Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps

77 660 5
Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam 2 Mục Lục Lời nói đầu 3 CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 5 1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động 5 1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động 5 1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực 8 1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam 14 1.2.1 – Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở các nước 15 1.2.2 – Vấn đề xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong thời gian qua 17 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 20 2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 20 2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua 20 2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam 24 2.2 – Thị trường xuất khẩu lao động 41 2.2.1 - Thị trường truyền thống 42 2.2.2 - Thị trường mới 47 CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 53 3.1 - Định hướng phát triển XKLĐ 53 3.1.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước 53 3.1.2 - Mục tiêu trong những năm tới 55 3.2 - Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM. 60 3.2.1 - Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước 61 3.2.2 - Giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ 65 3.2.3 - Giải pháp đối với người lao động 71 Kết luận 75 Tài liệu tham khảo 78 Lời nói đầu Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của các nước bị khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 – 1998. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong thời gian tới. Nắm bắt được đặc điểm 3 vận động của thị trường lao động quốc tế, trong thời gian qua Việt Nam đã đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để mở rộng thêm một số thị trường lao động mới. Đặc biệt xuất khẩu lao động và chuyên gia được Đảng và nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm được Quốc Hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập mở cửa, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu lao động đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ ( xấp xỉ 1.6tỷ USD/năm ) cho gần nửa triệu lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn hiện đang ở 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua xuất khẩu lao động đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển.Vậy chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thương trường lao động quốc tế. Để giải quyết tốt vấn đề trên không hề dễ dàng.Chúng ta đòi hỏi sự nhập cuộc của những nhà quản lý ,các doanh nghiệp cũng như những người lao động đang quan tâm tới XKLĐ…Trên cơ sở đó chúng tôi đi tới xây dựng đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”. Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với tư liệu của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở việt Nam, những đánh giá của một số chuyên gia về thực tế vấn đề xuất khẩu lao động đang diễn ra trong những năm gần đây. Đề tài cung cấp một số thông tin về quan điểm về xuất khẩu lao động, thực trạng và đặc biệt là một số biện pháp tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Với mục tiêu trên đề tài được xây dựng với các nội dung chính như sau: Chương 1 – Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 2 – Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 3 – Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động. 1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động. Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế thị trường mở rộng, các dòng di chuyển lao động qua biên giới phức tạp và ngày càng mang đậm chất toàn cầu hóa. Theo cách đánh giá của tổ chức di dân quốc tế (IOM) có khoảng 5 185 triệu người,tức gần 3% dân số thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong số đố có 85 triệu người di chuyển vì mục đích làm việc (Theo tạp chí lao động và xã hội số 319). Tuy tất cả những người di chuyển qua biên giới để làm việc đều được coi là lao động, nhưng căn cứ vào danh nghĩa và tính chất thì việc di chuyển theo những con đường chính thức và hợp pháp có 3 dạng chính sau: Dạng thứ nhất là xuất khẩu lao động. Đây là dạng di chuyển lao động từ một nước này sang nước khác theo sự thu xếp chính thức giữa hai quốc gia để tham gia vào thị trường lao động ở nước đó căn cứ để quyết định số lao động, ngành nghề, thậm chí giới tính, độ tuổi là từ nhu cầu từ thị trương lao động của các nước đến. Lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc thuộc đối tượng này. Những người này làm việc có thời hạn và về nguyên tắc sẽ trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng. Trong nhiều năm nữa, về cơ bản, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lao động chứ chưa là nước nhập khẩu lao động. Dạng thứ hai là di chuyển lao động tự do trong một thị trường lao động thống nhất của một khối nước. Để có được thị trường thống nhất thì cần phải có sự nhất thể hoá về không gian kinh tế giữa các nước. Quá trình nhất thể hóa này cần thực hiện qua 5 bước. Thứ nhất là các nước trong khối dành cho nhau ưu đãi thương mại, thứ hai là xây dựng một khu vực mậu dịch tự do, thứ ba là tiến hành liên minh hải quan, thứ tư là thành lập thị trường chung và cuối cùng là thành lập liên minh kinh tế. Hiện nay, EU là khối duy nhất đã đạt được mức độ nhất thể hóa kinh tế đến bước thứ tư là thành lập thị trường chung, nghĩa là tất cả các thị trường bao gồm cả thị trường lao động của các nước thành viên đã trở thành thị trường chung, thống nhất, được điều chình bởi một hệ thống luật pháp chung áp dụng cho toàn khối. Di chuyển lao động dạng này chỉ có trong nội khối kinh tế nào đó, còn trong WTO không có cam kết nào liên quan tới dạng di chuyển lao động này. Như vậy, dù Việt Nam đã gia nhập WTO thì loại di chuyển theo kiểu này vẫn là tương lai xa. Dạng thứ ba là di chuyển thể nhân để thực hiện thương mại dịch vụ. Đây là một trong những cam kết bắt buộc khi gia nhập WTO, vấn đề không phải là có hay không có cam kết đối với loại di chuyển thể nhân mà là mức độ cam kết 6 “mở” của ta là bao nhiêu và theo lộ trình nào? Đây chính là câu chuyện nóng nhất liên quan tới di chuyển lao động giữa ta và tây trong các năm tiếp theo. Vấn đề khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện xuất khẩu lao động và ai là diện di chuyển thể nhân? Đó chính là công việc của những nhà làm chính sách. Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động còn đối tượng kia được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại. Hai đối tượng này không thể nhập làm một vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốc gia của họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” chung cho cả hai đối tượng trên. Vì vậy khi bàn về xuất khẩu lao động cần lưu ý phân biệt hai hiện tượng di chuyển này. Quan điểm về xuất khẩu lao động ở những nước khác nhau cũng có những nét riêng. Với Việt Nam, xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động. Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất của cá nhân như tính cần cù, kỹ năng, tinh xảo, khéo léo và khả năng hội nhập, giao lưu với các nền văn hóa, tôn giáo khác. Giá cả của sức lao động còn phụ thuộc vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động. Xuất khẩu lao động về mặt chính trị là tiến hành hợp tác góp phần hỗ trợ, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu lao động. Khác với các loại hình hàng hóa dịch vụ khác,đối với người đi xuất khẩu lao động, ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, thì khả năng hòa đồng cũng hết sức quan trọng để đảm bảo cho tương lai của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Bởi vậy, người lao động cần phải thực sự tôn trọng luật pháp và hòa hợp tốt với cộng đồng dân cư nước sở tại. Điều đó sẽ bảo đảm cho vị trí cá nhân được khẳng định, được quý mến, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, góp phần củng cố, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, thân thiện cộng đồng quốc tế giữa hai nước. Xuất khẩu lao động là một hoạt động hết sức nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến con người. Cho nên vấn đề về xuất khẩu lao động cũng gây ra một 7 số quan điểm bất đồng. Tùy theo những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau mà những ý kiến đánh giá về vấn đề này cũng khác nhau. Ở đề tài này chúng tôi xem xét xuất khẩu lao động theo quan điểm “xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động. Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hoà các mối quan hệ xã hội” và xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm rất hữu hiệu, và là một nguồn để thu lượng ngoại tệ cho đất nước trong những thời gian tới. 1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực Một trong những vấn đề thời sự sôi động và nóng bỏng nhất thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay trước hết phải kể đến vấn đề “xuất khẩu lao động” - vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động ở nước ngoài. Từ cả thập niên nay, nhất là trong giai đoạn hiện nay: sau khi nhà nước ta mở cửa hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, Việt Nam chính thức được tiếp nhận vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên khối ASEAN, hơn nữa lại được chính phủ Mỹ tuyên bố muốn tuyển chọn một số công nhân Việt Nam sang làm việc tại Mỹ, và được chính nhà nước khuyến khích nên vấn đề xuất khẩu lao động càng bùng nổ dữ dội hơn. Trong những ngày tháng này,tại nhiều thành phố trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, người ta không ngạc nhiên khi trông thấy hàng trăm thanh niên tuổi từ 19 đến 30 chen chúc trước các văn phòng dịch vụ trung gian “giới thiệu việc làm” mà nhiều nhất là làm việc ở nước ngoài tức là “xuất khẩu lao động”. Có không ít người phải ăn chực nằm chờ suốt đêm hay từ sáng tinh mơ trước các văn phòng dịch vụ với hy vọng mình sẽ may mắn có được một công việc ở nước ngoài. Bởi hầu hết các thanh niên này đều mang trong mình một hoài bão, một mục đích là bằng mọi giá phải xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng hơn cha mẹ của mình. Bởi cảnh sống nông nghiệp truyền thống ở nông thôn làm nhiều mà được ăn ít, có khi còn không đủ ăn. Hơn nữa do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong nước nên đất canh tác cũng bị thu hẹp, thêm vào đó là các công ty lớn nhỏ đua nhau mở các cơ sở sản xuất kinh doanh mới nên người dân cũng đua nhau bán đất để kiếm ít vốn để ra thành phố lập nghiệp chứ không chịu cảnh “con trâu 8 đi trước chiếc cày theo sau”. Còn những người ở thành thị cũng cảm thấy tương lai không được triển vọng hơn là bao nhiêu vì: đời sống thì giá cả ngày càng leo thang vùn vụt, đắt đỏ tốn kém đủ bề mà đi làm cho các công ty trong nước thì tiền công quá rẻ. Do đó, lối thoát tốt hơn là tìm cách để được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài. Vì ai nấy đều tin rằng ở ngoại quốc lương thưởng dù có thấp đi chăng nữa thì cũng còn cao hơn ở trong nước. Chính vì vậy mà rất nhiều người đổ xô đến các trung tâm giới thiệu việc làm để mong có cơ hội được làm việc ở nước ngoài. Chúng ta sẽ xem xét một cách khách quan về vấn đề đã được nêu ở trên đó là vấn đề “xuất khẩu lao động” để xem xét đâu là những điểm tích cực và đâu là những điểm tích cực. Những điểm tích cực Về vấn đề này, chắc chắn chúng ta cũng đã nghe những ý kiến phê bình chống đối. Những ý kiến này cho rằng xuất khẩu lao động là một hình thức bắt dân mang thân đi làm nô lệ cho ngoại quốc. Tuy nhiên, những ý kiến này không phải là hoàn toàn chủ quan và thiếu cơ sở. Thật vậy, nhìn vào hiện tình đời sống của một số lao động Việt Nam ở các nước như: Indonesia, Malaisia, Thái lan, Libăng quá thiếu thốn về đủ mọi phương diện: thiếu sự chăm sóc sức khỏe, bị chèn ép, bị bóc lột, thậm chí có khi nhân vị và phẩm giá của họ còn bị những người chủ xúc phạm trắng trợn và không ít trường hợp xảy ra thật đáng thương tâm. Nhưng nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách khách quan và toàn diện hơn chúng ta sẽ thấy vấn đề xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế rất bình thường, nên không những đúng, tích cực mà còn cần thiết nữa. Còn nếu chỉ dừng lại ở chi tiết vấn đề thì chúng ta khó có thể tiến xa hơn được. Bất cứ quốc gia nào đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ một “nền kinh tế bao cấp” hay “kinh tế kế hoạch” độc đoán và cứng nhắc bước sang nền “kinh tế thị trường” tự do và linh động, từ nông nghiệp bước sang công nghiệp, từ cảnh “buôn thúng bán mẹt” bước sang thị trường “siêu thị”; từ thị trường bán lẻ bước sang thị trường tập trung Do đó chúng ta không thể tránh khỏi thời gian loạng choạng và khủng hoảng buổi đầu như: thiếu vốn, thiếu nhân lực có năng lực chuyên môn, nhưng lại thặng dư quá nhiều nhân lực không có khă năng chuyên môn, phải đối mặt với những cạnh tranh khắt khe trên thương trường quốc tế, với các công ty nước 9 ngoài mạnh về tài chính, giàu về chuyên môn và kinh nghiệm từ hình thức, mẫu mã cho đến chất lượng. Trong khi đó hoàn cảnh cụ thể của một đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển như Việt Nam, với trên 80 triệu dân, mà quá bán là thuộc tầng lớp trẻ dưới 30 tuổi, thì việc tự đào tào và huấn nghiệp trong nước là hoàn toàn quá tải, nếu không nói là một điều bất khả thi. Bởi vậy, những câu hỏi khẩn trương được đặt ra là : Làm thế nào để tạo ra được nguồn vốn cho công cuộc phát triển kinh tế của nước nhà? Phải giải quyết công ăn việc làm cho hằng triệu người lao động, nhất là tầng lớp lao động trẻ ra sao? Làm thế nào để có thể học hỏi được những kỷ thuật chuyên môn của các nước bạn? Và làm thế nào để giúp cho đội ngũ công nhân trẻ có dịp tiếp cận, học hỏi được những kinh nghiệm về kỷ thuật của nước ngoài? v.v… Ðó là những bức xúc mà “xuất khẩu lao động” có thể nói được là một trong những cách giải quyết tạm thời. Trong công cuộc phát triển kinh tế, chúng ta cần đến sự trợ giúp kinh tế của nước ngoài, cần đến vốn liếng đầu tư của các công ty ngoại quốc, đó là vấn đề quan trọng và cần thiết. Nhưng một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng và cần thiết, đó là chính chúng ta cũng phải “tự túc tự cường” nữa, chứ không thể “ngồi chơi xơi nước” và chỉ “há miệng chờ sung” được. Nếu những ai đã từng sống ở các nước kỷ nghệ tân tiến, những nơi mà thời gian được coi là quý hơn vàng bạc mà phải chứng kiến cảnh trong các quán cà-phê và các quán nhậu ở Hà Nội, ở Saigon hay ở các thành phố khác trong nước, vào các buổi sáng, từ 8,9 giờ đến 10,11 giờ, tức giờ làm việc cao điểm, luôn luôn đầy ắp tầng lớp thanh niên ngồi đọc báo và tán gẫu, thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tư tưởng bi quan cho một viễn tưởng kinh tế tiến bộ và phát triển. Chúng ta cần phải làm một cái gì đó,cần phải thay đổi thì mới mong nền kinh tế nước nhà có cơ may tiến lên được, hay ít ra bớt tụt hậu so với các nước phát triển. Trong những băn khoăn toan tính đó, phải kể đến việc “xuất khẩu lao động”. Và trước hết, ít ra cần phải tạm thời giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp của nước nhà, nhằm giảm bớt đi tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, từ đó làm giảm thiểu những tệ nạn trong xã hội. Mặt khác, như đã nói trên,xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế rất bình thường. Tại Châu Âu cũng đã từng xảy ra trước đây : Sau trân Thế chiến II, tuy nước Ðức bị thua trận và bị bom đạn đồng minh phá tan tành, nhưng 10 nhờ chương trình viện trợ kinh tế Marchal của Hoa Kỳ, nhất là nhờ có tiềm năng kinh tế sẵn có, ý chí sắt đá của người dân và có được các nhà lãnh đạo tài ba và liêm khiết, mà điển hình nhất là : thủ tướng Konrad Adenauer, bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard, v.v…, những người đã “làm phép lạ kinh tế” tại Ðức, và vì thế hàng triệu nhân công từ các nước nghèo khác như Ý, Tân Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ xô vào Ðức kiếm công ăn việc làm. Và dĩ nhiên hoàn cảnh sống cụ thể xưa kia của những công nhân ngoại kiều này không hề may mắn hơn. Tuy thiếu thốn vất vả, nhưng so với tình trạng đói khổ ở quê hương họ lúc bấy giờ, cảnh sống “ăn nhờ ở đậu” tại Ðức vẫn tốt hơn gấp bội. Họ cũng đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế thịnh vượng nước Ðức cũng như nền kinh tế phồn thịnh của quê hương họ mà chúng ta chứng kiến ngày nay. Giữa hai lựa chọn- hoặc ở nhà để nhìn cả gia đình và quê hương đói khổ hay đi làm kinh tế ở nước ngoài dù cơ cực, vất vả, nhưng ít nhất còn có chút điều kiện để cải thiện được phần nào đời sống gia đình, và qua đó phát triển nền kinh tế quê hương - đương nhiên chúng ta sẽ chọn cái có lợi hơn. Ðể chờ một ngày không xa sau đó, khi nền kinh tế ở trong nước đã ổn định và tiến cao, bấy giờ lực lượng lao động không cần phải xuất khẩu nữa. Những điểm tiêu cực Tuy nhiên, nếu việc tổ chức và khuyến khích phong trào “xuất khẩu lao động” chỉ hoàn toàn nhắm tới mục đích duy nhất là muốn tẩy “của nợ” thất nghiệp và thu nhập số ngoại tệ khổng lồ cụ thể trước mắt do những người Việt Nam đi lao động hàng tháng hay hàng năm gửi về trong nước, qua thuế lợi tức họ đóng cho nhà nước hay số tiền họ gửi về tiếp tế cho gia đình mà thôi, thì chúng ta sẽ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng. Nếu xác định rõ “xuất khẩu lao động” là một việc làm quan trọng, cần thiết và rất hữu ích, thì có thể nói rằng đó không còn là một phong trào tùy tiện nữa, mà phải coi đó là một quốc sách. Nói cách khác, vấn đề phải được nhà nước và các bộ ngành của nhà nước công khai đưa ra bàn thảo, phân tích và đặt thành kế hoạch hẳn hoi. Và chính các cơ quan nhà nước phải đứng ra điều hợp vấn đề một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và công bằng, ngay trong khâu tuyển chọn người cho xuất khẩu cho tới việc chăm sóc lo lắng cho các công nhân trong suốt thời gian lao động ở nước ngoài, nhất là bênh 11 [...]... động ở Việt Nam 2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua Đối với một nước dân số vào khoảng 84 triệu dân, với trên một nữa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa Xuất khẩu lao động. .. đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Trong đó công ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, còn lại các công ty khác đã đưa được hơn 1.000 lao động / năm như các công ty TRAENCO, công ty TTLC…Đạt được kết quả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rất nhiều khó khăn như thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khan hiếm, đã góp phần cùng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. .. chỉ đạo xuất khẩu lao động không hỏi đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà chỉ quan tâm đến vấn đề họ sẽ được bao nhiêu tiền khi một lao động xuất khẩu Công ty Airserco đã từng đến huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) thực hiện liên kết xuất khẩu lao động và thoả thuận sẽ hỗ trợ tranh, tre, nứa, lá cho gia đình người đi xuất khẩu lao động, nhưng ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã... giới xuất khẩu lao động hiện nay là khá cao Nhưng người đi xuất khẩu lao động phải "oằn vai vì phí môi giơi" Theo quy định của Bộ lao động - Thương binh và xã hội phí môi giới tối đa cho thị trường Đài Loan là 1.500 USD, nhưng trên thực tế để được đi xuất khẩu lao động, người lao động đều được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thông báo sẽ phải đem theo 3.000 USD nữa, đóng vào phong bì và đưa cho công. .. vai Hình ảnh của công ty xuất khẩu lao động- sáng, tối đan xen Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn yếu, số doanh nghiệp có năng lực còn ít Trong tổng số 145 doanh nghiệp chuyên doanh hiện nay, chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động xuất mỗi năm Một tình trạng khiến cho hình ảnh các công ty xuất khẩu lao động đang ngày... chính sách hỗ trợ công tác XKLĐ như mở thị trường, “hậu” XKLĐ…sẽ được triển khai có hiệu quả hơn 37 Công tác quản lý nhà nước với xuất khẩu lao động chưa được thực hiện tốt Xuất khẩu lao động đang được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công tạo được phong trào xuất khẩu lao động lớn mạnh... vậy, xuất khẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm Trong mấy năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng Theo báo cáo của Bộ lao động - thương binh và xã hội với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình xuất khẩu lao động từ năm 2003 đến hết tháng 06/2005, cả nước đã đưa được trên 173.000 lao động đi làm việc ở nước... Trong báo cáo thường niên công bố ngày 2/4, ADB cho biết trong năm 2007 các lao động xuất khẩu ở châu Á đã gửi về quê nhà 108,1 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng lượng tiền này trên toàn thế giới Tuy nhiên, theo đánh giá của ADB, các quy định ở châu Á đối với lực lượng lao động xuất khẩu vẫn khá chặt chẽ, các chính phủ trong khu vực cần tăng cường hợp tác để mở rộng thị trường lao động, quản lý luồng lao động. .. đề xuất hoàn thiện cơ chế tài chính của trung tâm 24 Thứ sáu, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Trên đây là một số thành tựu mà xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu lao động đạt được trong thời gian qua Bên cạnh đó xuất khẩu lao động cũng còn những vấn đề hạn chế và chúng ta sẽ tìm hiểu nó trong phần tiếp theo đây 2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt. .. Việt Nam Mặc dù xuất khẩu lao động đã đạt được những thành tựu kể trên nhưng vấn đề này vẫn tồn tại môt số hạn chế Công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng lao động trong nước So với các nước trong khu vực thì số lượng lao động xuất khẩu lao động của nước ta vẫn còn nhỏ bé Như Philipin nước có cùng trình độ và tương đương về quy mô dân số, đến nay . Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 2 – Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chương 3 – Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở. Báo cáo Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam 2 Mục Lục Lời nói đầu 3 CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 5 1.1. xuất khẩu lao động ở Việt Nam 20 2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua 20 2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam 24 2.2 – Thị trường xuất khẩu lao động

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động.

  • 1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

  • 2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

  • 2.2 – Thị trường xuất khẩu lao động

  • 3.1 - Định hướng phát triển XKLĐ

  • 3.2 - Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan