BÁO CÁO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG "THTT","HSTT"

5 1K 0
BÁO CÁO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG "THTT","HSTT"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHỤ LỤC 4 PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG “THTT, HSTC” TẠI TRƯỜNG Ngày 15 tháng 3 năm 2010. Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và kế hoạch số 2829/KH- SGD&ĐT, ngày 04/9/2008 của sở GD&ĐT Quảng Nam về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, theo kế hoach chỉ đạo số 146/PGD&ĐT, của Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai trong năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013 ngày 30 tháng 9 năm 2008 . Trường TH Đinh Bộ Lĩnh sơ kết phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” học kỳ I đạt những ưu và khuyết điểm như sau: I – Về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (phong trào thi đua) của trường: 1. Trường đăng ký tham gia và triển khai phong trào thi đua từ tháng 9 năm 2008 2. Các hình thức phát động, quán triệt mục đích, yêu cầu và nội dung phong trào thi đua đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh gồm: Tổ chức phát động phong trào phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vào ngày khai giảng năm học 5/9/ năm 2008 và 2009.(có nội dụng phát động thi đua kèm theo) Lãnh đạo nhà trường tổ chức quán triệt trước CBGV, học sinh và phụ huynh các công văn chỉ đạo đó là chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngµy 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.Kế hoạch số 2829/KH- SGD&ĐT, ngày 04/9/2008 của sở GD&ĐT Quảng Nam về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, theo kế hoach chỉ đạo số 146/PGD&ĐT, của Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai trong năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013 ngày 30 tháng 9 năm 2008 . Số cán bộ, giáo viên tham gia hội nghị triển khai tập huấn về nội dung phong trào thi đua do cấp huyện trở lên tổ chức 03 người (gồm HT,CTCĐ &TPT) Đánh giá về sự hưởng ứng và tham gia phong trào thi đua của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh: Nhiệt tình hưởng ứng công tác và kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. II - Những Kết quả và tiến bộ của trường sau 2 năm triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua (đánh giá theo 5 nội dung của phong trào thi đua). 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: a) Cảnh quan, khuôn viên cây xanh, cây cảnh: Trường có 3 cơ sở, có cảnh quan sư phạm thoáng mát, có cây xanh trong khuôn viên nhà trường, có trồng một số cây xanh xung chung quanh trường, cây cảnh cây hoa trước sân trường. b) Tổng số cây trồng mới (còn sống tính từ tháng 9/2008 đến nay):500cây. c) Công trình vệ sinh phục vụ cán bộ/GV và học sinh trường: Cả 3 cơ sở đều có công trình vệ sinh hiện đại, đầy đủ hệ thống nước vệ sinh nhà cầu, nhưng còn dùng chung cho cả thầy trò. d) Bàn ghế học sinh (số lượng, chất lượng): Số lượng bàn ghế học sinh có295 bộ,đảm bảo chất lượng chổ ngồi cho học sinh . e) Độ an toàn đảm bảo vệ sinh học đường của cơ sở vật chất trong khuôn viên trường : Đủ phòng học, đủ bàn ghế, có 2 cơ sở có tường rào( Cơ sở 2,3), các thiết bị điện, nước sinh hoạt, có phòng thiết bị dạy học, có vườn cây, không có ao hồ… cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, nhà trường cung cấp đầy đủ. - Đảm bảo vệ sinh học đường và cơ sở vật chất trong khuôn viên f) Việc giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn trong nhà trường: Hằng tuần trong tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt tập thể nhà trường luôn nhắc nhỡ, động viên các em bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn trong nhà trường: Tổ chức lao động vệ sinh hằng tuần, bỏ, đổ rác đúng quy định, không ăn quà vặt,không vứt rác bừa bãi. Hằng tuần, có tổ chức cho xe môi trường đến trường để thu gom rác thải. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) - Số học sinh bỏ học năm học 2008 – 2009: không HS, chiểm tỷ lệ.0 %. - Số học sinh bỏ học, HK I năm học 2009 – 2010: không. b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ hè 2008 đến tháng 3/2010): 2 người. c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ hè 2008 đến tháng 3/2010): 27 người, đạt tỷ lệ: 100 %. d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn cấp học: 0 người, tỷ lệ 0 % e)Việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: Đã tổ chức tập huấn vận dụng ứng dụng CNTT vào dạy học 3 lần có 27 người tham gia, tham gia hội nghị triển lãm tại Đại Lộc 01 người. Dạy giáo án điện tử bằng đèn chiếu 20 người. Thành lập một phòng Tin để dạy Tin cho học sinh từ lớp 3-5. f) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp huyện trở lên (năm học 2008 – 2009): Tổng số: 05 giáo viên, đạt tỷ lệ: 17,24%. 2 g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp huyện trở lên (năm học 2009 – 2010): Tổng số: 12 giáo viên, đạt tỷ lệ:36,6%. h) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2008 – 2009: Tổng số: 0 học sinh/em, đạt tỷ lệ: 0 %. i) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện HK I năm học 2009 – 2010: Tổng số: 0 học sinh/em, đạt tỷ lệ: 0 %. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Việc xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và các biện pháp giám sát, kiểm tra và kết quả thực hiện quy tắc ứng xử hàng ngày trong nhà trường: Nhà trường đã xây dựng được nội quy, quy chế và quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường , hằng tháng lãnh đạo nhà trường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các quy tắc ứng xử hàng ngày trong nhà trường qua sơ kết tháng . b) Việc tổ chức tuyên truyền và ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường: Ban GDNGLL đã thường xuyên tổ chức, tuyên truyền về việc phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, cho học sinh ký cam kết phòng chống tệ nạn và thực hiện an toàn giao thông. c) Việc tổ chức các câu lạc bộ học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Ban GDNGLL hằng tuần đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Như tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt xuất huyết, đau răng…với phương châm không ăn quà vặt ở quán xá, trong trường học…Biết giữ gìn vệ sinh chung, biết vệ sinh sau khi đi vệ sinh…biết phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. d) Việc tổ chức phổ biến Luật Giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tốt trật tự giao thông khu vực công trường: Luôn tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua tiết dạy ATGT trên lớp học, giờ sinh hoạt tập thể… 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a) Việc tổ chức các hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của học sinh trong nhà trường: Luôn duy trì tốt tiết sinh hoạt giữa giờ như tập thể dục, múa hát tập thể, tổ chức trò chơi dân gian. b) Việc đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường: Tổ chức vào ngày lễ khai giảng, ngày kỉ niệm 20/11. Tổ chức trại và văn nghệ chào mừng 26 tháng 3.( có văn bản chỉ đạo của BGH nhà trường ) 3 c) Việc tham gia và kết quả Hội thi văn hoá văn nghệ và các trò chơi dân gian của học sinh do cấp huyện tổ chức: Tham gia thi kể chuyện đạo đức, cờ vua, vẽ tranh đều đạt giải khuyến kích. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a) Việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, địa chỉ các bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã/phường của học sinh nhà trường: Chưa tổ chức tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nhưng có tổ chức cho liên đội thăm và tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã nhân dịp tết , quý Sửu và Canh Dần. b) Việc nhận và tổ chức cho giáo viên, học sinh chăm sóc/bảo vệ di tích hoặc 1 công trình hoặc chăm sóc/phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng của nhà trường: Có nhận một đoạn đường trước cổng trường ( 200m) để dọn vệ sinh, chăm sóc sạch đẹp hạn chế tai nạn giao thông cho học sinh và nhân dân. III- Kết quả và tác động của phong trào: 1/Kết quả nổi bật qua triển khai thực hiện phong trào thi đua tại trường: - Nhà trường đã xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. Kết quả học kỳ I năm học 2009-2010 tỉ lệ học sinh khá,giỏi cao hơn năm 2008-2009 và mặt bằng của huyện. - GVCN và ban GDNGLL đã rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, các em biết giữ gìn vệ sinh trường lớp và cá nhân, biết kính trọng thầy cô giáo. 2/ Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, học sinh) tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến thực nhằm hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: - Cán bộ cô giáo Nguyễn Thị Kim Tuyến, đã tổ chức chỉ đạo tốt các tổ chuyên môn tổ chức triển khai chuyên đề chuyên môn, đổi mới PPdạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, đạt kết quả cao. - Giáo viên: 20GVCN đã đi đầu trong công tác xây dựng trường học thân thiện,hoc sinh tích cực . - Thầy giáo Nguyễn Đình Ngoạn (TPT) đã có nhiều cống hiến trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở học kì I . 3/ Những tập thể (cán bộ, giáo viên, học sinh) tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến thực nhằm hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: -Các tổ chuyên môn từ tổ 1-5 đều tham gia tốt phong trào này . - Tập thể lớp 4C,4D, 5Cvà 5B là những lớp tham gia tích cực vào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở học kì I 4/Việc thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh nhà trường: Học sinh trường TH Đinh Bộ Lĩnh,được sự quan tâm của phụ huynh, đòan thể chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, cho nên 2 năm qua các em đã có đầy đủ sách vở để học tập, quần áo đủ để mặc và kinh tế gia đình các em cũng đủ ăn. 4 5. Tự xếp loại thực hiện phong trào thi đua theo công văn số 1741/BGDĐT- GDTrH ngày 5/3/2009 Về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường: Khá 6. Sự hỗ trợ của địa phương và phụ huynh/các đoàn thể/doanh nghiệp/doanh nhân cho việc triển khai phong trào thi đua: -Đối với địa phương : luôn quan tâm giúp đỡ trường học trong phong trào xây dựng trường học thân thiện cụ thể : luôn bảo vệ khuôn viên an toàn, không có tệ nạn xã hội len lõi vào trong nhà trường, đã nâng cấp đoạn đường 200m vào cơ sở thôn Trà Tây để học sinh đi học đỡ vất vả vào mùa mưa lũ. - Đối với phụ huynh: là lượng đi đầu trong công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, như xây dựng nhà để xe ở 2 cơ sở 1&2. Trồng cây xanh, cây cảnh xung quanh trường, đóng góp xử lý công trình vệ sinh học sinh. - Thành viên violet.vn đã tặng 8 triệu đồng giúp nhà trường khắc phục hậu quả cơn bão số 9 tháng 10 năm 2009. - Các tổ chức khác đã hổ trợ hơn 2000 cuốn vở để giúp đỡ học sinh nghèo . IV. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua 1/Về cơ sở vật chất : + Phòng học chưa đủ để dạy 1ca/1lớp/1buổi. ( còn thiếu 5 phòng học). + Phòng thư viện, thiết bị xuống cấp nặng nhưng chưa được xây dựng lại. + Nhà vệ sinh học sinh và giáo viên ở 3 cơ sở vẫn còn dùng chung. + Sân chơi chưa được bê tông hóa, sân bãi thể dục thể thao chưa được cải tạo. + Tường rào cổng ngõ cơ sở 1 chưa được xây dựng để bảo vệ an toàn trong khuôn viên trường học. + Chưa có phòng hội đồng để giáo viên nghỉ và hội họp. 2/ Về đối tượng con người: + Học sinh còn nhỏ, nên việc rèn luyện kỉ năng sống còn hạn chế đối với các em, nhất là khâu vệ sinh môi trường công cộng. V. Những kiến nghị với địa phương, ngành nhằm thực hiện phong trào thi đua tốt hơn, có hiệu quả hơn. + Đối với địa phương : Nhanh chóng khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất đã nêu trên. + Đối với ngành: Tham mưu địa phương cấp huyện quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, nhất là việc xây dựng tường rào cổng ngõ cơ sở 1 để bảo vệ an toàn trong khuôn viên trường học. Đồng thời quan tâm xây dựng các phòng chức năng như thư viện, thiết bị, tin học, … Trên đây là bảng tự báo cáo về việc triển khai và kết quả bước dầu trong công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. HIỆU TRƯỞNG 5 . – Về việc triển khai phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” (phong trào thi đua) của trường: 1. Trường đăng ký tham gia và triển khai phong trào thi đua từ tháng. nội dung phong trào thi đua đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh gồm: Tổ chức phát động phong trào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thi n học sinh tích cực” vào ngày khai giảng. LĨNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG “THTT, HSTC” TẠI TRƯỜNG Ngày 15 tháng 3 năm 2010. Thực hiện Chỉ

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan