Sinh hoạt sao nhi đồng ở trường TH

4 1.4K 11
Sinh hoạt sao nhi đồng ở trường TH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG : - Nhi đồng là các em ở lứa tuổi 6, 7, 8 đang có nhu cầu phát triển khá cao về mọi mặt. Các em đang cần hiểu biết về thế giới xung quanh. Việc học tập trong lớp theo một hệ thống giữ vai trò quyết đònh. Đối với các em dường như chưa đủ. Các em cần phải được tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn … Vì vậy, quy mô để tập hợp, tiến hành hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đồng”. - Sao nhi đồng là nhóm từ 4 – 7 em, các em ngồi học chung một bàn hoặc vài bàn cạnh nhau, cư trú gần nhà nhau, có điều kiện giúp đỡ nhau học tập, sinh hoạt và cùng vui chơi … - Sinh hoạt tập thể sẽ tạo điều kiện cho các em học tập lẫn nhau, nhanh nhẹn, nhạy bén, có tính tự quản và tìm hiểu bổ sung vào kiến thức chưa đầy đủ của bản thân … Và chính các em sẽ là lực lượng dự bò hùng hậu, kế tục và phát triển lực lượng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Mỗi Sao nhi đồng do một chi Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đỡ đầu. Chi Đội có nhiệm vụ cử các đội viên của mình phụ trách Sao và tổ chức hoạt động cho các em theo chương trình dự bò đội viên. II/ NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Những thuận lợi : - Trường tiểu học 1 xã Hàng Vònh là một trường vùng sâu nhưng nằm ngay trung tâm xã Hàng Vònh nên dân cư tập trung đông đúc, giao thông tương đối thuận lợi nên thuận tiện cho việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng. - Được sự quan tâm của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường kòp thời chỉ đạo sâu sắc trong quá trình triển khai thực hiện. - Sự nhiệt tình cộng tác và hổ trợ của tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn và ban phụ trách đội trong nhà trường. - Sự năng nổ hăng say của ban chỉ huy liên đội trường. 2. Những khó khăn : - Thời gian học tập của các em mỗi tuần 05 buổi không có thời gian trống nên hạn chế thời gian sinh hoạt. - Chưa có nhà tập đa năng. III/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nội dung thực hiện : - Thực hiện theo quy trình hướng dẫn của hội đồng đội huyện về việc tổ chức và sinh hoạt Sao nhi đồng. Tôi nghó các đơn vò điều có những bước chuẩn bò và thực hiện như nhau, nhưng do từng điều kiện của đơn vò mà có linh hoạt và thực hiện có hiệu quả. - Tôi không cho rằng các bước tôi làm là tối ưu, là chuẩn nhưng đối với đơn vò chúng tôi là một quá trình khá chu đáo và hoàn hảo, mang lại hiệu quả khá cao trong thời gian qua. - Ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch cụ thể về việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng gồm: Đối tượng nào là nhi đồng, đối tượng nào là phụ trách sao, thời gian thực hiện, công tác phối hợp ra sao … sau đó tiến hành tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, hội đồng sư phạm về kế hoạch trên. - Sau khi được sự thống nhất của ban giám hiệu và hội đồng sư phạm sẽ tiến hành triển khai thực hiện. 2. Giải pháp thực hiện : - Kết hợp với kỳ họp giáo viên toàn trường đầu năm học, tổng phụ trách Đội triển khai kế hoạch thực hiện Sao nhi đồng cho giáo viên toàn trường nắm để phối hợp thực hiện. - Tổng phụ trách Đội trực tiếp đến gặp khối trưởng của từng khối ( 1, 2, 3 ) để tham khảo ý kiến về thời gian sinh hoạt : ( giờ nào, buổi nào … đạt hiệu quả nhất ). - Sau đó, đến gặp giáo viên chủ nhiệm từng lớp để tham khảo ý kiến và lấy danh sách nhi đồng có học lực khá, giỏi. Danh sách phụ trách Sao có học lực khá giỏi, đạo đức tốt, có năng khiếu hát, múa, quản trò, hiểu biết các trò chơi, nhà ở gần trường … - Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch tập huấn phụ trách Sao : Cụ thể về thời gian, đòa điểm, nội dung sinh hoạt Sao … Thời gian tập huấn là 05 ngày, trong đó nội dung chủ yếu là hướng dẫn cho các em hình thức phương pháp sinh hoạt tập thể, cách dạy múa, hát, kể chuyện, thực hành chia thành từng nhóm nhỏ để tập sinh hoạt Sao … - Sau khi đã có danh sách nhi đồng và tập huấn phụ trách Sao xong, tiến hành sinh hoạt Sao đầu tiên. - Tại đơn vò chúng tôi sinh hoạt sao đònh kỳ 1 tuần/ 1 lần vào ngày thứ năm. Vì vậy vào ngày thứ tư, tôi cùng với các em phụ trách Sao họp bàn nội dung sẽ triển khai trong ngày thứ năm. Các em bám sát nội dung đó để sinh hoạt. - Vào tuần đầu tiên do còn e dè, thụ động các em chưa phát huy hết khả năng nhưng dần các em thực hiện rất tốt vai trò tự quản, thể hiện rất linh hoạt và sáng tạo khi tham gia sinh hoạt Sao có những tuần bận rộn với công việc. Các em đã chủ động sinh hoạt không có sự theo dõi của tôi.  Nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm tháng : Ví dụ: + Tháng 9: Chủ điểm “ Em yêu trường em” + Tháng 10: Chủ điểm “ Sách bút thân yêu” + Tháng11: Chủ điểm “ kính yêu thầy giáo, cô giáo” + Tháng12: Chủ điểm “ Chú bộ đội của em” + Tháng 01: Chủ điểm “ Nhi đồng chăm học, chăm làm’ + Tháng 02: Chủ điểm “Ngàn hoa việc tốt, mừng Đảng quang vinh” + Tháng 03: Chủ điểm “Tiến bước lên đồn” + Tháng 04: Chủ điểm “Vòng tay bè bạn” + Tháng 05: Chủ điểm “Đội ta lớn lên cùng Đất Nước” - Lồng vào các chủ điểm hàng tháng sinh hoạt cho các em nắm được những ngày lễ trong tháng. Mỗi tuần sinh hoạt có nội phù hợp như: Ví dụ : + Tuần 1: Dạy hát, múa + Tuần 2: Nêu ngày lễ trong tháng, trò chơi + Tuần 3: Thi hái hoa kiến thức, xếp hình + Tuần 4: Kể chuyện anh hùng dân tộc … - Sau mỗi tiết sinh hoạt thì các phụ trách sao lại rút kinh nghiệm, trao đổi, bổ sung những vấn đề nảy sinh trong sinh hoạt, khắc phục những tồn tại. IV/ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC: Qua quá trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả như sau: - Sinh hoạt Sao nhi đồng có tác dụng lớn trong xây dựng hổ trợ các phong trào học tập: Đôi bạn cùng tiến, truy bài đầu giờ, đi học đúng giờ … phát huy tốt năng lực của học sinh. Đồng thời góp phần rèn luyện thói quen, hành vi, kỷ năng nói to, rõ ràng, rành mạch. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sửa sai khi mắc phải … Từ đó đã phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. - Giúp cho các em nhi đồng có kỹ năng, nhanh nhẹn, chính xác, dũng cảm … thông qua các trò chơi. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Giáo dục đạo đức tác phong: - Cần đi vào những nội dung cụ thể, diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày như kính trọng ông, bà, cha mẹ và thầy cô giáo. Khi muốn đi chơi phải xin phép, khi về thì phải chào ông, bà, cha mẹ và thầy cô giáo, anh, chò … - Gần gũi, thân thiết với bạn bè, yêu quý các em nhỏ, sẵn sàng nhận khuyết điểm, sửa chữa lỗi, không nói tục, chửi bậy. 2. Giáo dục ý thức, nề nếp học tập: Chăm học, không bỏ học, đi học đúng giờ, chú ý nghe giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu ý kiến, làm bài tập, viết bài đầy đủ, giữ gìn sách vỡ sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng chính tả. 3. Giáo dục lao động: Tự phục vụ bản thân cho tốt (đánh răng, rửa mặt, gấp quần áo,vệ sinh cá nhân), giúp bố mẹ làm một số việc vừa sức như quét nhà, trông em, trông nhà, cho gà ăn, tập làm đồ chơi, may quần áo cho búp bê, nặn vẽ … 4. Giáo dục thẩm mỹ: Biết giữ gìn quần áo sạch sẽ gọn gàng không vẽ, viết bậy vào sách, lên bảng, lên tường, biết giữ gìn vườn hoa cây cảnh trong gia đình cũng như ở trường và các nơi công cộng, thích múa hát, thích xem ca nhạc, kòch, … 5. Giáo dục sức khỏe,vệ sinh: Ở sạch, ăn sạch, uống sạch, tập thể dục thường xuyên, giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường lớp và vệ sinh nơi công cộng. VI/ KẾT LUẬN: Cần xây dựng các hình thức hoạt động đơn giản, qui mô nhỏ, thường xuyên thay đổi. Trong các hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng chú trọng hát, múa, kể chuyện, trò chơi, đọc sách, báo, đố vui, cuộc thi nhỏ,… Ngoài các hình thức sinh hoạt theo chủ đề như đã nêu trên, các anh, chò phụ trách … Các nhà giáo dục cần sáng tạo ra các hình thức khác cho phù hợp với đặc điểm của đòa phương, đặc điểm dân tộc nơi các em sinh sống, đặc biệt tránh áp đặt gây những phản ứng tâm lý xấu, tốt với các em. Hàng Vònh ngày 22 tháng 02 năm 2010 Người viết Trần An Hữu . động sinh hoạt không có sự theo dõi của tôi.  Nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm th ng : Ví dụ: + Th ng 9: Chủ điểm “ Em yêu trường em” + Th ng 10: Chủ điểm “ Sách bút th n yêu” + Th ng11:. chuyện, th c hành chia th nh từng nhóm nhỏ để tập sinh hoạt Sao … - Sau khi đã có danh sách nhi đồng và tập huấn phụ trách Sao xong, tiến hành sinh hoạt Sao đầu tiên. - Tại đơn vò chúng tôi sinh hoạt. cao trong th i gian qua. - Ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch cụ th về việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng gồm: Đối tượng nào là nhi đồng, đối tượng nào là phụ trách sao, th i gian th c hiện,

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan