Giáo án 4 - Tuần 28-2 buổi

25 466 0
Giáo án 4 - Tuần 28-2 buổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B TUẦN 28 Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009 Tiếng Việt ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II ( Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu : - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kỹ năng đọc hiểu. Yêu cầu H về kỹ năng đọc thành tiếng: H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kỳ II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu của học kỳ II để H bốc thăm. III. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài 2.Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng. - Từng H lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài 1 – 2 phút). - H đọc trong sgk hoặc học thuộc lòng bài tập đọc mà mình bốc thăm. - T đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. H trả lời. -T cho điểm theo qui định của Bộ. Nếu H đọc chưa đạt yêu cầu cần tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lại giờ sau. 3. Tóm tắt lại bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất. - H đọc yêu cầu bài tập - T: Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể ? (Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa). -H làm bài vào phiếu. Viết tên bài, nêu nội dung chính và các nhân vật có trong truyện. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng lao độ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc Trần Đại Nghĩa Giáo viên Trần Minh Việt Trang 1 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 4. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học Dặn H về nhà xem lại các bài học về 3 kiểu câu: Ai làm gì?; Ai thế nào?; Ai là gì?. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H củng cố kỹ năng - Nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học - Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích hình bình hành và hình thoi. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : - 2 H lên bảng nêu lại công thức tính diện tích hình bình hành và diện tích hình thoi. B. Thực hành * Bài tập 1: - H quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sgk, lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là câu phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng. -VD. d, “Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau” là một phát biểu sai, do đó ghi chữ S. * Bài tập 2: - 1H nêu yêu cầu bài tập. T tổ chức cho H thảo luận theo nhóm 2. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. T và lớp kết luận. VD. Trong hình thoi PQRS thì “PQ không song song với PS” – Đây là câu trả lời đúng. H chọn chữ Đ rồi ghi vào ô trống. * Bài tập 3. T nêu yêu cầu bài tập. -H lần lượt tính diện tích từng hình. Sau đó so sánh số đo diện tích từng hình (cùng đơn vị đo là cm 2 ). *Kết luận: Hình vuông là hình có diện tích lớn nhất. * Bài tập 4: H nêu yêu cầu của bài. -H giải bài tập vào vở. 1H lên bảng chữa bài. Bài giải: Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 – 8 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật là: Giáo viên Trần Minh Việt Trang 2 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B 18 x 10 = 180 (m 2 ) Đáp số: 180 m 2. C. Củng cố, dặn dò : - T nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem kĩ các bài tập đã luyện.  Tiếng Việt ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II ( Tiết 2) ÔN CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I. Mục đích, yêu cầu - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy. - Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì ?; Ai là gì ?; Ai thế nào ? II. Đồ dùng dạy học : Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1. Ba tờ giấy khổ to để 3 H làm BT2. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nghe viết chính tả: Hoa giấy -T đọc đoạn văn Hoa giấy, H theo dõi trong sgk. -H đọc thầm lại đoạn văn. Nhắc H chú ý những từ đễ viết sai. -T hỏi về nội dung đoạn văn. (Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy). T giới thiệu tranh ảnh về hoa giấy. -H gấy sgk, T đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu để H viết. -T đọc, H soát lỗi. -T chấm chữa 8 bài. H đưa bài chon bạn cùng soát lỗi. 3. Đặt câu - H đọc bài tập 2. T: +BT2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học ? (Ai làm gì ?) + BT2b yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu gì? (Ai thế nào ?) + BT2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng vơi kiểu câu gì ? (Ai là gì ?) - H làm bài vào vở bài tập. Đọc kết quả bài làm. -T nhận xét, mời 3 H làm phiếu dán kết quả lên bảng. -T chấm điểm bài làm tốt, chốt lại kết quả đúng. VD: BT2a: Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam chơi đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy dứa bạn em thích đọc chuyện dưới gốc cây bàng. 4. Củng cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau  BUỔI CHIỀU Bồi dưỡng phụ đạo Tiếng Việt: Giáo viên Trần Minh Việt Trang 3 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục đích, yêu cầu -Giúp các đối tượng H luyện tập về các kiểu câu kể đã học. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập a. Bài dành cho H yếu, trung bình . Tìm 3 kiểu câu kể đã học trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu. Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt sỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. - HS: Nhắc lại khái niệm 3 kiể câu kể đã học - T: Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về 3 kiểu câu kể đã học. - H suy nghĩ, làm bài vào vở, nêu câu trả lời. -T chốt lại câu trả lời đúng. VD: - Câu: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Kiểu câu Ai là gì ? Tác dụng: giới thiệu nhân vật “tôi” - Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi từng cây một. Kiểu câu Ai là gì ?. Tác dụng: giới thiệu những hoạt động của nhân vật “tôi” - Câu: Buổi chiều một cách lạ lùng. Câu kể: Ai thế nào ?. Tác dụng: kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng chài ven sông. b. Bài dành cho H giỏi Hãy viết một đoạn văn ngắn về nhân vật Ga-vrốt trong truyện: Ga-vrốt ngoài chiến luỹ. Trong đoạn văn sử dụng 3 kiểu câu kể đã học. -H viết đoạn văn vào vở, đọc đoạn văn của mình trước lớp, nêu rõ từng loại câu kể đã học được sử dụng trong từng câu của đoạn văn. -T nhận xét, khen những H viết đúng và hay. 3. Củng cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học  Tiếng Việt LUYỆN VIẾT I .Mục đích yêu cầu: - HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài luyện viếttuần 14, 15 trong vở luyện viết Tập II - Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập - Chẩn bị cho đội HS thi chữ viết cấp trường II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1.Luyện vết chữ hoa. Giáo viên Trần Minh Việt Trang 4 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa. - HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết. - GV: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:S, T, V, L, C, M - T: Sửa những nét H viết sai, cho H luyện lại những nét viết sai đó. - HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên. - GV: Nhận xét sửa sai các nét cho HS. 2. Luyện viết vào vở: - T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở luyện viết để viết cho đẹp. - T: Lưu ý HS quan sát thật kĩ mẫu chữ ở vở để viết cho đúng mẫu. - Cách trình bày bài ca dao - HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở - T: Ra thêm một đoạn văn cho 1HS giỏi thi chữ viết cấp huyện - T: Chấm bài và nhậ xét kĩ lỗi của HS 3. Nhận xét bài viết của HS. - GV: Xem và chấm bài một số em. - GV: Nhận xét bài viết của HS. - Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của HS. 4. Củng cố dặn dò: - GV: Nhận xét giờ học, nhắc những hs viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà. o0o Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố cách tính diện tích hình bình hành và hình thoi. - Giải toán có phân số. II. Các hoạt động D-H * Bài 1: Một hình bình hành có độ dài đáy là 18cm, chiều cao bằng 9 5 độ dài đáy. Tính diện tích hình bình hành đó. - HS: Nêu các bước giải bài toán, giải vào vở - HS: 1em chữa bài bảng lớp VD: Giải Chiều cao hình bình hành là: 18 x 5 : 9 = 10 (cm) Diện tích hình bình hành là: 18 x 10 = 180 (cm 2 Đáp số: 180 cm 2 Giáo viên Trần Minh Việt Trang 5 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B * Bài 2: Hình thoi ABCD có đường chéo AC là 20cm, độ dài đường chéo BD bằng 5 3 độ dài đường chéo AC. Tính diệntích hình thoi ABCD HS: Tự giải bài toán. - T: Tổ chức chữa bài và yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi. * Bài 3: Tìm x a) 16 15 4 3 =+ x b) 9 8 7 3 =xx c) x - 5 2 3 1 = - HS: Tự làm bài vào vở. - T: Chấm bài một số em và tổ chức chữa bài III. Nhận xét dặn dò - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các bài tập đã làm. o0o Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009 Toán GIỚI THIỆU TỈ SỐ I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H: - Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của hai số đó. - Biết đọc, viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu tỉ số: 5 : 7 và 7 : 5 -T nêu VD: Một đội có 5 xe tải và 7 xe khách, vẽ sơ đồ minh hoạ. -T nêu: Số xe tải -Số xe khách Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay 7 5 (5 chia 7 hay 5 phần 7). - Tỉ số này cho biết số xe tải bằng 7 5 số xe khách. - Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay 5 7 (7 chia 5 hay 7 phần 5) Tỉ số này cho biết số xe khách bằng 5 7 số xe tải. 2. Giới thiệu tỉ số a : b (hay b a ): T kẻ bảng như ở sgk. Số thứ nhất Số thứ hai Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai 5 7 5 : 7 hay 5 7 3 6 3 : 6 hay 6 3 a b (khác 0) a : b hay b a Giáo viên Trần Minh Việt Trang 6 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B H lập tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai T lưu ý: viết tỉ số không kèm theo tên đơn vị 3. Thực hành * Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập. T hướng dẫn H cách viết. Viết tỉ số của a và b biết: A, a = 2; b = 3 thì b a = 3 2 . Hoặc tỉ số của a và b là 3 2 -H làm các câu còn lại vào bảng con. Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài toán, làm bài vào vở, 1H làm bảng lớp. a, Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là: 8 2 b, Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là : 2 8 Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập. H làm bài vào vở. Nối tiếp nêu kết quả. Tổng số H cả tổ là : 5 + 6 = 11(em) a. Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là : 11 5 b. Tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ là: 11 6 Bài tập 4: H đọc bài toán, lớp suy nghĩ, vẽ sơ dồ đoạn thẳng và giải bài toán: Bài giải: Số trâu trên bãi cỏ là: 20 : 4 = 5 (con) Đáp số : 5 con 4. Củng cố, dặn dò: -T nhận xét giờ học o0o Tiếng Việt ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 3) I. Mục đích, yêu cầu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng. - Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Cô Tấm của mẹ. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng: 1/3 số H trong lớp. - T: Tổ chức thực hiện như tiết 1 3. Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính. Giáo viên Trần Minh Việt Trang 7 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B -H nêu yêu cầu bài tập 2, suy nghĩ nêu miệng nội dung chính của từng bài. T ghi vào băng kẽ sẵn trên lớp. H đọc lại bảng tổng kết. Tên bài Nội dung chính Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của Sầu riêng, loại cây ăn quả đặc sắc của Miền Nam. Chợ Tết Bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp tết. 4. Nghe viết: Cô Tấm của mẹ -T đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ . -H theo dõi sgk. -H quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm bài thơ. -T lưu ý cách trình bày kiểu thơ lục bát. -T: Bài thơ nói lên điều gì ? (Khen cô bé ngoan giống cô Tấm xuống trần) -H gấp sgk, T đọc từng câu ngắn hoặc từng bộ phận cho H viết. Viết xong, H đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả. -T chấm chữa 10 bài, nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. o0o Tiếng Việt ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 4) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục đích, yêu cầu: - Hệ thống các từ ngữ, thành ngữ, tục gữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. - Rèn kỹ năng lụa chọn và kết hợp từ qua các bài tập đọc điền từ vào chỗ trống để tạo thành cụm từ. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Bài tập 1, 2: 3. - T: Các em đã được học những chủ điểm nào trong học kì II? -Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ thuộc 3 chủ điểm Người ta là hoa đất,Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. -H nêu yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm 3: Mở lời giải trong 2 tiết LTVC ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học ra phiếu. -Đại diện các nhóm nhìn vào phiếu trình bày, T nhận xét, cho điểm những nhóm hệ thống hoá vốn từ tốt nhất. Giáo viên Trần Minh Việt Trang 8 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B VD: Chủ điểm Người ta là hoa đất Từ ngữ Thành ngữ Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba Người ta là hoa đất Những đặc điểm của cơ thể khoẻ mạnh,vạm vỡ, cân đối, chắc nịch, cưòng tráng Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 3. Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập 3. - HS: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống. -T hướng dẫn: Ở mỗi chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa. -H làm vào vở, T mở phần bảng lớp đã ghi sẵn nội dung bài tập. 3H lên bảng làm bài. -Lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng. VD: Lời giải a) + Một người tài đức vẹn toàn + Nét chạm trổ tài hoa. + Phát hiệnvà bồi dưỡng những tài năng trẻ C. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học . Dặn H ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. o0o Đạo đức: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG I. Mục đích, yêu cầu : Học xong bài này, H có khả năng: - Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông, đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. - Có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông. - Biết tham gia giao thông an toàn. II. Đồ dùng dạy học : -Một số mẫu biển báo giao thông. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 6 thông tin sgk trang 40. - HS: Các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. - HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác trao đổi, bổ sung. - T nêu kết luận. 2. Thảo luận nhóm (BT1 - sgk) -T chia H thành nhóm 2: Quan sát tranh. -H quan sát tranh và trả lời câu hỏi: +Nội dung các bức tranh nói về điều gì ? Giáo viên Trần Minh Việt Trang 9 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + Những - việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa ? + Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông ?. Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. -T kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là chấp hành đúng luật giao thông. 3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 3 -T giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống ở sgk. -H dự đoán kết quả ở từng tình huống. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -T kết luận: Các việc làm trong tình huống ở BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông. Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. 4. Hoạt động tiếp nối: -HS: Tìm hiểu biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa của các biển báo đó. o0o Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009 Thể dục BÀI 55 I. Mục đích, yêu cầu - Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn sự khéo léo. II. Địa điểm: -Sân trường. -Dụng cụ: Dây nhảy, bóng. III. Các hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: - T nhận lớp, nêu yêu cầu, mục đích giờ học. - H thực hiện các động tác khởi động. - H ôn lại bài thể dục phát triển chung. - HS: Ôn nhảy dây. 2. Phần cơ bản. 1. Môn tự chọn. a. Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi: -H tập theo đội hình hàng ngang và vòng tròn do tổ trưởng và lớp trưởng điều khiển. -Khoảng cách giữa em nọ với em kia tối thiểu là 1,5 m - T: Theo dõi và uốn năn động tác choHS - HS: Thi tâng cầu bằngđùi giữa các nhóm b. Trò chơi vận động. -Trò chơi “Dẫn bóng”. Giáo viên Trần Minh Việt Trang 10 [...]... cảm - Ga-vrốt của chú bé Ga-vrốt, bất - Ăng-giôn-ra chấp hiểm nguy, ra ngoài - Cuốc-phây-rắc chiến luỹ nhặt đạn tiếp tế Giáo viên Trần Minh Việt Trang 11 Trường tiểu học Vĩnh Kim Dù sao trái đất vẫn quay Con sẻ cho nghĩa quân Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ Giáo án lớp 4B - Cô-péc-ních -. .. số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần) Số bé là : 99 : 9 x 4 = 44 Số lớn là : 99 – 44 = 55 Đáp số: Số bé : 44 Số lớn : 55 4 Củng cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách giải dạng toán -o0o Khoa học ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I Mục đích, yêu cầu - Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng thực hành và thí nghiệm - Củng cố những kỹ năng... Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi - H chơi thớiau đó chơi chính thức và thi giữa các tổ - T: Theo dõi HS chơi và nhắc HS chú ý an toàn khi chơi 3 Phần kết thúc -H thực hiện một số động tác hồi tĩnh - H:Đứng vỗ tay hát một bài -T nhận xét, đánh giá kết quả giờ học - T nhắc H: ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau Ôn tâng cầu bằng đùi -o0o ... năng lượng - H biết yêu thiên nhiên và thái độ tôn trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật II Đồ dùng dạy học : - Các đồ dùng phuc vụ thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt, Giáo viên Trần Minh Việt Trang 14 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B III Các hoạt động dạy học 1 Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ôn tập - Mục tiêu : Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng - Cách tiến... cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học -o0o Toán LUYỆN TẬP I Mục tiêu - HS: Luyện về giải các dạng toán có lời văn đã học II Các hoạt động D-H * Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 268 m Chiều rộng kém chiều dài 24 m Tính diện tích thửa ruộng đó - HS: Xác định dạng toán, tóm tắt bài toán - HS: Nêu cách giải bài toán: Tìm nửa chu vi – Tính chiều dai, chiều rộng... Số cam đã bán là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả) Số quýt đã bán là: 280 – 80 = 200 (quả) Đáp số: Cam: 80 quả Quýt: 200 quả *Bài tập 3: H nêu bài toán, suy nghĩ, xác định dạng toán, nêu các bước giải Giáo viên Trần Minh Việt Trang 18 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Bài giải: Tổng số H cả hai lớp: 34 + 32 = 66 (học sinh) Số cây mỗi H trồng được là: 330 : 66 = 5 (cây) Lớp 4A trồng được là: 34 x 5 = 170... tác - Trò chơi “Trao tín gậy” Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức nhanh II Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn tập luyện - Dây nhảy cho H, tín gậy III Các hoạt động dạy học 1 Phần mở đầu - T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học Giáo viên Trần Minh Việt Trang 21 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - H khởi động - Ôn bài thể dục phát triển chung - Thi... Số lớn là: 72 – 12 = 60 Đáp số: Số bé: 12 Số lớn: 60 *Bài tập 4: Mỗi H tự đặt 1 đề toán theo số liệu đãcho ở bài tập rồi giải bài toán đó Giáo viên Trần Minh Việt Trang 23 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B -T chọn một vài đề để cả lớp phân tích, nhận xét -T nhận xét, chấm điểm 4 Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học -o0o Khoa học ÔN TẬP:VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiếp... bài toán vào vở - T hướng dẫn H vẽ nếu không vẽ sơ đồ thì có thể diễn đạt như sau: Bài giải: Giáo viên Trần Minh Việt Trang 13 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Biểu thị số bé là hai phần bằng nhau thì số lớn là 7 phần như thế Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7 = 9 (phần) Số bé là : 333 : 9 x 2 = 74 Số lớn là : 333 – 74 = 259 Đáp số: Số bé: 74 Số lớn: 259 * Bài tập 2: - H nêu bài toán, vẽ sơ đồ và... áo tứ thân Giáo viên Trần Minh Việt Trang 15 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu - HS: Làm bài vào vở, 3 em làm bảng nhóm, đính bảng - Lớp cùng T nhậ xét, chốt lời giải đúng - HS: Nhắc lại khái niệm Danh từ, Động từ, Tính từ * Bài 2: Viết một đoạn văn từ 5-7 câu về trường (lớp) của e Trong đó có sử dụng các kiểu câu kể đã học - HS: Viết bài vào vở - HS: Nối . khuất phục - Bác sỹ Ly - Tên cướp biển Ga-vrốt ngoài chiến luỹ Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn tiếp tế - Ga-vrốt - Ăng-giôn-ra - Cuốc-phây-rắc Giáo. học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B cho nghĩa quân Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học - Cô-péc-ních - Ga-li-lê Con sẻ Ca. nhau là: 4 + 5 = 9 (phần) Số bé là : 99 : 9 x 4 = 44 Số lớn là : 99 – 44 = 55 Đáp số: Số bé : 44 Số lớn : 55 4. Củng cố, dặn dò : -T nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách giải dạng toán.

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan