Những kiến thức trọng tâm về di truyền và biến dị

5 706 0
Những kiến thức trọng tâm về di truyền và biến dị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1 + 2: Những kiến thức trọng tâm về cơ chế di truyền và biến dị I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức đã học: Các khái niệm, cơ chế, kiến thức thực tiễn,. . . . . - Từ kiến thức đã học xây dựng các công thức ứng dụng giải bài tập có liên quan. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng khái quát hóa kiến thức. - Rèn kĩ năng phân tích lập công thức để giải bài tập. 3. Thái độ: - Rèn thái độ tự học, tìm tòi kiến thức. II. Ph ơng tiện dạy học: - SGK Sinh học 12. - SBT Sinh học 12 - Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT. - Cẩm nang ôn luyện Sinh học III. Ph ơng pháp: - Vấn đáp. - Giảng giải. - Lập sơ đồ khái niệm. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi hệ thống kiến thức. 3. Nội dung ôn tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động I Hoạt động 1: GV: + Gen là gì? HS: Trả lời: Có những loại gen nào? ( Có nhiều loại gen nhng chủ yếu là gen cấu trúc và gen điều hòa) + Cấu trúc của 1 gen cấu trúc? + Mã di truyền là gì? + Tại sao mã di truyền là mã bộ ba? ( HS: Trong ADN có 4 loại Nuclêôtit ( A, T, G, X) mà trong A. Hệ thống kiến thức I. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. 1. Khái niệm: a) Gen : Là 1 đoạn của ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định. Sản phẩm đó là 1 chuỗi Pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. - Cấu trúc của 1 gen cấu trúc: Gồm 3 vùng: +) Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3 của mạch mã gốc của gen. Giúp ARN pôlimelaza nhận biết và khởi động quá trình phiên mã. +) Vùng mã hóa: Mang thông tin mã hóa axit amin. +) Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. b) Mã di truyền: - Là trình tự các nuclêôtit qui định các axit amin. - Mã di truyền là mã bộ ba ( Cứ 3 nuclêôtit cùng loại hay khác loại đứng kế tiếp nhau trên phân tử ARN mã hóa cho 1 axit amin hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit) prôtêin có 20 loại axit amin. -) Nếu 1 Nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin thì 4 loại Nuclêôtit chỉ mã hóa cho 4 loại axit amin -) Nếu cứ 2 Nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin thì chỉ tạo đợc 4 2 = 16.( không đủ 20 aa) -) Nếu theo nguyên tắc3 Nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin thì chỉ tạo đợc 4 3 = 64 -) Nếu 4 Nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin thì chỉ tạo đợc 4 4 = 256 ( quá thừa 20 loại aa).) + Mã mở đầu lã mã bộ 3 nào? + Mã kết thúc là những bộ 3 nào? + Đặc điểm của mã di truyền? + Quá trình nhân đôi AND diễn ra ở đâu? Diễn biến? + Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi AND? ( HS giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn) GV giảng giải và nhấn mạnh ý nghĩa của quá trình nhân đôi AND: Đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào. + Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử AND đợc tổng hợp liên tục còn 1 mạch tổng hợp gián đoạn? ( Do cấu trúc phân tử ADN là có 2 mạch đối song song (3 5 và 5 < 3 ), mà enzim pôlimelaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 3 nên sự tổng hợp liên tục ở 2 mạch là không thể. Đối với mạch khuôn 3 5 nó tổng hợp mạch bổ sung liên tục. còn với mạch 5 3 xảy ra sự tổng hợp ngắt quãng theo chiều 5 3 ngợc với chiều phát triển của chạc nhân đôi, rồi sau đó đợc nối lại nhờ enzim AND Ligaza để 2 phân tử AND dều có cấu trúc 2 mạch đối song song.) - Mã mở đầu: AUG. - Mã kết thúc: UGA, UAA, UAG. - Đặc điểm của mã di truyền: + Mã di truyền đợc đọc theo 1 chiều 5 3 trên phân tử mARN từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. + Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loià đều có chung 1 mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ. + Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin. + Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin, trừ AUG, UGG. c) Quá trình nhân đôi ADN. - Xảy ra ở cuối kì trung gian trớc khi tế bào bớc vào giai đoạn phân chia. - Gồm 3 bớc: + B ớc 1: Tháo xoắn phân tử AND Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử AND tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và lộ ra mạch khuôn. + B ớc 2: Tổng hợp các mạch AND mới. Enzim AND polimelaza sử dụng 1 mạch làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới trong đó A liên kết với T, G liên kết với X. Mạch mới đợc tổng hợp có chiều 5 3 ( ngợc chiều mạch khuôn 3 5 ) B ớc 3: Hai phân tử AND đợc tạo thành. Trong mỗi phân tử AND đợc tạo thành thì 1 mạch mới đợc tổng hợp còn mạch kia là của AND ban đầu. II. Phiên mã và dịch mã. 1. So sánh quá trình phiên mã và dịch mã Hoạt động 2: GV yêu cầu HS so sánh 2 quá trình: Phiên mã và dịch mã? HS trả lời . HS khác nhận xét. GV khái quát lại kiến thức. Hoạt động 3: ND Phiên mã Dịch mã Khái niệm - Là QT tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu của gen - Là qúa trình tổng hợp Prôtêin. Nơi xảy ra - Nhân tế bào khi cơ thể cần ARN. - ở tế bào chất của tế bào khi cơ thể cần 1 loại prôtêin nào đó tại ribôxôm Nguyên tắc - Các Nuclêôtit tự do liên kết với các Nuclêôtit trên mạch gốc của ADN (Chiều 3 5 ) theo NTBS. - tARN mang bộ 3 đối mã đến khớp với bộ 3 mã hoá trên ARN tại Ribôxôm. Diễn biến Gồm 3 gđ: - Bắt đầu: ARN polimelaza bám vào vùng điều khiển làm cho gen tháo xoắn làm lộ ra mạch gốc ( 3 5 ) và quá trình phiên mã đợc bắt đầu. - Kéo dài: ARN polimelaza trợt dọc theo mạch mã gốc ( 3 5 ) của gen để tổng hợp ARN có chiều ( 5 3 ) theo NTBS. - Kết thúc: Khi ARN polimelaza di chuyển đến cuối gen gặp mã kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại và ptử ARN đợc giải phóng. Gồm 2 gđ: *) Hoạt hoá aa: 1 aa đợc gắn với tARN tơng ứng tạo nên phức hợp aa- tARN. *) Tổng hợp chuỗi polipeptit. - Mở đầu: Tiểu đơn vị bé của RBX gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu. Tiểu đv lớn của RBX gắn với tiểu ĐV bé tạo RBX hoàn chỉnh. Bộ 3 đối mã mang phức hợp mở đầu Met- tARN ( UAX) bổ sung chính xác với bộ 3 mở đầu AUG trên mARN. - Kéo dài chuỗi polipeptit. - Kết thúc: RBX tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã hoàn tất. III. Đột biến gen - Thế nào là đột biến gen? Thể đột biến là gì? - Bản chất của ĐBG? - có những dạng ĐBG nào? - Nguyên nhân phát sinh ĐBG? - Cơ chế phát sinh ĐBG? - ĐBG có vai trò nh thế nào? - Có mấy loại đột biến NST? - Phân biệt đột biến cấu trúc và đột biến số lợng NST? - Đột biến lệch bội có gì khác với đột biến đa bội? 1. Khái niệm: - ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp Nuclêôtit. *) Bản chất của ĐBG: ĐBG dẫn đến thay đổi trình tự Nu nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra 1 alen mới khác biệt với các alen ban đầu. - Thể đột biến: Là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 2. Các dạng đột biến gen. - Thay thế 1 cặp Nu. - Thêm 1 cặp Nu. - Mất 1 cặp Nu. 3. Nguyên nhân phát sinh ĐBG. - Do tác động lí, hoá, sinh học ở ngoại cảnh. - Do những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào. 4. Cơ chế phát sinh ĐBG. - Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. - Tác động của các nhân tố gây đột biến. 5. Vai trò của ĐBG - là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá. - Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống đối với 1 số loài sv. - Là công cụ để các nhà khoa học nghiên cứu các qui luật di truyền. IV. Đột biến NST. 1. Đột biến cấu trúc NST. a) Khái niệm: - Là những biến đổi trong cấu trúc của NST. - Thực chất là sự sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST, do vậy có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. b) Các dạng đột biến cấu trúc NST. - Mất đoạn. - Lặp đoạn. - Đảo đoạn. - Chuyển đoạn. c) ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST. - Với tiến hoá: Tham gia cơ chế cách li, hình thành loài mới. - Với chọn giống: Tổ hợp các gen tốt để tạo giống mới. 2. Đột biến số l ợng NST. Nội dung so sánh Đột biến lệch bội Đột biến đa bội ( gồm ĐB đa bội và dị đa bội) Khái niệm - Là đột biến thay đổi số lợng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST tơng đồng. - Tự đa bội: Là hiện tợng trong tế bào chứa ba hoặc nhiều hơn ba lần số đơn bội NST. - Dị đa bội: là hiện tợng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào. Các dạng đột biến số lợng NST. -Thể không:2n -2. - Thể một: 2n 1. - Thể một kép: 2n 1- 1. - Thể ba: 2n + 1. - Thể ba kép: 2n + 1+ 1. - Thể bốn: 2n + 2. - Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n, . . . - Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n, . . . Cơ chế phát sinh Do rối loạn phân bào làm cho 1 hay vài cặp NST không phân li . VD: 1 cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân giao tử ( n+ 1) và ( n 1). + Giao tử ( n + 1) kết hợp với giao tử bình thờng n hợp tử là thể ba ( 2n + 1). + Giao tử ( n - 1) kết hợp với giao tử bình thờng n hợp tử là thể một ( 2n - 1). - Do sự không phân li của tất cả các cặp NST trong phân bào. ( tự đa bội) - Lai hai loài khác nhau AA và BB tạo đợc con lai lỡng bội AB bất thụ.Do A và B không tơng đồng nên khi hình thành giao tử các con lai bất thụ tạo đợc giao tử AB ( do sự không phân li của bộ NST A và B). Các giao tử này có thể tự thụ phấn tạo ra cơ thể tứ bội AABB hữu thụ.( Dị đa bội). ý nghĩa Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá. - Trong chọn giống, có thể sd các cây không nhiễm để đa các NST theo ý muốn và cây lai. - Có vai trò trong chọn giống và tiến hoá. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm có liên quan. 5. Dặn dò: - Ôn tập, tự xây dựng công thức có liên quan để giải bài tập. . + 2: Những kiến thức trọng tâm về cơ chế di truyền và biến dị I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức đã học: Các khái niệm, cơ chế, kiến thức thực tiễn,. . . . . - Từ kiến thức. Phiên mã và dịch mã. 1. So sánh quá trình phiên mã và dịch mã Hoạt động 2: GV yêu cầu HS so sánh 2 quá trình: Phiên mã và dịch mã? HS trả lời . HS khác nhận xét. GV khái quát lại kiến thức. Hoạt. nào? - Có mấy loại đột biến NST? - Phân biệt đột biến cấu trúc và đột biến số lợng NST? - Đột biến lệch bội có gì khác với đột biến đa bội? 1. Khái niệm: - ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan