KINH NGHIỆM TRỒNG BẮP NHÍ doc

2 288 0
KINH NGHIỆM TRỒNG BẮP NHÍ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM TRỒNG BẮP NHÍ Trần Văn Hiến Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Bắp nhí hay còn gọi là bắp rau, bắp bao tử, có tên khoa học là Zea mays. Bắp nhí là loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, rất được thị trường thế giới ưa chuộng, là một loại rau sạch vì khi thu hoạch bắp vẫn trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, ít bị sâu bệnh nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng ít. Trồng bắp nhí nhanh đem lại hiệu quả kinh tế vì: - Thời gian quay vòng vốn và đất rất nhanh (chỉ hơn 40 ngày). - Ít tốn công chăm sóc. - Thân, lá của bắp rau sử dụng làm thức ăn gia súc (trâu, bò, dê) rất tốt. * Kỹ thuật trồng: Bắp rau là loại thực phẩm có thể ăn tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Do vậy cần chọn nơi ven đô, gần thành phố hoặc nơi có nhà máy chế biến đóng hộp để bố trí trồng bắp rau. Bên cạnh đó, nên đầu tư chăn nuôi bò sữa để tận dụng thân, lá còn xanh để cho bò ăn làm tăng thêm hiệu quả kinh tế. - Thời vụ trồng: Bắp rau có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được tưới tiêu. Tuy nhiên, cây bắp rau thích hợp nhất là vụ đông xuân, rồi đến vụ xuân hè, vụ hè thu cho năng suất thấp vì có mưa nhiều, cây dễ bị sâu bệnh, đổ ngã. - Làm đất: Bắp rau là loại cây dễ trồng, không kén đất nhưng tốt nhất là chọn những chân đất cao, chủ động tưới tiêu. Có thể trồng trên đất trồng màu hoặc luân canh trên đất ruộng theo cơ cấu lúa - bắp rau - lúa hoặc hai vụ bắp và một vụ lúa. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên trồng bắp rau ở chân đất có nhiều chất hữu cơ, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông. + Cần làm đất kỹ, đất thoáng, thoát nước nhưng giữ ẩm tốt để hạt dễ nẩy mầm, rễ dễ phát triển. + Nếu trồng trên đất lúa cần đào rãnh để dễ thoát nước chống úng cho cây. - Giống: Hiện nay có nhiều giống bắp rau lưu thông trên thị trường như: bắp rau lai Pacific 421 của Công ty giống cây trồng miền Nam, Baby corn của Công ty Trang Nông. Các giống này có đặc điểm sau: + Chiều cao cây: 140 - 150 cm. + Cây sinh trưởng mạnh, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. + Trái màu vàng tươi. + Trổ cờ vào khoảng 30 - 35 ngày sau khi trồng. + Bắt đầu thu hoạch trái non từ 41 - 43 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 10 ngày. + Năng suất trung bình trái tươi từ 8 - 10 tấn/ha. - Mật độ và khoảng cách: Sản phẩm chính của bắp rau là trái non, nên phải trồng dày hơn bắp lấy hạt. Có thể trồng với mật độ từ 12 - 14 ngàn cây/ha tuỳ theo gieo hàng đôi hay hàng ba. Trồng hàng cách hàng 70 - 75cm, cây cách cây 20 - 30cm; gieo mỗi hốc 2 hạt. Sau khi gieo 5 - 7 ngày cần kiểm tra để giặm những nơi cây không lên hoặc cây mọc yếu. - Bón phân: Trên các loại đất, nếu có điều kiện cần bón 5 -10 tấn phân hữu cơ/ha. Lượng N-P-K bón theo công thức 140 N, 60 P 2 O 5 , 40kg K 2 O tương đương với 330 kg Urê, 370kg Super lân, 80kg KCl/ha. Có thể dùng phân hỗn hợp như 16-16-8 hoặc 20-20-0 với lượng 200kg/ha để bón lót cho cây, kết hợp với 200kg Urê để bón thúc. Cách bón: bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân trước khi gieo hạt. Ở đất lúa cần giữ lại 1/3 lượng phân để tưới cho bắp khi cây xuất hiện lá huyết dụ. Lượng phân còn lại chia ra làm 2 lần: Lần 1: lúc cây có 3 - 4 lá: bón 1/2 đạm + 1/2 kali hoặc 50kg Urê. Lần 2: lúc cây có 7 - 9 lá: bón 1/2 đạm + 1/2 kali hoặc 100kg Urê. Ở lần bón 1 có thể dùng cuốc rạch hàng cách 5 - 10cm, sâu 5cm, rải đều phân xuống rãnh rồi lấp hạt lại. Bón thúc lần 2 có thể rải phân cách gốc 5cm rồi vun gốc. Nếu dùng Urê bón thúc thì bón thêm một lần sau khi bón lần 2 từ 7 - 10 ngày 50kg Urê. Tuy nhiên, việc bón phân nên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà điều chỉnh lượng phân cũng như cách bón cho phù hợp với sự phát triển của cây bắp. - Chăm sóc: Khi cây bắp có 3 - 4 lá thì bón thúc phân kết hợp với làm cỏ, phá váng nếu có mưa nhiều để tạo điều kiện cho rễ phát triển đồng thời cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây trồng nhất là lúc sắp trổ cờ, cho trái. Ở các lần bón phân cần kết hợp với vun gốc để chống đổ ngã. + Rút cờ: Rút cờ trên ruộng trồng bắp rau là một biện pháp kỹ thuật đặc biệt được sử dụng riêng trong quy trình sản xuất bắp rau. Việc rút cờ mang lại lợi ích sau: + Cờ được rút bỏ thì lượng chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi bắp nên bắp phát triển nhanh hơn, thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch sẽ ngắn lại. + Rút cờ làm tăng năng suất do số lượng bắp thu hoạch trên cây nhiều hơn; rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm vì nếu cây đã rút cờ bắp non trên cây không có khả năng thụ phấn, sẽ non lâu hơn. + Rút cờ làm tăng trọng lượng bắp non, thông thường khoảng 38 - 40 ngày sau khi gieo thì rút cờ hoặc rút cờ trước khi cây tung phấn. - Phòng trừ sâu bệnh: Bắp rau được thu hoạch ở giai đoạn còn non, khi cây đang sinh trưởng mạnh nhất nên ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, để đảm bảo thắng lợi khi thu hoạch cần chú ý phòng trừ sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp, bệnh héo xanh, khô vằn, đốm lá. Do đó, trong quá trình trồng bắp rau cần chú ý: + Lúc gieo hạt: rải Basudin 10H lên lớp tro phủ hạt để trừ kiến, dế phá hại mầm. + Lúc 15 - 20 ngày sau khi gieo: rắc Basudin 10H vào đọt để ngừa sâu đục thân, phun Coper B để trừ các loại bệnh nêu trên. Cần chú ý cách ly giữa thời gian phun thuốc và thu hoạch để sản phẩm được an toàn. - Thu hoạch: Bắp rau có thể thu hoạch lúc 40 ngày sau khi trồng, cần thu theo hàng để tránh bỏ sót. Thu hoạch xong cần đem ngay đến nơi tiêu thụ vì để lâu bắp sẽ bị khô làm giảm phẩm chất và trọng lượng./. . KINH NGHIỆM TRỒNG BẮP NHÍ Trần Văn Hiến Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Bắp nhí hay còn gọi là bắp rau, bắp bao tử, có tên khoa học là Zea mays. Bắp nhí là loại cây trồng cạn có giá trị kinh. tiêu. Có thể trồng trên đất trồng màu hoặc luân canh trên đất ruộng theo cơ cấu lúa - bắp rau - lúa hoặc hai vụ bắp và một vụ lúa. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên trồng bắp rau ở. hộp để bố trí trồng bắp rau. Bên cạnh đó, nên đầu tư chăn nuôi bò sữa để tận dụng thân, lá còn xanh để cho bò ăn làm tăng thêm hiệu quả kinh tế. - Thời vụ trồng: Bắp rau có thể trồng được quanh

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan