Báo cáo “Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh” potx

69 1K 9
Báo cáo “Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh” potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn MỤC LỤC i Luận văn i Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh i MỤC LỤC ii Danh sách các bảng biểu iii Danh sách các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ iv LỜI MỞ ĐẦU v NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT vii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG PHÍ TẠI NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH xxiii MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẮT GIẢM LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH xlix KẾT LUẬN 66 Tài liệu tham khảo 68 Phụ lục 69 Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 ii §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn Danh sách các bảng biểu Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa công cụ và mục tiêu của loại bỏ lãng phí xxii Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 – 2008 xxvii Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu tài chính cơ bản xxviii Bảng 2.4: Chỉ tiêu khả năng sinh lợi xxix Bảng 2.5 : Bảng phân tích các bộ phận xảy ra lãng phí xxxvi Bảng 2.6: Lãng phí do sản phẩm hỏng tại phân xưởng ép xxxix Bảng 2.7 Lãng phí do khuyết tật sản phẩm tại xưởng Anode và sơn Film xl Bảng 2.8: Báo cáo sản lượng sản xuất năm 2008 xli Bảng 2.9 : Chi phí đơn vị lưu kho sản phẩm xlii Bảng 2.10. Bảng xuất nhập vật tư trong kỳ năm 2008 xliii Bảng 2.11 Tổng hợp các loại lãng phí xlvii Bảng 3.12. Tính toán chi phí sản xuất theo giá thành đơn vị sản phẩm 51 Bảng 3.13. Nguyên nhân gây lỗi sản phẩm ép 52 Bảng 3.14 Phân tích sai lỗi sản phẩm ép 54 Bảng 3.15. Thống kê lỗi sản phẩm tại phân xưởng Anode 55 Bảng 3.16 . Thời gian nguyên công sửa khuôn 58 Bảng 3.17 . Ma trận mức độ quan trọng của các bộ phận xưởng ép 61 Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 iii §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn Danh sách các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ Hình 2-1: Nhà máy nhôm Đông Anh – DAA ( Dong Anh Aluminium) xxiii Hình 2-2: Dây chuyền đùn ép nhôm thanh định hình 1350T xxxi Hình 2-3: Mặt cắt của máy ép nhôm định hình xxxiii Hình 3-4 : Mặt bằng sau khi qui hoạch 63 Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 iv §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chi phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. Giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng đó là điều mà không chỉ quản lý sản xuất hướng đến. Mục tiêu của quản lý sản xuất là: rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm, tăng cường tính linh hoạt của doanh nghiệp, góp phần động viên khuyến khích người lao động để họ quan tâm tới kết quả chung của doanh nghiệp. Và một trong những yếu tố quan trọng khác nữa là giảm chi phí sản xuất (các loại lãng phí trong sản xuất, mua sắm, trả lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tài chính…) Lãng phí trong sản xuất xảy ra khi mà các hoạt động sản xuất được thực hiện mà không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lean (Lean Enterprise Institute) tại Mỹ chỉ ra rằng có đến hơn 60% hoạt động ở một công ty sản xuất đặc trưng có khả năng được loại bỏ. Trong thời đại ngày nay, các nhà sản xuất đang phải đối mặt với những thách thức về cải tiến, nâng cao công tác phục vụ khách hàng với yêu cầu thực hiện nhanh hơn, phản ứng nhanh hơn và giảm mạnh mẽ các chi phí. Do đó, việc cắt giảm các lãng phí được xem như là một mục tiêu đầu tiên và quan trọng khi doanh nghiệp muốn tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình . Do tính chất quan trọng của việc cắt giảm lãng phí và qua thực tế tìm hiểu ở nhà máy sản xuất nhôm Đông Anh, em quyết định chọn đề tài “Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh”. Mục tiêu của đề tài : - Hệ thống hóa những kiến thức về quản lý sản xuất và lãng phí trong sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp theo triết lý sản xuất LEAN. - Phân tích, tính toán các lãng phí mà nhà máy nhôm Đông Anh gặp phải trong quá trình sản xuất. - Đưa ra các biện pháp nhằm cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh. Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 v §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê toán và khảo sát thực tế. Những đóng góp thực tiễn : - Xác định được các vấn đề gây ra lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh. - Giảm bớt các lãng phí bằng các biện pháp thực tiễn góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy. Theo đó, đồ án gồm 3 chương với các nội dung như sau : Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý sản xuất và lãng phí trong sản xuất. Giới thiệu tổng quan về quản lý sản xuất, những lý luận cơ bản về lãng phí trong sản xuất. Phân loại lãng phí, các công cụ và phương pháp phát hiện và cắt giảm lãng phí trong sản xuất. Chương II: Phân tích tình hình quản lý sản xuất và lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh. Chương này giới thiệu hệ thống sản xuất của nhà máy nhôm Đông Anh và tập trung phân tích các loại lãng phí tại nhà máy trong năm 2008. Chương III: Một số giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy nhôm Đông Anh. Chương này phân tích và đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, tính toán chi phí, hiệu quả kỳ vọng của các biện pháp khi thực hiện. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Danh Nguyên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy nhôm Đông Anh. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình trình bày chắc chắn không tránh được những sai sót, kính mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Khuất Hồng Quân Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 vi §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT 1.1. Sản xuất và quản lý sản xuất : Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Một doanh nghiệp không phải là một đơn vị độc lập mà nó sống trong môi trường của nó. Trong môi trường đó các doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi vật chất và thông tin. Các doanh nghiệp mua yếu tố sản xuất từ phía các nhà cung cấp, tiêu thụ sản phẩm của mình cho những người tiêu dùng. Trong mối quan hệ với môi trường sống chúng ta phân biệt ba loại dòng sau đây: - Dòng vật chất: Nguyên vật liệu, năng lượng, các loại dụng cụ và trang thiết bị công nghệ, các đơn vị lắp ráp mua ngoài; các bán thành phẩm, thành phẩm của quá trình sản xuất. - Dòng thông tin: Quảng cáo, chiêu hàng, các đơn vị đặt hàng, các hóa đơn chứng từ và mọi sự trao đổi với môi trường kinh tế, xã hội, luật pháp, khoa học và kỹ thuật… - Dòng tài chính: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty, các khoản vay ngân hàng, trả tiền của khách hàng, trả người cung cấp, nộp thuế, trả lương, lãi vay, phân chia lợi nhuận, các khoản phạt… - Các dòng trên không chỉ là sự trao đổi tương tác giữa các doanh nghiệp với môi trường mà còn tồn tại ngay trong long doanh nghiệp như trong các xưởng sản xuất, trong các phòng ban quản lý chức năng. Quản lý sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp đó xuất hiện. Nói cách khác quản lý sản xuất có cùng tuổi đời với doanh nghiệp. Vì sao người ta nói đến quản lý sản xuất ngày càng nhiều ? Câu trả lời là: Luôn luôn có sự thay đổi về điều kiện và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 vii §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn Nghiên cứu sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, người ta chia ra ba giai đoạn trong sự biến đổi của môi trường doanh nghiệp. Giai đoạn 1: Là giai đoạn mà có sự tăng nhanh của sản xuất và thị trường, lợi nhuận cao, cung thấp hơn cầu. Chức năng quản lý chủ yếu của doanh nghiệp là kỹ thuật và công nghệ sản xuất, phương châm của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là “sản xuất rồi bán”. Các đặc điểm chủ yếu ở giai đoạn này là: Sản xuất với số lượng tối ưu, dự trữ hợp lý bán thành phẩm giữa các nơi làm việc, sản xuất theo loạt, chu kỳ sản phẩm cố định và quản lý thủ công. Khi cung và cầu được cân bằng chúng chuyển sang giai đoạn thứ hai. Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn khách hàng có sự lựa chọn nhà cung cấp, ở giai đoạn này phương châm của các nhà sản xuất đó là : “sản xuất những gì sẽ bán được”. Trong giai đoạn này cần phải có các dự báo tương lai, tự chủ họat động sản xuất, tổ chức tốt dự trữ thành phẩm và vật tư, thanh toán nhanh các khoản tồn đọng, tuân thủ kỳ hạn… Giai đoạn 3: Từ giai đoạn hai thị trường nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 ở đó tồn tại một lượng cung dư (cung lớn hơn cầu): Một sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp trước sự chứng kiến của những khách hàng “khó tính”. Sự cạnh tranh này đòi hỏi phải tự chế ngự được chi phí sản xuất, đòi hỏi chất lượng sản phẩm tốt, thời gian cung cấp sản phẩm nhanh, độ tin cậy lớn. Sản xuất lọat nhỏ là đặc điểm nổi bật của giai đoạn này. Chu kỳ sống của sản phẩm được rút ngắn đòi hỏi phải luôn luôn đổi mới sản phẩm. Doanh nghiệp phải có sự thích ứng nhanh về kết cấu sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Doanh nghiệp có xu hướng “sản xuất những gì đã bán được”, sản xuất theo đơn đặt hàng, bán trước sản xuất sau. Trong giai đoạn này mối lo của các doanh nghiệp là chiến lược sản xuất phải thích ứng với sự biến đổi của mộ trường và kiểm tra tính chính xác quá trình quản lý. Hơn nữa xác định sớm mâu thuẫn giữa giá - chất lượng; giữa giá - loạt nhỏ… và phải có sự thỏa hiệp các mâu thuẫn đó để nhận được sự phù hợp chung. 1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất : - Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm. - Tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm. - Tăng cường tính linh họat của doanh nghiệp. Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 viii §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn - Giảm chi phí sản xuất (các loại lãng phí trong sản xuất, mua sắm. trả lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tài chính…) - Góp phần động viên khuyến khích người lao động để họ quan tâm tới kết quả chung của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên có hai phương hướng hoạt động chính đó là : 1.2.1. Quản lý dòng sản xuất : 1.2.1.1. Dòng thông tin : Quản lý sản xuất đòi hỏi phải quản lý toàn bộ quá trinh cung ứng sản phẩm (nghiên cứu, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và theo dõi…). Thông tin cần phải tin cậy và chính xác và chọn lựa sao cho có ý nghĩa đối với từng bộ phận và từng người có liên quan. 1.2.1.2. Dòng vật chất : Cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm đòi hỏi : - Tuân thủ các cam kết (đúng thời gian, đúng chất lượng, đúng số lượng và đúng chủng loại). - Giảm chu kỳ sản xuất sản phẩm bằng cách tác động tới mọi giai đoạn của quá trình sản xuất(dự trữ, tiếp nhận, sản xuất, bán thành phẩm, tại chế phẩm sản xuất cuối cùng). 1.2.2. Kế hoạch hóa quá trình sản xuất: Thực tế luôn có sự sai khác giữa dự báo và thị trường nơi mà một doanh nghiệp muốn thâm nhập. Vì vậy kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất có tính thời gian chờ đợi, thời gian máy hỏng,…và phân tích , đánh giá, dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất phải được điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với mọi điều kiện biến động của nhu cầu. Điều đó làm cho quản lý sản xuất trở thành một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, với các yêu cầu của quản lý sản xuất là : - Chất lượng sản phẩm cao. - Đảm bảo khả năng họat động tốt của hệ thống sản xuất, các thiết bị và các xưởng sản xuất đựơc sắp xếp phù hợp với dòng di chuyển vật chất. - Quản lý tốt các nguồn lực (con người, vật chất, và tài chính). Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 ix §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn 1.3. Một số lý luận cơ bản về lãng phí trong sản xuất : 1.3.1. Sự cần thiết của việc loại bỏ lãng phí trong sản xuất: Mục tiêu của doanh nghiệp là mang lại giá trị (gia tăng) cho khách hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm khách hàng mong muốn. Nói cách khác, khách hàng luôn sẵn lòng trả tiền mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi họ hài lòng về giá trị của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều hoạt động của doanh nghiệp không mang lại giá trị mà khách hàng mong muốn. Đó chính là việc tạo ra các lãng phí. Về tổng thể, các hoạt động tác nghiệp sản xuất theo quan điểm giá trị có thể được chia thành ba nhóm sau: (i) Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (Value-added activities) là các hoạt động chuyển hoá nguyên vật liệu trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. (ii) Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Bất kỳ những gì không tạo ra giá trị tăng thêm có thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm. (iii) Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại. Dạng lãng phí này có thể được loại trừ về lâu dài chứ không thể thay đổi trong ngắn hạn. Chẳng hạn như mức tồn kho cao được yêu cầu dùng làm kho “đệm” dự phòng có thể dần dần được giảm thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn. Như vậy, để gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng suất, doanh nghiệp sẽ phải tập trung chủ yếu vào mục tiêu loại bỏ những họat động không tạo ra giá trị tăng thêm. Loại bỏ các hoạt động không tạo gia giá trị tăng thêm giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 x . của việc cắt giảm lãng phí và qua thực tế tìm hiểu ở nhà máy sản xuất nhôm Đông Anh, em quyết định chọn đề tài “Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh”. . văn Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh §å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn MỤC LỤC i Luận văn i Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm. tích các loại lãng phí tại nhà máy trong năm 2008. Chương III: Một số giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy nhôm Đông Anh. Chương này phân tích và đưa ra các biện pháp cắt giảm

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Sản xuất và quản lý sản xuất :

  • 1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất :

    • 1.2.1. Quản lý dòng sản xuất :

      • 1.2.1.1. Dòng thông tin :

      • 1.2.1.2. Dòng vật chất :

      • 1.2.2. Kế hoạch hóa quá trình sản xuất:

      • 1.3. Một số lý luận cơ bản về lãng phí trong sản xuất :

        • 1.3.1. Sự cần thiết của việc loại bỏ lãng phí trong sản xuất:

        • 1.3.2. Lãng phí trong sản xuất :

          • 1.3.2.1. Định nghĩa :

          • 1.3.2.2. Phân loại lãng phí trong sản xuất :

            • a. Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over-production)

            • b. Lãng phí do khuyết tật (Defects)

            • c. Lãng phí do tồn kho (Inventory)

            • d. Lãng phí do vận chuyển (Transportation)

            • e. Lãng phí do chờ đợi (Waiting)

            • f. Lãng phí do thao tác (Motion)

            • g. Lãng phí do gia công thừa (Over-processing)

            • 1.3.3. Phương pháp phát hiện ra lãng phí :

            • 1.4. Một số công cụ và phương pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất:

              • 1.4.1. Quản lý chất lượng ngay từ gốc :

              • 1.4.2. Bố trí mặt bằng sản xuất:

              • 1.4.3. Phương pháp Just In Time (JIT) :

                • 1.4.3.1. Chuẩn hóa qui trình:

                • 1.4.3.2. Giảm thời gian chuyển đổi/chuẩn bị:

                • 1.4.3.3. Kanban

                • 1.5. Kết luận :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan