KHUNG CHẬU SẢN KHOA (Kỳ 2) pps

5 543 2
KHUNG CHẬU SẢN KHOA (Kỳ 2) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHUNG CHẬU SẢN KHOA (Kỳ 2) 5. XẾP LOẠI KHUNG CHẬU - Khung chậu dạng nữ: thường gặp nhất ở phụ nữ, có các đặc điểm sau: + Hình bầu dục, đều đặn. + Đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau chút ít. + Khoảng cách từ trục giữa ra trước và sau gần bằng nhau. + Hai gai hông không nhọn. - Khung chậu dạng nam: có thể gặp ở nữ, với các đặc điểm sau: + Hình trái tim, phần sau không tròn mà phẳng. + Mỏm nhô gồ về phía trước, bờ 2 bên nhô. + Hai gai hông nhọn. - Khung chậu dẹt: loại khung chậu này có đường kính ngang lớn hơn so với đường kính trước sau, xương cùng ngắn và ngửa ra sau. - Khung chậu hẹp ngang (dạng hầu): loại khung chậu này có đường kính ngang nhỏ hơn đường kính trước sau, xương cùng dài, mỏm nhô ngửa ra sau, hai gai hông nhọn. 6. CÁCH KHÁM KHUNG CHẬU 6.1. Khám đại khung - Đo các đường kính của đại khung bằng thước đo Baudelocque. - Đo hình trám Michaelis. 6.2. Khám tiểu khung * Khám eo trên - Đo đường kính trước sau (đường kính nhô - hậu vệ): Sản phụ nằm tư thế phụ khoa. Người khám đưa 2 ngón trỏ và giữa vào âm đạo, đầu ngón giữa lần dọc theo mặt trước xương cùng đi dần lên trên để tìm mỏm nhô. Với khung chậu bình thường ta không thể sờ được mỏm nhô, nếu sờ được mỏm nhô là khung chậu hẹp, khi đó cần đo đường kính nhô - hậu vệ gián tiếp qua việc đo đường kính nhô - hạ vệ để đánh giá khung chậu hẹp tuyệt đối hay hẹp tương đối. + Cách đo đường kính nhô - hạ vệ: khi sờ được mỏm nhô, bàn tay trong âm đạo nâng dần lên cho đến khi bờ của ngón trỏ tiếp xúc với hạ vệ thì đánh dấu lấy điểm tiếp xúc đó, rút bàn tay khỏi âm đạo và dùng thước dây đo từ điểm đánh dấu đó đến đầu ngón giữa ta sẽ được đường kính nhô - hạ vệ, bình thường có trị số là 12 cm. + Đường kính nhô - hậu vệ = nhô hạ vệ – 1,5 cm (1,5 cm là độ dày của khớp vệ). Bình thường đường kính nhô - hậu vệ có trị số là 10,5 cm. Nếu đường kính nhô - hậu vệ < 8,5 cm là khung chậu hẹp tuyệt đối, phải mổ lấy thai khi có dấu hiệu chuyển dạ nếu thai đủ tháng, trọng lượng thai bình thường. Nếu đường kính nhô - hậu vệ từ 8,5 đến <10 cm là khung chậu hẹp tương đối (khung chậu giới hạn). Trường hợp này với ngôi chỏm, thai trung bình phải làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm, thành công thì đẻ đường âm đạo, thất bại thì mổ lấy thai. Còn nếu ngôi chỏm, thai to hoặc các ngôi bất thường khác đều phải mổ lấy thai. - Đánh giá đường kính ngang của eo trên: Đường kính ngang của eo trên chỉ đo được trên quang kích khung chậu. Tuy nhiên lâm sàng có thể khám gờ vô danh qua thăm âm đạo để đánh giá đường kính này. Bình thường chỉ sờ được 1/2 trước của gờ vô danh, nếu sờ được tới 1/2 sau gờ vô danh chứng tỏ đường kính ngang eo trên hẹp. * Khám eo giữa: - Đánh giá đường kính ngang eo giữa (đường kính lưỡng mỏm gai): Khi thăm âm đạo, đưa 2 ngón trỏ và giữa về 2 bên để tìm gai hông, nếu gai hông nhọn, nhô vào bên trong thì đường kính ngang eo giữa bị giảm đi (bình thường 10,5 cm). - Đánh giá đường kính trước – sau eo giữa: qua thăm âm đạo, sờ mặt trước xương cùng để đánh giá, nếu mặt trước xương cùng cong vừa phải là tốt thường chỉ sờ được 2 -3 đốt cùng cuối. Nếu xương cùng quá phẳng hoặc cong như móc câu cũng không tốt. * Khám eo dưới: - Đo đường kính ngang eo dưới (lưỡng ụ ngồi): Sản phụ nằm tư thế phụ khoa. Người khám dùng 2 ngón tay cái tìm ụ ngồi 2 bên. Đo khoảng cách giữa 2 ngón tay cái, lấy khoảng cách này + 1,5 cm ta sẽ có đường kính lưỡng ụ ngồi (bình thường: 11 cm). Có thể ước lượng đường kính ngang eo dưới bằng cách đặt nắm tay đè lên tầng sinh môn giữa 2 ụ ngồi, nếu nắm tay > 9 cm lọt giữa 2 ụ ngồi là bình thường. - Đo góc vòm vệ: là góc hợp bởi giữa 2 ngành ngồi mu, bình thường góc này > 90 độ, hoặc áp sát được hai ngón tay khám vào góc vòm vệ được thì được coi là bình thường. Khi góc vòm vệ hẹp làm cho đường kính ngang của eo dưới hẹp, thai sẽ khó sổ. . KHUNG CHẬU SẢN KHOA (Kỳ 2) 5. XẾP LOẠI KHUNG CHẬU - Khung chậu dạng nữ: thường gặp nhất ở phụ nữ, có các đặc điểm sau: +. Khung chậu dẹt: loại khung chậu này có đường kính ngang lớn hơn so với đường kính trước sau, xương cùng ngắn và ngửa ra sau. - Khung chậu hẹp ngang (dạng hầu): loại khung chậu này có đường kính. gai hông nhọn. 6. CÁCH KHÁM KHUNG CHẬU 6.1. Khám đại khung - Đo các đường kính của đại khung bằng thước đo Baudelocque. - Đo hình trám Michaelis. 6.2. Khám tiểu khung * Khám eo trên - Đo

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan