Thóp căng, cổ cứng, coi chừng viêm màng não docx

8 379 0
Thóp căng, cổ cứng, coi chừng viêm màng não docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thóp căng, cổ cứng, coi chừng viêm màng não Sốt cao, nôn ói, đau đầu, cứng cổ, thóp căng là những dấu hiệu nguy hiểm; nếu không điều trị hay điều trị trễ, trẻ có thể tử vong hoặc bị các di chứng não úng thủy, yếu liệt chân tay, động kinh, điếc, hoặc không còn nhận biết được người thân. Ngày 13-6, 12 bệnh nhi mắc bệnh viêm màng não nằm la liệt trong phòng 107 của Khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 1. Bệnh nhi nhỏ nhất của phòng mới được 2,5 tháng tuổi, là bé trai Hoàng Thiên Ân (ở quận 12, TP.HCM). Trước khi vào bệnh viện, bé đã sốt cao 2 ngày, mê man, uống thuốc cũng Bé Ngô Thị Trâm Anh - Trà Vinh, 7 tuổi, bị sốt cao, nôn ói, co giật do bệnh viêm màng não. không thấy hạ nhiệt. Mẹ bé Ân cho biết, bé ngủ hay giật mình, bứt rứt, và rất đau đớn. Thóp bé căng phồng. Còn bệnh nhi Lâm Lê Minh, 7 tuổi, được chuyển viện từ An Giang lên sau hơn 10 ngày điều trị. Những ngày đầu, bé Minh thường sốt rất cao - có khi lên đến 40 o C, nôn ói, đau bụng. Khi nằm thì không sao, nhưng mỗi khi ngồi dậy, bé thấy đau nhức dữ dội, nhất là nhức đầu, nhức mắt. Sốt cao, cổ cứng, thóp phồng: Biểu hiện nguy cấp Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, viêm màng não là một bệnh lý thường gặp ở Khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 1, đứng hàng thứ hai sau bệnh tay chân miệng. Số lượng bệnh viêm màng não điều trị hàng năm trung bình từ 800-900 bệnh nhi. Hiện nay, ước tính trung bình mỗi ngày, khoa này có khoảng 30 trẻ viêm màng não. Cần đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ sốt cao, nôn ói, đau đầu, thóp phồng và cần cấp cứu ngay khi có có các dấu hiệu nặng như co giật, bỏ bú, bỏ ăn, li bì , hôn mê. Đối với trẻ chưa th ể đến bác sĩ khám ngay, có thể điều trị tại nhà, chủ yếu là hạ sốt. Quan trọng nhất là theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn. Do đó, Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu. Bệnh lây qua đường hô hấp. Siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu, sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở mọi nơi, bất kỳ lứa tuổi và thời điểm nào, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. "Thông thường viêm màng não do vi trùng hay đi theo sau mùa cảm cúm. Một số trẻ bị viêm màng não sau khi bị viêm tai mũi họng mà không được điều trị dứt điểm. Hoặc sau một trận cảm cúm đơn thuần, nhưng do sức đề kháng yếu nên vi trùng trong cổ họng có thể tấn công lên não" - BS. Khanh nói. Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh, ngay trong ngày đầu tiên của bệnh, hoặc chỉ sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi. Ở trẻ lớn, khi bị khi thấy các triệu chứng trên ngày càng nặng thì nên mang trẻ đến bệnh viện. viêm màng não, trẻ sẽ sốt cao, than đau đầu, đau gáy, ăn kém, nôn ói, cổ cứng. Còn ở trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh sẽ là sốt cao, bỏ bú, biếng chơi, ngủ nhiều, nôn ói, cổ cứng. Trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng. Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều. Khi nặng hơn, trẻ sẽ bị làm kinh, co giật, li bì, hôn mê. Các triệu chứng kể trên có thể không xảy ra theo trình tự và không xuất hiện ở mọi bệnh nhân. Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị. Viêm màng não do vi trùng: Có thể tử vong Viêm màng não có thể xảy ra ở bất cứ Theo các bác sĩ, viêm màng não do siêu vi trùng, chủ yếu xảy ra ở những trẻ lớn, bệnh có thể tự khỏi, như đa số các trường hợp nhiễm siêu vi trùng khác (nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp gây ra cảm cúm, ho, sổ mũi; nhiễm siêu vi trùng đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy, ói). Viêm màng não do siêu vi trùng không cần thiết phải điều trị kháng sinh và thời gian theo dõi tại bệnh viện chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trong khi đó, viêm màng não do vi trùng (viêm màng não mủ) thường xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt là trẻ mới sinh cho đến 12 tháng tuổi. Nếu nhập viện sớm và vi trùng không quá kháng thuốc, trẻ có thể khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường. "Nhưng, nếu không điều trị hay điều trị trễ, trẻ có thể tử vong hay để lại những hậu quả như não úng thuỷ, chậm phát triển tâm thần vận động như yếu liệt chân tay, tổn thương thần kinh như động kinh, nhất là di lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ lớn. Ảnh: H.Cát chứng điếc, nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân," BS. Khanh cảnh báo. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai. Ngoài ra, BS. Khanh cho biết, hiện nay Việt Nam có hai loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm màng não. Trong đó, vắc-xin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B) có thể ngừa được 80- 90% bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi. HIB là tác nhân chính gây ra bệnh viêm màng não cho trẻ. Ngoài ra vắc-xin này có thể ngừa được các bệnh tai mũi họng như viêm họng. Nhưng chi phí rất cao khoảng gần 300.000 đồng cho 1 liều vắcxin (cần phải chích từ 1-3 liều tùy theo tuổi và vắcxin này không cần thiết phải chích cho trẻ trên 5 tuổi vì vi trùng này rất khi ít gây viêm màng não ở trẻ trên 5 tuổi). Một loại khác là vắc-xin giúp trẻ phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu vắc-xin này cần phải chích nhắc lại mỗi 3 năm cho trẻ trên 18 tháng tuổi. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể khiến nguy cơ tử vong ở trẻ cao. . Thóp căng, cổ cứng, coi chừng viêm màng não Sốt cao, nôn ói, đau đầu, cứng cổ, thóp căng là những dấu hiệu nguy hiểm; nếu không điều. càng nặng hơn nếu không được điều trị. Viêm màng não do vi trùng: Có thể tử vong Viêm màng não có thể xảy ra ở bất cứ Theo các bác sĩ, viêm màng não do siêu vi trùng, chủ yếu xảy ra ở. bệnh viêm màng não. Trong đó, vắc-xin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B) có thể ngừa được 80- 90% bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi. HIB là tác nhân chính gây ra bệnh viêm màng não

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan