THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1) pptx

5 380 1
THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Thuốc lợi tiểu là sinh chất hoặc tổng hợp có khả năng làm tăng đào thải nước và các thành phần khác của nước tiểu trong đó có muối qua thận nhờ tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nước tiểu được hình thành qua các quá trình: lọc ở cầu thận, tái hấp thu ở ống thận và bài xuất ở ống thận. Các quá trình này chịu ảnh hưởng một số enzym, hormon. Có nhiều cách phân loại thuốc lợi tiểu. Theo hóa học có nhóm xanthin, nhóm thiazid. Theo vị trí tác động chia ra thuốc tác dụng ngoài thận và thuốc tác dụng trên thận. Để tiện việc lựa chọn thuốc trên lâm sàng, người ta chia thuốc lợi tiểu giảm kali máu và thuốc lợi tiểu giữ kali. Trong chuyên khoa thận hay dùng nhất thuốc lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu - dung dịch Mannitol được dùng trong suy thận cấp với mục đích gây lợi niệu và chẩn đoán phân biệt giữa suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn. Nhóm Thiazid được dùng trong tăng huyết áp đơn thuần chưa ảnh hưởng thận. Nhóm kháng Aldosteron có thể dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu quai trong hội chứng thận hư đơn thuần, chức năng thận còn bình thường. II. CÁC THUỐC LỢI TIỂU 1. Thuốc lợi tiểu quai: Bao gồm thuốc lợi tiểu có tác dụng ít, trung bình, nhanh và mạnh. Hai thuốc được dùng nhiều là Furosemid và Acid etacrinic. Lợi tiểu thủy ngân trước đây có dùng, hiện nay không dùng nữa vì độc thận. a. Furosemid (Lasix-Lasilix): Là thuốc lợi tiểu chính, được dùng phổ biến trong nội khoa (thận học, tim mạch học, hồi sức cấp cứu, tiêu hóa). Là một sulfamid dẫn xuất của acid anthranilic và methylpurin. Thuốc được hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa. Khoảng 60-70% liều dùng được thải ra sau 4 giờ. 1/3 dạng thuốc được thải dưới dạng glucoronid, 90% liên kết với protein huyết thanh. Thuốc được chuyển hóa ở gan, thải qua thận 88% và qua mật 12%. - Cơ chế tác dụng: Thải muối natri và nước do ức chế tái hấp thu natri ở nhánh lên quai Henlé và ở phần pha loãng. Cơ chế tác dụng này có thể liên quan tới chuyển hóa năng lượng, ức chế Na + , K + , ATPase và tăng luồng máu tới thận rồi tăng mức lọc cầu thận (theo Ofstad và cộng sự, 1973). Có giả thuyết cho rằng Furosemid hoạt hóa hệ angiotensin-kinin (theo Williamson và cộng sự, 1975). Tác dụng lợi tiểu liên quan với đường dùng và liều dùng. Nếu tiêm tĩnh mạch, chỉ sau 3-4 phút thuốc bắt đầu có tác dụng; nếu uống, sau 30 phút hiệu quả của thuốc mới xuất hiện. Thời gian tác dụng kéo dài từ 1-2 giờ. Thải các điện giải: thải trừ Clo cùng với Natri, thải trừ Kali và thải trừ Calci, thải trừ H + . - Chế phẩm: viên 40mg, ống 20mg. - Chỉ định, liều dùng: . Trong hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, chưa suy thận. Liều 80-160 mg. . Trong trường hợp hạ protein máu, cần phối hợp truyền albumin mới có hiệu quả. . Trong suy thận mạn tính: có thể dùng viên hay ống với liều 80-160 mg/ngày. . Trong suy thận cấp tính: tiêm tĩnh mạch liều 160-200 mg. Có thể nhắc lại liều sau 4 giờ. Liều tối đa 1000 mg/ngày. - Chống chỉ định: suy thận cấp do tắc nghẽn, suy gan nặng, phù ở bệnh nhân có thai (trừ khi có suy tim nặng). - Tác dụng phụ: giảm huyết áp, mất nước ngoài tế bào, giảm kali máu, tăng acid uric máu, độc tính với thần kinh thính giác (ù tai, giảm thính lực, điếc tai trong). b. Acid etacrinic (Uregit-Edecrin): Cũng là thuốc lợi tiểu quai, có tác dụng mạnh và nhanh như Furosemid. Thuốc này không có nhóm chính sulfamid. Công thức gồm 1 nhóm ceton không bão hòa và acid acyloxyacetic. Thuốc được hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa, liên hết hoàn toàn với protein. Thuốc tác dụng chủ yếu trên nánh lên của quai Henlé và đoạn pha loãng. Có thể tác động lên ống lượn gần gây thải Clo mạnh hơn thải Natri. Tác dụng thải Natri và Clo không bị ảnh hưởng do toan hóa hay kiềm hóa. Tăng thải Kali làm nước tiểu bị kiềm hóa. Thải H + mạnh hơn Furosemid. Thuốc tác động nhanh, sau tiêm tĩnh mạch 15 phút đã có hiệu quả và kéo dài 2-3 giờ. Thuốc uống có tác dụng sau 30 phút, kéo dài 6-8 giờ. Có thể thải tối đa tới 30% lượng nước được lọc qua cầu thận. Chế phẩm: viên nén 50mg, lọ 50 ml chứa 50mg. Liều lượng với người lớn: 1 viên - 3 viên/ngày, 1 lọ - 3 lọ/ngày. Liều tối đa: 200 mg/ngày. c. Các thuốc lợi tiểu quai mới chưa được sử dụng rộng rãi: Torsemid, Azosemid, Tripamid, Pretanid. Indacrinon vừa lợi tiểu quai vừa lợi tiểu thải acid uric. . chia thuốc lợi tiểu giảm kali máu và thuốc lợi tiểu giữ kali. Trong chuyên khoa thận hay dùng nhất thuốc lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu - dung dịch Mannitol được dùng trong suy thận. Aldosteron có thể dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu quai trong hội chứng thận hư đơn thuần, chức năng thận còn bình thường. II. CÁC THUỐC LỢI TIỂU 1. Thuốc lợi tiểu quai: Bao gồm thuốc lợi tiểu có. THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Thuốc lợi tiểu là sinh chất hoặc tổng hợp có khả năng làm tăng đào thải nước và các thành phần khác của nước tiểu trong đó

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan