ta có thể tập trung lực lượng và bảo đảm vật chất cho một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày. Thêm nữa, cho đến lúc này, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ vẫn cho rằng hướng tiến công chiến lược chính của ta vẫn là chiến trường Tây Nguyên, nên đã điều động phần lớn sư đoàn dù (lực lượng dự bị chiến lược) và các lực lượng chủ lực của quân khu 2 lên cao nguyên trung phần Quyết tâm mới của Quân ủy Trung ương được Bộ Chính trị thông qua ngày 11 tháng 3 năm 1972. Cũng trong hội nghị, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên 1972, trong đó có cả sáp nhập Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng được cử làm tư lệnh; Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy. Các đồng chí Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doãn Tuế, Phạm Hồng Sơn, Lương Nhân, Nguyễn Anh Đệ làm Phó tư lệnh. Đồng chí Hồ Sỹ Thản, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cũng tham gia Đảng ủy Bộ tư lệnh chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị Tổng tham mưu trưởng được cử làm đại diện của Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này. Văn Tiến Dũng - thượng tướng - 1972 trích ngang Sau khi phân tích tình hình địch, ta trên chiến trường Trị - Thiên (đặc biệt là tỉnh Quảng Trị), Quân ủy Trung ương xác định chiến dịch tiến công Trị -Thiên 1972 có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Tiêu diệt phần lớn lực lượng quân sự địch ở Trị -Thiên, cơ bản tiêu diệt cho được 2 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 sư đoàn khác. - Phối hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng ở nông thôn đồng bằng, đẩy mạnh phong trào đô thị và công tác binh vận; tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, đánh bại kế hoạch bình định của địch. - Giải phóng phần lớn địa bàn Trị -Thiên, có điều kiện thì kiên quyết giải phóng toàn bộ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tiêu diệt, phân tán, giam chân, thu hút lực lượng địch, phối hợp với các chiến trường khác giành thắng lợi chung cho cuộc tiến công chiến lược 1972. . . Trong những nhiệm vụ trên thì hai nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch và hỗ trợ cho quần chúng trên cả ba vùng nổi dậy là quan trọng bậc nhất. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn phong trào quần chúng nổi dậy mạnh mẽ thì phải có những đòn tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp của địch; mặt khác, muốn tiêu diệt nhanh gọn sinh lực địch mở rộng địa bàn hoạt động nhất thiết phải có sự đấu tranh hỗ trợ của nhân dân. Các căn cứ quân sự dày đặc của quân đội Huê Kỳ đóng trên đất Quảng Trị . Có thể thấy rõ hệ thống này chạt dọc theo khu phi quân sự (DMZ) , phía tây Quảng Trị, phía Tây bắc Thừa Thiên - Việt Nam. Vùng đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1 được giao cho lực lượng quân Quốc gia VNCH. Gửi lúc 14:50, 23/04/08 thêm cái trích ngang về tư lệnh của chiến dịch Gửi lúc Căn cứ nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương giao cho, ngày 15 tháng 3 năm 1972 tại Bãi Hà (Vĩnh Linh), Đảng ủy, Bộ tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên họp bàn triển khai kế hoạch tác chiến. Đảng ủy Bộ tư lệnh chiến dịch nghiên cứu sâu thêm về nhiệm vụ quân sự năm 1972 của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trên chiến trường miền Nam nói chung và chiến trường Trị -Thiên nói riêng. Đồng chí Lê Trọng Tấn thay mặt Đảng ủy Bộ tư lệnh chiến dịch báo cáo tình hình và nhiệm vụ, nội dung cơ bản như sau: Chính uỷ chiến dịch Chiến trường Trị - Thiên (nhất là Quảng Trị) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngự chiến lược của địch. Trong thời gian qua, mặc dầu bị đánh đau nhiều, binh lực bị hao tổn nặng, nhưng địch vẫn ngoan cố, không chịu rút bỏ một điểm nào. Ngay từ cuối năm 1971, Mỹ - ngụy đã phán đoán hướng tiến công chiến lược chính năm 1972 của ta không phải là Trị - Thiên, nhưng chúng vẫn tăng cường phòng vệ, ráo riết hành quân, tung biệt kích thám báo thăm dò, phát hiện lực lượng và sự chuẩn bị của ta. Đến trung tuần tháng 2 năm 1972, lực lượng địch ở Trị - Thiên gồm có: 2 sư đoàn bộ binh (1, 3), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ (147, 258), 4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ, 5.100 cảnh sát, 14 tiểu đoàn pháo binh (258 khẩu), 3 thiết đoàn 184 xe tăng, thiết giáp. Với lực lượng trên, địch tập trung bố phòng trên hai hướng Quảng Trị và Thừa Thiên, lấy Quảng Trị làm trọng điểm, ở đây luôn luôn có 5 trong số 8 trung đoàn chủ lực địch. Lực lượng địch bố trí thành ba tuyến. Tuyến ngoài cùng (giáp ranh giữa ta và địch), chúng bố trí tương đối chặt chẽ, liên hoàn; có không gian rất rộng kéo dài từ biển Đông đến sát biên giới Việt -Lào, có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, phá hoại sự chuẩn bị của ta từ xa. Lực lượng bảo vệ tuyến này là không quân, pháo binh, biệt kích; khẩn cấp lắm thì dùng một bộ phận nhỏ chủ lực hành quân càn quét. Tuyến giữa, tuyến phòng thủ cơ bản quan trọng nhất, quyết định nhất trong hệ thống phòng thủ của chúng. Đó là các điểm cao, các căn cứ mà từ lâu Mỹ - ngụy đã từng huênh hoang tuyên bố "bất khả xâm phạm": Động ông Do, các điểm cao 52, 365, 548, 597, 241, 544 kéo tới tận Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, Cửa Việt. Nhiệm vụ của tuyến này là ngăn chặn cuộc tiến công của ta, bảo vệ các thị xã, thị trấn, các căn cứ, đường giao thông quan trọng và các vùng đã "bình định" của địch. Trên tuyến này, địch tổ chức thành từng khu vực phòng thủ cấp trung đoàn, tiểu đoàn hoặc tương đương, vừa có thể liên kết phòng giữ vừa có thể độc lập tác chiến. Tuyến trong cùng - còn gọi là tuyến phòng thủ dự bị - từ đường số 1 kéo ra biển Đông gồm các thị trấn, thị xã đông dân: Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị. Binh sĩ ở hướng này có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với bảo an dân vệ kìm kẹp, đánh phá các phong trào đấu tranh, hoặc nổi dậy của quần chúng. Dựa trên cơ sở phân tuyến, sư đoàn 3 và các lữ đoàn phối thuộc tổ chức phòng thủ ở Quảng Trị thành năm khu vực cấp trung đoàn. Trung đoàn 57 bố trí từ Quán Ngang đến Dốc Miếu. Trung đoàn 2, từ Bái Sơn đến Cồn Tiên. Trung đoàn 56, từ điểm cao 241 đến nam Tân Lâm, lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ từ Mai Lộc đến Động Toàn Lữ đoàn 258 từ Tân Điền đến điểm cao 36 7. Sở chỉ huy sư đoàn 3 đóng tại Ái Tử. . . Nhìn chung chỗ mạnh cơ bản của địch là hệ thống phòng ngự kiên cố, vững chắc được xây dựng và hoàn chỉnh từng bước trong gần hai mươi năm nay. Đây là những cứ điểm lợi hại, có hệ thống hỏa lực mạnh đã được tính toán chi li cho pháo binh, pháo hạm và không quân Mỹ có thể khống chế được một vùng rộng lớn hai bên nam bắc sông Bến Hải. Nhưng chỗ yếu cơ bản của chúng là bên ngoài mạnh, bên trong sơ hở. Vả lại, từ khi bộ binh Mỹ rút, tinh thần binh lính ngụy hoang mang, quân dự bị chi viện lại rất yếu và thiếu . . . . sự, đánh bại kế hoạch bình định của địch. - Giải phóng phần lớn địa bàn Trị -Thiên, có điều kiện thì kiên quyết giải phóng toàn bộ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tiêu diệt, phân tán, giam. đó, Bộ Chính trị đề ra nghị quyết cụ thể mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng miền Đông Nam Bộ, Trị - Thiên, Tây Nguyên, trong đó miền đông Nam Bộ là hướng tiến công chủ yếu đánh. Văn Tiến Dũng - thượng tướng - 1972 trích ngang Sau khi phân tích tình hình địch, ta trên chiến trường Trị - Thiên (đặc biệt là tỉnh Quảng Trị) , Quân ủy Trung ương xác định chiến dịch tiến công

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan