sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm

9 2.7K 30
sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tên sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm nhịp cầu nối cho uy tín và niềm tin Đặt vấn đề 1 - Cơ sở lí luận Công việc chủ nhiệm là một công việc vô cùng đặc biệt, chưa hề có một trường học nào đào tạo hoặc tập huấn cho công tác chủ nhiệm, nhưng nó tồn tại như một qui trình tất yếu không thể thiếu trong các trường học trên toàn cầu. Bây giờ tôi xin được đưa một vốn kiến thức ít ỏi trong kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm của mình để cùng bàn bạc với đồng nghiệp, nói một cách đơn giản thì giáo viên chủ nhiệm là một người thầy vừa làm công việc giảng dạy vừa làm công việc của người mẹ, hàng tuần vào các buổi sinh hoạt thứ 7, giáo viên chủ nhiệm đứng ra làm trung tâm phân xử các vấn đề nổi cộm trong tuần, thực ra công việc này rất vất vả nhưng cũng rất thú vị, vì trong sự vất vả đó ta lại thấy niềm vui vì được các em học sinh tin yêu và phụ huynh kính trọng! Hôm nay tôi xin đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm mang tên Giáo viên chủ nhiệm nhịp cầu nối cho uy tín và niềm tin 2 - Cơ sở thực tiễn Tôi là một giáo viên đi tăng cường cho vùng sâu vùng xa, thực ra ban đầu tôi cũng thấy được muôn vàn khó khăn chồng chất, nào là đường sá, khí hậu, con người thì bất đồng ngôn ngữ, nhưng ở mảnh đất Tiên Kỳ này tôi nhanh chóng tìm ra niềm vui trong công việc, nhờ niềm vui trong công việc đó tôi thấy con đường xa mà gần, khí hậu dễ chịu, ngôn ngữ chan hòa chất chứa tình cảm đáng trân trọng. Nội dung I - Điều tra thực tế trước khi viết sáng kiến : Vào đầu tháng 9 năm 2009 tôi được ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Tiên Kỳ giao cho tôi nhiệm vụ giảng dạy Mĩ thuật toàn trường và kiêm nhiễm chủ nhiệm lớp 6C, tôi 1 sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Đầu tiên tôi đến làm quen với lớp, được biết lớp gồm 36 em học sinh, trong đó có các đặc điểm thuận lợi và khó khăn như sau: * Về thuận lợi: - Đa số các em đều con em nông dân ngoan ngoãn đễ gần. - Có hai em năm vừa rồi là học sinh tiên tiến, đó là em Nguyễn Thị Giang A và em Vi Văn Tú. - So với trước bây giờ các gia đình nông dân có hiểu biết và kinh tế cao hơn nhiều. * Về khó khăn: - Là lớp 6C cuối khối nên nhà trường xếp 3 em học sinh ở lại vào lớp gồm các em: - Lương Văn Hảo. - Trương Công Luyến. - Lô Văn Việt. - Em Nguyễn Hữu Hiếu bị hỏng một mắt! - Em Nguyễn Thị Ngọc bị chứng thần kinh từ nhỏ! - Đặc biệt có em Bùi Công Thành bị một căn bệnh nan y là U máu (máu chảy không đông) đi học có hôm nghỉ hôm đi rất thất thường! - Đa số các em đều là con em nông dân nên hoàn cảnh kinh tế và thời gian đầu tư cho con em học tập có hạn chế nhất định! - Một số em đi học quá xa nhà, rất khó khăn cho việc đi lại nhất là vào các ngày thời tiết không thuận lợi như rét mướt, trời mưa gió, - Trong lớp có 15 em là người dân tộc Thái chiếm 41,6%! - Cơ sở vật chất của lớp học chưa tốt, bàn ghế ít học sinh ngồi chật chội! Các cửa sổ tuyềnh toàng, điện chưa đủ sáng vào các hôm trời động mưa hoặc tối trời! ở trên tôi đã nêu một số khó khăn và thuận lợi của lớp học mà tôi được cử làm chủ nhiệm, nhưng cũng không phải vì thế mà tôi mềm chân chùng bước, ngược lại tôi càng phải cố gắng hơn, nhất định sẽ có biện pháp đưa lớp tiến lên! Sau đây là hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch và đã rút ra được một số kinh nghiệm kinh nghiệm, mong các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo nhé! II - Hình thức và nội dung khảo sát : 2 Theo tôi người giáo viên chủ nhiệm là người trung tâm, là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, hiện nay theo tôi được biết thì việc giáo viên chủ nhiệm đến thăm hỏi động viên học sinh tận từng nhà học sinh đã xa vời, tôi nghĩ rằng tại sao tôi lại không nhỉ! Thế là tôi quyết định đi theo lói mòn mà các nhà giáo xưa hay thực hiện, đó là đến tận từng nhà học sinh để trực tiếp tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, xem gia đình các em đó ra sao về mọi mặt, từ đó tôi sẽ có một cách quản lý phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Theo tôi nghĩ rằng công việc này không những tạo thêm sự thuận lợi cho công tác chủ nhiệm mà còn tạo được uy tín cao cho nhà trường, từ đây các bậc phụ huynh sẽ có một cách nhìn tốt hơn nhiều đối với công tác “xã hội hóa giáo dục”. Mở đầu cho cuộc hành trình này điểm đến nhà đầu tiên là nhà em Bùi Công Thành, khi tôi đến nhà em vào buổi chiều, nhà em thật là nghèo! Một mái nhà tranh xung quanh được thưng bởi các tấm liếp được đan bằng nứa, tôi vào nhà chị Liên mẹ của em Thành ở nhà, sau một hồi trò chuyện, chị kể cho tôi nghe cuộc hành trình đưa em Thành đi điều trị, khi đã biết được căn bệnh là U máu gia đình suy sụp hẳn, chị nói với tôi nếu gia đình khá giả thì có thể đi thay máu cho cháu nhưng,!!! Chị tâm sự với tôi mà đôi cặp nước mắt lưng tròng, khi đó thì em Thành đi chơi bên xóm về em chào thầy và ngồi bẽn lẽn trên chiếc giường ọp ẹp! Tôi nhìn Thành nhận ra cơ thể em đã bị căn bệnh giày vò gầy xanh ra! Tôi hỏi thế cháu hiện giờ có dùng thuốc gì không? Chị chạy vào nhà lấy ra một bình rượu thuốc đủ thứ rễ, chị bảo hiện giờ cháu đang uống thuốc này thầy ạ, tôi biết rằng căn bệnh nan y này mà chỉ nhờ vào mấy cái rễ này thì không thể được, nhưng đó là một nguồn động viên theo kiểu nhà nghèo! Tôi thấy tương lai của em thành thật là mờ mịt, cũng căn bệnh này cách đây hai năm đã cướp đi hai người anh con bác, em Thành cũng vào độ tuổi này, nghĩ đến đây mà tôi thấy thương cho hoàn cảnh của em Thành quá, tôi chỉ giúp gia đình em Thành bằng cách là hướng dẫn cho anh chị Liên Thắng làm một cái đơn trình bày hoàn cảnh bệnh tình xin miễn giảm 100%, gia đình em Thành nghĩ là không được nhưng tôi khẳng định rằng chắc chắn với điều kiện như vậy ai cũng sẵn sàng thong cảm. Chào chị Liên tôi ra về, sau đó ít hôm chị Liên đến trường gặp tôi cùng toàn bộ giấy tờ xin miễn giảm 100% tiền học cho em Thành, khi tôi và chị Liên trình bày hoàn cảnh của 3 cháu với thầy hiệu trưởng nghe xong thầy đồng ý ngay, chị Liên vô cùng mừng rỡ và cám ơn chúng tôi ra về! Tôi nghĩ rằng với các trường hợp như vậy các thầy cô chủ nhiệm quan tâm, nhà trường quan tâm thì sau sự việc này sẽ tăng thêm phần uy tín cho nhà trường, tạo được lòng tin giữa gia đình và nhà trường, từ đó các bậc phụ huynh không những sẵn sàng cho con em học hành ở trường mà còn sẵn sàng có những ý kiến xây dựng cho nhà trường ngày một tiến lên, bình thường họ có lo việc ruộng đồng kiếm kế sinh nhai thì họ cũng không phải lo gì ỏ trường, vì ở đó đã có các cô, các thầy rồi! * Một trường hợp nữa tôi xin kể tiếp ra, đó là trường hợp của em Lương Thị ánh, trường hợp này tôi vô tình biết được là có hôm bà nội của em ánh đến nộp tiền học cho em, tôi mới hỏi rằng bố mẹ đâu mà để bà đi nộp tiền cho cháu? Bà của em ánh mới nói rằng bố mẹ nó đi Nam làm ăn cả rồi thầy ạ! ở nhà chỉ còn mình bà già này nuôi cháu thôi thầy ạ! Khi bà chào tôi ra về bà lại vuốt tóc em ánh rồi bà về, tôi thấy em ánh nước mắt tự nhiên cứ chảy ra, tôi cảm thấy gia đình em này chắc có một khó khăn gì lớn lắm mà bố mẹ phải xa phương cầu thực, nghĩ như vậy tôi quyết định tới thăm nhà em ánh. Khi tôi đến nhà em thì nhà ánh ngay cạnh đường xóm 1 Tiên Kỳ, đúng như tôi dự định nhà em vô cùng hoàn cảnh, không có nổi một cái bàn để ngồi, không có nổi cái giường cho nên để nằm, sau khi ngồi tạm ở chiếc chiếu đã hoen ố màu thời gian bà của em ánh kể cho tôi nghe câu chuyện gian khó của gia đình cho tôi nghe! Trong khi bà kể tôi đảo mắt xem trong căn nhà tuyềnh toàng, nhà tranh phên nứa mặc nhiên cho gió lùa một thân già 70 tuổi và hai cháu nhỏ vẫn gồng mình lên chịu những cơn gió mùa đông bắc mặc nhiên thổi, bỗng tôi bắt gặp ánh mắt hồn nhiên của em ánh nhìn tôi vừa e dè, vừa tin tưởng tôi thấy lòng mình nặng trĩu vô cùng, tôi tự nhủ mình tôi càng phải cố gắng hơn nữa trong công tác để giúp các em học sinh thơ dại có các hoàn cảnh đặc biệt đang tin tưởng ở tương lai xán lạn, tin tưởng vào thầy cô, để một ngày mai chắp cánh bay cao, bay xa và tự thay đổi hoàn cảnh của mình để tiến lên, khi đó sự nghèo khó trước kia chỉ là một kỉ niệm đáng nhớ mà thôi! 4 * Tạm dừng với câu chuyện gia đình em ánh, sau đó một thời gian vào dịp ra Tết tôi đến nhà em Vi Thị Thu con anh chị Vi Văn Hải - Lô Thị Vân, lại một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nữa mà tôi trực tiếp chứng kiến. Khi tôi đến nhà trời đã về chiều anh Hải đã đi làm về anh ta chào tôi và ngoái đầu vào hỏi đứa con gái đầu bằng tiếng Thái, có lẽ anh ta hỏi con đó là ai, vì sau đó anh ta chào tôi bằng thầy, tôi chào anh và bước vào nhà, trước mắt tôi hiện lên khung cảnh của một gia đình hộ nghèo 100%, căn nhà gỗ ba gian anh mới cất năm ngoái xung quanh đang thưng bằng phên nứa, cách thưng phên của anh cũng thật tạm bợ tuyềnh toàng, anh Hải mời tôi ngồi tạm ở cái ghế học của con kiêm ghế tiếp khách, trong nhà anh không có cái gì đáng giá, ngoài bộ dong ba tấm mỏng lét ra tôi còn thấy ba cái giường được đóng bằng mét Tiên Kỳ chính hạng, có một cái giường không kịp đóng chân còn kê 4 viên gạch táp lô. Sau khi ngồi nói chuyện được biết gia đình anh chị có 4 đúa con 3 gái 1 trai, cháu đầu học lớp 7, còn cháu út học lớp 1, trò chuyện được một lúc thì chị Vân vợ anh Hải về, chị hơn anh Hải đến 5 tuổi, trông chị già đi so với tuổi nhiều, sâu khi nghe tôi trình bày về tình hình học tập của em Vi Thị Thu anh chị cũng tương đối hài lòng vì kết quả học tập của em Thu gần đạt tiên tiến, trao đổi về tình hình học tập của em thu xong thì em út của Thu đi chơi về, tôi hỏi cháu học lớp mấy? Em trả lời cháu học lớp 1, vậy đưa vở ghi đây thầy xem viết có đẹp không nào, em đưa vở học cho tôi xem thì vở viết của em chữ viết rất đẹp, tôi vừa giở vở vừa khen ngợi chữ viết của cháu rất đẹp, các cháu hãy cố gắng học hành thật tốt để sau này giúp đỡ bố mẹ, sau đó tôi mừng tuổi em 10.000đ, cả gia đình có vẻ rất cảm phục trước cử chỉ của tôi! Sau đó trời cũng đã chiều tôi chào gia đình anh chị ra về. Khi trở về tôi cứ thấy băn khoăn mãi cho hoàn cảnh của rất nhiều gia đình nghèo trong Tiên Kỳ mà các gia đình tôi trực tiếp đến thăm chỉ là số nhỏ, trong tâm trạng tôi rất buồn nhưng lực bất tòng tâm biết làm sao được, mong sao hoàn cảnh mọi gia đình ở Tiên Kỳ tiến lên về kinh tế để có điều kiện cho con ăn học, sau các chuyến đi thăm hỏi từng gia đình phụ huynh tôi cảm thấy mình càng phải đi nhiều hơn tới tất cả các nhà học sinh để tận mắt chứng kiến thực tế hoàn cảnh gia đình, giao tiếp tâm sự với các bậc phụ huynh và học sinh về các kinh nghiệm học tập và kể cả các vấn đề về làm ăn kinh tế có thể trao đổi được 5 với phụ huynh, qua đó tạo một sự gần gũi với gia đình, từ đó gia đình các em có thể an tâm hơn khi gửi gắm con em cho nhà trường! Các vấn đề của giáo viên chủ nhiệm trên lớp: Theo tôi đã là một giáo viên chủ nhiệm được trừ 4 tiết thì ít nhất cũng phải thự hiện cho hết các tiết trừ đó, thường thì một giáo viên chủ nhiệm làm việc có trách nhiệm thì các tiết trừ đó không thể bù được thời gian mà giáo viên chủ nhiệm bỏ ra, tôi thử tính như sau : Một tuần co 6 buổi học X 15 phút đầu giờ = 90 phút ; 1 tiết ngoài giờ lên lớp = 30 phút ; 1 tiết sinh hoạt cuối tuần = 45 phút ; 1 tiết chào cờ = 45 phút ; tổng cộng 90 + 30 + 90 = 210 phút, trong khi đó trừ được 4 tiết = 200 phút, ngoài ra còn các sổ sách giấy tờ khác như học bạ, sổ điểm, sổ đầu bài,vv. Không phải tính toán mà kể lễ nhưng, đối với tôi công việc đó mỗi người thực hiện theo một kiểu khác nhau, nguời thì qua loa, người thì làm đủ, còn riêng tôi thì tìm tòi thêm cái mới ví dụ như đến tận từng nhà phụ huynh thăm hỏi động viên xem tình hình học tập của các em, điều kiện gia đình có đáp ứng được tình hình học tập hay không, vv. Nói về các biện pháp trên lớp tôi có các biện pháp như sau: Trong lớp tôi chủ nhiệm có 3 em học sinh lưu ban, đó là các em : - Lương Văn Hảo. - Trương Công Luyến. - Lô Văn Việt. Cả ba em tôi đều đến tận nhà, các em đều có hoàn cảnh tương đối đặc biệt, em Lương Văn Hảo thì bố mẹ bỏ nhau, hiện bây giờ hai mẹ con nuôi nhau, nhà vừa nghèo lại vừa nhỏ, đi học tương đối xa em ở tận cuối xóm 5, vì tình hình gia đình như thế mẹ lại phải mãi đi buôn bán kiếm tiền nuôi con nên không có thời gian quan tâm đến việc học tập của em Hảo, nên tình hình học tập của em ngày một sa sút và hậu quả đã đến năm vừa rồi em đã phải ở lại lớp 6 do tôi chủ nhiệm, tôi đã trự tiếp gặp gỡ em Hảo cũng như gia đình trao đổi về vấn đề của em, tôi đã cùng gia đình tìm các biện pháp hữu hiệu nhất để đưa chất lượng học tập của em đi lên, mục đích cuối năm học có thể được lên lớp. Gia đình em Lô Văn Việt thì về kinh tế không đáng ngại lắm nhưng vì gia đình em chỉ có mình em là con trai nên chiều chuộng từ nhỏ, từ các chiều chuộng đó dần dần Việt 6 sinh hư, chơi bời không chịu học tập nên khi quay lại thì không thể theo kịp các bạn trong lớp, từ đó Việt lại càng không muốn học, vừa rồi bố Việt là anh Nam nói với tôi rằng Việt nó muốn bỏ học thầy ạ!, nghe anh Nam nói vậy tự nhiện tôi thấy lo lo!, lập tức hôm sau tôi gặp riêng em Việt động viên và nêu về tầm quan trọng của việc học, tôi hứa với em nếu em cố gắng trong việc học thì thầy sẽ giúp đỡ cùng sự cố gắng của em nhất định cuối năm sẽ được lên lớp, từ đó trở đi em Việt đã hiểu ra và có thái độ học tập tiến bộ rõ rệt. Gia đình em Trương Công Luyến thì tôi đã đến nhà, sau khi tìm hiểu thì được biết gia đình em cũng vì miếng cơm manh áo mà nuôi quá nhiều trâu bò nên ngoài chuyện học ra thời gian còn lại hầu như em dành cho việc chăn trâu, kể cả các buổi sinh hoạt khác của lớp như lao động, họp hành em đều không có mặt, sau khi tìm hiểu và nắm được nguyên nhân, tôi trực tiếp động viên và giải thích trách nhiệm của em bây giờ cần phải đầu tư vào học, đó là tương lai của mình, nếu bây giờ mình chây lười thì hậu quả sau này sẽ khôn lường, sau buổi gặp mặt động viên trực tiếp đó, em đã tiến bộ rõ rệt. Vấn đề ngồi học trong lớp cho phù hợp vị trí cũng là điều đáng lưu ý đối với giáo viên chủ nhiệm, đối với tôi thì thường xuyên thay đổi chỗ ngồi cho các em, thay đổi chỗ ngồi thường xuyên có một điều rất thuận lợi là các em thường xuyên thay đổi được góc nhìn, điều này tạo một chế độ làm việc của mắt hợp lý, không có em nào phải ngồi liền một mạch từ đầu năm đến cuối năm ở một vị trí cả. Ngoài ra đổi vị trí còn có một điều thuận lợi nữa là các em học khá có điều kiện giúp đỡ các đối tượng trong lớp ngồi cạnh mình có học lực yếu kém, từ đó tạo điều kiện cho các em trong lớp giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm còn làm một việc vô cùng quan trọng nữa là làm trọng tài phân xử các buổi sinh hoạt cuối tuần, công việc này tưởng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, vì sau các buổi sinh hoạt như thế giáo viên làm vai trò trọng tài tốt thì sẽ tạo được niềm tin cho các em, các em tự tin hơn trong các buổi học có thể theo dõi chéo nhau, tìm ra các bạn không chú ý trong lớp hoặc không học bài cũ để đến cuối tuần thầy giáo phân xử. Sau đây tôi nêu một ví dụ : Vừa qua có một số bạn không học bài cũ, gây gỗ với nhau khi ra chơi được lớp tập hợp lại, tôi quyết định phạt nhóm các em học sinh đó trực 7 nhật quét dọn quanh lớp cho đến khi nào tôi kiểm tra thấy đạt rồi mới tha, nếu quét dọn không sạch thì sẽ phạt cho đến hét năm thì thôi! Mờy hôm nay tôi kiểm tra thì thấy các em bị phạt này quét dọn vệ sinh còn sạch hơn các tổ vì các em hiểu rằng làm sạch mới được tha, nếu không sẽ bị phạt cho đến hết năm học. Có một điều nữa cũng vô cùng thú vị đó là trong thu chi tiền nong của phụ huynh và học sinh, giáo viên chủ nhiệm đứng ra thu đặc biệt thu bao nhiêu nộp cho trường bấy nhiêu, không được lèm nhèm trong thu chi, từ đó tạo được uy tín cho mình và uy tín cho tập thể giáo viên trường. Kết Thúc Toàn bộ các kinh nghiệm trên tôi viết ra mong các bạn đồng nghiệp xem và góp ý cho tôi để cùng nhau học tập đưa lớp chủ nhiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như các công tác của trường, lớp. Với những kinh nghiệm của tôi trình bày ở trên, đã gặt hái được rất nhiều kết quả đáng kể. Qua việc tôi trực tiếp đến tận nhà học sinh, động viên gia đình, tâm sự với họ, hòa nhập với các em phụ huynh học sinh, ở trên lớp tôi là một người thầy nhưng ở ngoài đời tôi muốn mình là một người bạn gần gũi, qua sự gần gũi đó để họ thổ lộ các tâm tư học tập của con cái, kể cả việc làm ăn của gia đình, đôi khi tôi cảm thấy tôi với các bậc phụ huynh có một cảm giác rất gần gũi, nhờ đó mà lớp hcoj của tôi chủ nhiệm vừa qua đã có 4 em học sinh đạt tiên tiến đó là các em : - Nguyễn Thị Giang A - Nguyễn Thị Giang B - Vi Văn Tú - Nguyễn Thị Vinh Kết quả trên so với lớp chọn 6A chúng tôi chỉ kém 2 em, so với lớp thường 6B chúng tôi hơn 2 em. Điều quan trọng nữa là do sự quan tâm của tôi với phụ huynh và học sinh, truyền đạt tốt các khoản thu chi nên số tiền nộp lên trường so với toàn trường của tôi hiện nay nhất trường tổng đã nộp lên trường 6.000.000đ. 8 Trong lớp các em luôn yêu mến và tôn trọng thầy chủ nhiệm, luôn luôn sẵn sàng trình bày hết các điều thắc mắc trong các buổi sinh hoạt lớp để thầy làm trọng tài phân xử, điều này tôi thấy vô cùng hạnh phúc vì đã được các bậc phụ huynh và học sinh tin yêu! Các đề xuất : * Bổ sung thêm 1 bóng điện cho lớp 6C. * Tăng cường cho lớp 2 bộ bàn ghế dài để học sinh ngồi cho khoa học. * Làm lại cửa sổ hiện đã hư hỏng nặng. Kết luận : Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm nói chung và làm chủ nhiệm tại trường Trung học cơ sở Tiên Kỳ nói riêng, theo tôi công việc dẫn tới kinh nghiệm của tôi rất dễ làm nhưng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm thực sự với nghề giáo, nhất là ở vùng sâu vùng xa như miền núi Tiên Kỳ thì công việc đó lại càng cần thiết hơn cả. Đó là những tâm tư của tôi được đúc rút ra từ những vấn đề có thực trong thời gian công tác tại Trường THCS Tiên Kỳ viết ra đây mong các đồng nghiệp đọc và bổ sung cho sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện./. 9 . Tên sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm nhịp cầu nối cho uy tín và niềm tin Đặt vấn đề 1 - Cơ sở lí luận Công việc chủ nhiệm là một công việc vô cùng đặc. một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm nói chung và làm chủ nhiệm tại trường Trung học cơ sở Tiên Kỳ nói riêng, theo tôi công việc dẫn tới kinh nghiệm của. viên chủ nhiệm trên lớp: Theo tôi đã là một giáo viên chủ nhiệm được trừ 4 tiết thì ít nhất cũng phải thự hiện cho hết các tiết trừ đó, thường thì một giáo viên chủ nhiệm làm việc có trách nhiệm

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan