bài tập tình huống pháp luật

3 1.6K 16
bài tập tình huống pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập số 1: Xây dựng một tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của Tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà Tòa án đã áp dụng để có quyết định như vậy. Ghi chú: Các mục 1) và 2) đều nằm trong một tình huống. 1) Chia di sản của A: Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + (360.000.000 đồng : 2) = 1.140.000.000 đồng; A = 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng; A = 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng; B = 560.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 62.222.222 đồng; C = D = E = K = T = ( 560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng ) : 5 = 99.555.555 đồng , M = N (Thế vị) = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng. 2) Chia di sản của C: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng. BÀI LÀM Tình huống: Ông A kết hôn với bà B năm 1945. Có 5 người con chung là C, D, E, K và T. Anh C có vợ là H và có hai con chung là M và N. trong quá trình chung sống ông A góp vốn làm ăn chung với ông Q. không lâu sau đó ông A bị bệnh nặng nên đã rút vốn làm ăn ( tổng tài sản chung mà ông A và Q có là 360.000.000 đồng) về dưỡng bệnh. Biết mình khó qua khỏi nên ông A đã lập di chúc để lại cho các con toàn bộ di sản, mỗi người một suất bằng nhau (di chúc đã được đem công chứng ngay sau đó). Ngày 1 tháng 7 năm 1996 Anh C chở ông A vào viện khám, trên đường đi không may gặp tai nạn cả ông A và C đều tử vong tại chỗ. Sau khi ông A chết bà B đã mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B. Chia di sản thừa kế? 1) Chia di sản của A: Năm 1945 ông A kết hôn với bà B và trong suốt quá trình hôn nhân ông bà đã gây dựng được một khối tài sản chung là 1.140.000.000 đồng trong đó (số tiền 360.000.000 đồng : 2 là số tiền chung chia đôi do ông A góp vốn làm ăn với ông Q) Điều 27, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" Ngày 7 tháng 1 năm 1996 ông A gặp tai nạn chết như vậy di sản của ông A để lại sẽ là tổng tài sản chung của hai vợ chồng chia dôi tức là 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng. Khi ông A chết bà B đã lấy 10.000.000 đồng từ tài sản chung của hai vợ chồng để mai táng cho A nên di sản của ông A còn lại là 570.000.000đồng - 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng. điều 31 luật hôn nhân và gia đình quy định: " khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ thường hợp trong di chức có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản". Trước khi chết C có để lại di chúc và được công chứng nên hoàn toàn hợp pháp. trong di chúc ông A chỉ đề cập tới 5 người con mà không hề đề cập tới bà B, tức bà B đã bị ông A truất quyền thừa kế. Nhưng theo điều 669 Luật dân sự Việt Nam năm 2000 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: " Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hia phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1Điều 643 của bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Vậy theo pháp luật bà B được hưởng hai phần ba một suất tài sản là: 560.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 62.222.222 đồng. Theo di chúc, phần di sản còn lại của ông A được chia điều cho các con C, D, E, K, T, mỗi suất bằng ( 560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng ) : 5 = 99.555.555 đồng do C và A chết cùng thời điểm nên theo quy định tại Điều 641: Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm; Điều 677. Thừa kế thế vị: " Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống" Vậy phần di sản mà C được hưởng sẽ chia hai suất cho M = N = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng. 2. Chia di sản của C Anh C và ông A chết trong một vụ tai nạn, C không có di chúc để lại nên di sản của C sẽ chia theo pháp luật Khoản 1, Điều 675 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật: thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a, không có di chúc b, Di chúc không hợp pháp Điều 676: Quy định người thừa kế theo pháp luật 1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nôi, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nôi, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp này B, H, M, N cùng hàng thừa ké thứ nhất của C nên mỗi người được hưởng một suất thừa kế bằng nhau tức: B=H=M=N= 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng . theo pháp luật Khoản 1, Điều 675 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật: thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a, không có di chúc b, Di chúc không hợp pháp . Bài tập số 1: Xây dựng một tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của Tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà Tòa. vẫn được hưởng phần di sản bằng hia phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan