THUYẾT LÃNH đạo và ứng dụng trong công tác xã hội nhóm

10 3.1K 2
THUYẾT LÃNH đạo và ứng dụng trong công tác xã hội nhóm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện nay, ngành Công tác xã hội là một ngành học còn rất mới mẻ ở Việt Nam. So với các nước phát triển ngành học này đã được biết đến từ lâu và được coi là một trong các nghề khá ưa chuộng. Tại Việt Nam, số người biết và hiểu về ngành Công tác xã hội cũng như nghề nghiệp này không nhiều. Cũng vì những lí do đó mà số người giảng dạy, học tập, đặc biết là cơ cấu môn học và nguồn tài liệu… của ngành Công tác xã hội khá ít ỏi, chưa thống nhất. Là một học viên của ngành Công tác xã hội ngành học còn rất non trẻ ở Việt Nam, nên tôi hiểu được những khó khăn cũng như vai trò vô cùng quan trọng của ngành học này. Hiện nay, thầy cô và nhà trường đang cố gắng không ngừng khắc phục những khó khăn đó.

Trình bày những nội dung cơ bản của lý thuyết lãnh đạo. Những điểm mạnh và hạn chế của lý thuyết khi vận dụng vào mô hình công tác xã hội nhóm. Cho ví dụ với một nhóm nhóm đối tượng. BÀI LÀM 1. Xuất xứ: Lý thuyết lãnh đạo lãnh đạo ra đời vào cuối thế kỷ 19 vào đầu thể kỷ 20 với một số nhà nghiên cứu nổi tiếng như Frederich Taylor (1856 - 1915), Frank B (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972), Henry Fayol (1841 - 1925), Mary Parker Pollet (1868 1933)…. Đây là những nhà nghiên cứu nổi tiếng và có công lớn trong việc xây dựng, phát triển lý thuyết lãnh đạo và vận dung chúng vào trong các môi trường lao động khác nhau. 2. Nội dung của thuyết Trong khoảng 80 năm trở lại đây, trong các quan niệm kinh điển về vai trò lãnh đạo, có 3 khuynh hướng , phương pháp tiếp cận trong thuyết lãnh đạo Phương phâp tiếp cận theo đặc tính cá nhân Phương phâp tiếp cận theo phong cách hành xử Phương phâp tiếp cận theo phân quyền 2.1. Phương pháp tiếp cận theo đặc tính cá nhân Người lãnh đạo thường có những đặc điểm, đặc tính cá nhân nổi trội( có tố chất lãnh đạo, sinh ra để làm lãnh đạo), được sinh ra một cách tự nhiên chứ không phải do đào tạo quyết định. Theo Warren Bennis, "Người lãnh đạo là người có khả năng trình bày tư tưởng một cách đầy đủ và rõ ràng; họ biết rõ họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó, và làm sao để truyền đạt điều họ muốn đến những người xung quanh để thuyết phục mọi người cùng hợp tác và thực hiện điều họ muốn và cuối cùng là họ biết làm thế nào để đạt đến mục đích mong muốn. Những đặc tính cá nhân này gồm có: - Điều kiện thể lực tốt và sức chịu đựng - Sự khôn ngoan và sự phán đoán thiên về hành động - Tinh thần nhận trách nhiệm - Có khả năng thực hiện công việc - Hiểu biết về những người cộng sự và nhu cầu của họ - Có kỹ năng giao tế và biết cách dùng người - Có nhu cầu đạt kết quả 1 - Khả năng thuyết phục và cổ động người khác - Can đảm và quyết tâm - Tự trọng - Quyết tâm - Tự tin - Sự trình bày ý tưởng một cách quả quyết - Khả năng thích nghi/Khả năng linh động 2.2. Phương pháp tiếp cận theo phong cách hành xử Có 3 phong cách cơ bản: Phong cách độc tài: Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc tài: Nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân Phong cách dân chủ: Người lãnh đạo – nhân viên có sự ngang bằng, trên cơ sở người lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiên đóng góp của nhân viên phía dưới. Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ: Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến & triển khai công việc theo theo năng lực của mỗi người. 2 Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên. Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách. Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo. Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người lãnh đạo dân chủ. Phong cách tự do: Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó. Đặc điểm: NV ít thích lãnh đạo. Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên. Ngoài ra còn một số phong cách lãnh đạo khác như: lãnh đạo ra lệnh, lãnh đạo nhượng bộ, lãnh đạo cùng tham gia, lãnh đạo ủy quyền… 2.3. Phương pháp tiếp cận theo cách phân quyền: Ở đây, những người lãnh đạo chia sẻ quyền quyết định với những người khác Quyền lãnh đạo được xác định là chương trình hoạt động để giúp nhóm đạt được mục đích, muc tiêu- tức là lấy công việc và kết quả công việc làm mục tiêu. Bất cứ thành viên nào ở tròng nhóm cũng có thể đóng vai trò lãnh đạo khi nhóm thực hiên một hoạt động cụ thể nào. 2.4. Mô hình tương tác của lãnh đạo: Mô hình tương tác được xây dựng dựa trên sự hợp nhất của các kết quả thực thế triển khai với các dạng mô hình khác của tác giả Smitdt, Germain, Shulman, Malucio, Likert. 3 LÃNH ĐẠO NHÓM LOẠI VẤN ĐỀMỤC ĐÍCH NHÓM Môi trường 1. Môi trường cơ sở vật chất; 2. Cơ quan tổ chức; 3. Hệ thống xã hội và môi trường xã hội Nhóm là một thể thống nhất 1. Quy mô và sự sắp xếp; 2. Giới hạn về thời gian; 3. Động năng nhóm; 4. Các giai đoạn phát triển của nhóm Thành viên nhóm 1. Đặc điểm của thành viên: kỹ năng tương tác, thông tin, động lực, kinh nghiệm 2. Mức độ tham gia: thời gian làm việc với nhau, mức độ tham gia thực hiện quyết định, phản ứng của các thành viên Lãnh đạo nhóm 1. Nền tảng quyền lực 2. Mức độ kỹ năng 3. Cá tính 4. Kỹ thuật dịch vụ Mô hình tương tác trong lãnh đạo nhóm xác định quyền lãnh đạo hình thành từ tương tác nhóm, giữa các thành viên của nhóm, người lãnh đạo và môi trường. Mô hình tương tác để cập quyền lãnh đạo như một chức năng được chia sẻ chứ không phải đơn giản chỉ ở người lãnh đoaọ được chỉ định. Mô hình này là công cụ hiệu quả giúp nhóm lập kế hoạch lãnh đạo hiệu quả cho các loại hình nhóm khác nhau. Có 6 yếu tố tách biệt nhau nhưng lại có sự gắn bó mật thiết với nhau được đề cập trong mô hình này: mục đích của nhóm; loại vấn đề mà nhóm đang giải quyết; môi trường sinh hoạt của nhóm; nhóm là một tổng thể; thành viên nhóm; lãnh đạo nhóm. Các nội dung cụ thể có liên quan tới việc lãnh đạo nhóm và cách phát huy hiệu quả tối đa mỗi thành tố của mô hình sẽ được trình bày ngắn ngọn trong sơ đồ dưới đây. 3. Thuyết lãnh đạo trong công tác xã hội nhóm: 3.1. Thuyết lãnh đạo được ứng dụng trong việc lựa chọn hình thức quản lý, lãnh đạo hiệu quả với các thành viên nhóm. Trong quá trình hoạt động của mình, nhân viên xã hội phải tiếp xúc với rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau như nhóm 4 trẻ em lang thang, nhóm người tàn tật,… Mỗi một nhóm đối tượng lại cho nhứng đặc điểm về tính cách, nhận thức, hoàn cảnh khác nhau. Chính vì vậy, để cho quá trình làm việc với các nhóm đối tượng này được hiệu quả, nhân viên xã hội cần hỗ trợ các thành viên nhóm lựa chon những người lãnh đạo có những đặc điểm phù hợp với cách thức hoạt động của nhóm để nhóm đạt được mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động. 3.2. Thuyết được vận dụng thường xuyên trong quá trình điều phối, thúc đẩy tiến trình nhóm. Như chúng ta biết, sự phát triển của nhóm thường trải qua 4 giai đoạn ( chuẩn bị thành lập và thành lập nhóm, nhóm bắt đầu hoath động; nhóm trị liệu hoặc thực hành nhiệm vụ; kiểm tra, gián sát hoạt động nhóm; kết thúc). Trong mỗi giai đoạn hoạt động, nhóm luôn có sự vân đông, sự phát triển về nhận thức và những vấn đề gặp phải trong quá trình hoạt động nhóm nảy sinh ngày càng nhiều vì vậy trong mỗi giai đoạn phát triển của nhóm chúng ta cần lựa chọn những phong cách lãnh đạo thích hợp để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. 3.3. Nhân viên xã hội sử dụng thuyết trong công việc chia sẻ quyền lãnh đạo với các thành viên nhóm để họ được tăng năng lực, trao quyền để có thể tự giải quyết vấn đề của mình trong hiện tại và trong tương lai. Trong quá trình làm việc với các nhóm đối tượng, nhân viên xã hội không nhất thiết phải là người lãnh đạo nhóm, họ có thể là người hỗ trợ nhóm về chuyên môn, kiến thức … trong quá trình hoạt động. Khi làm việc với nhóm, nhân viên xã hội sẽ cung cấp các kiến thức về lãnh đạo cho các thành viên của nhóm và đồng thời nhân viên xã hội cần phải biết giao việc, tin tưởng vào khả năng làm việc của từng đối tượng để đối tượng có cơ hội khẳng định mình. Tuy nhiên, việc các thành viên sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo được quyết định khi họ cảm giác có năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo. Bên cạnh đó còn là khi họ cảm nhận được sự sẵn sàng thoải mái chia sẻ chức năng lãnh đạo của người được bổ nhiệm. Thời gian tham gia nhóm cũng có phần ảnh hưởng đến ý định chia sẻ trách nhiệm của người lãnh đạo nhóm. Một thành viên mới gia nhập nhóm khó có thể gây ảnh hưởng như một lãnh đạo của nhóm khi mà mối quan hệ của các thành viên trong nhóm đã được thiết lập. Vì thế, sẽ rất dễ hiểu khi gangter đường phố tham gia lâu năm trong nhóm (đã biết và có ảnh hưởng đến thành viên trong nhóm) sẽ gây ảnh hưởng tới nhóm nhiều hơn so với một nhân viên xã hội mới gia nhập nhóm. Do vậy, nhân viên xã hội cần thận trọng trong việc thực hiện lãnh đạo nhóm và tận dung lợi thế của thân chủ này vào quản lý nhóm. Tóm lại, nhân viên xã hội muốn lãnh đạo hiệu quả thì cần phải biết sử dụng các kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của các thành viên nhóm. Bảng dưới đây sẽ trình bày cụ thể các nội dung đó: 5 Phân tích kiểu lãnh đạo Đặc điểm của nhóm thành viên Kiển lãnh đạo Kỹ thuật sử dụng - Mới chưa có kinh nghiệm - Có ít kiến thức hoặc khả năng thực hành công việc - Thiếu tự tin trong công việc Chỉ dẫn - Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng - Cho phẩn hồi - Có đôi chút kinh nghiệm - Cần giúp đỡ để có khả năng tham gia vào việc ra quyết định - Cần được hướng dẫn cách thực hiện công việc Nhượng bộ - Giải thích quyết định - Cho nhiều cơ hội để làm rõ vấn đề - Biết cách làm việc nhưng chưa tự tin - Cần có sự hỗ trợ từ người khác hoặc lãnh đạo nhóm để ra quyết định Tham gia - Chia sẻ ý tưởng - Giúp thành viên ra quyết định - Khuyến khích, khen thưởng - Rất có kinh nghiệm - Có khả năng làm công việc - Muốn làm công việc - Có trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của mình Ủy thác Giao trách nhiệm quyết định cho thành viên và cho phép thành viên thực hiện theo quyết định đó 4. Vận dụng Thuyết lãnh đạo vào trong một nhóm cụ thể: Để giúp mọi người có cái nhìn chi tiết về thuyết lãnh đạo, sau đây tôi xin trình bày sự vận dung thuyết lãnh đạo vào nhóm đối tượng phụ nữ bị mua bán trở về: Như chúng ta biết, phụ nữ khi bị buôn bán trở về đều mang trong mình tâm lý tự ty, mặc cảm, họ ngại tiếp xúc mới mọi người xung quanh, ngại bị soi mói, 6 chính vì vậy, trong gia đoạn đầu khi thành lập nhóm, nhân viên xã hội cần vận dung phương pháp lãnh đạo dân chủ để mọi người trong nhóm có thể chia sẻ thông tin, cùng thảo luận về những vấn đề gì là cần thiết cho chị em lúc này, chị em có những nhu cầu và nguyện vọng gì… Trong giai đoạn nhóm bắt đầu đi vào hoạt động, nhân viên xã hội nên áp dụng biện pháp lãnh đạo phân quyền, quyền lực trong nhóm được phân chia đều cho các thành viên. Mỗi một cá nhân trong nhóm đều được giao nhiệm vụ trong quá trình thực hiện mục tiêu nhóm. Nhân viên xã hội cần hết sức chú ý đến năng lực của từng cá nhân trong nhóm điều này sẽ giúp nhân viên xã hội phân công nhiệm vụ hợp lý. Đồng thời, đây là nhóm đối tượng bị tổn thương về mặt tâm lý nên nhân viên xã hội cần phải phân công trách nhiệm và công việc đồng đều tránh cho các thành viên cảm thấy mình là người không có ích. Trong quá trình phát triển của nhóm, không một nhóm nào là không có xung đột nhóm (thời ký bão táp) và nhóm phụ nữ bị mua bán trở về cũng vậy. Thông qua quá trình tiếp xúc, làm việc các thành viên trong nhóm bộc lộ tính cách, quan điểm của mình. Mỗi thành viên lại đến từ những môi trường nhóm khác nhau nên quan điển, tính cách sẽ khác nhau, điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này nhân viên xã hội cần khéo léo áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ và độc quyền để giải quyết mâu thuẫn nhóm. Dân chủ để các thành viên chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình; độc tài để nhắc nhở, kiểm điểm các thành viên có hành vi lệch chuẩn với hành vi nhóm…. 5. Nhận xét về ưu và nhược điểm của thuyết lãnh đạo trong công tác xã hội nhóm: Thông qua quá trình áp dụng thuyết lãnh đạo nhóm vào công tác xã hội nhóm, chúng ta nhận thấy thuyết này có một số ưu và nhược điểm sau: 5.1. Ưu điểm của lý thuyết lãnh đạo: - Thuyết lãnh đạo đã đưa ra được những mô hình lãnh đạo khác nhau với các loại đối tượng khác nhau, điều này giúp cho nhân viên xã hội trong việc áp dụng mô hình lãnh đạo nhóm trong từng trường hợp cụ thể. - Thuyết lãnh giúp nhân viên xã hội phân phối được nguồn lực trong nhóm, giúp khai tác hết tiềm năng của các thành viên trong nhóm và giúp các thành viên thấy mình là người có khả năng làm việc và có ích cho nhóm. 5.2. Hạn chế của lý thuyết lãnh đạo: - Khi áp dụng thuyết lãnh đạo cần hết sức linh hoạt trong các tình huống nếu không sẽ gây chia rẽ giữa các thành viên trong nhóm. 7 - Phân công nhiệm vụ trong nhóm mà không phù hợp với khả năng của thành viên trong nhóm sẽ ảnh hưởng tới công việc của nhóm. - Nhân viên xã hội khi vận dụng lý thuyết lãnh đạo cần vận dụng hết sức linh hoạt và mền rẻo nếu không sẽ rơi vào tình huống lạm quyền, từ đó gây ảnh hưởng sấu đến nhóm. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Công tác xã hội nhóm – Đại học Lao động và Xã hội - Lê Văn Phú, 2004 Công tác xã hội. Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội - http://socialwork.vn/ - http://tailieu.vn - Giáo trình Tham vấn- Đại học Công tác xã hội - Nguyễn Thị Oanh, 1988, CTXH Đại cương: CTXH cá nhân và nhóm. NXB giáo dục - Tp Hồ Chí Minh MỤC LỤC 9 10 . lý thuyết lãnh đạo: - Thuyết lãnh đạo đã đưa ra được những mô hình lãnh đạo khác nhau với các loại đối tượng khác nhau, điều này giúp cho nhân viên xã hội trong việc áp dụng mô hình lãnh đạo. lãnh đạo khác như: lãnh đạo ra lệnh, lãnh đạo nhượng bộ, lãnh đạo cùng tham gia, lãnh đạo ủy quyền… 2.3. Phương pháp tiếp cận theo cách phân quyền: Ở đây, những người lãnh đạo chia sẻ quyền quyết. định đó 4. Vận dụng Thuyết lãnh đạo vào trong một nhóm cụ thể: Để giúp mọi người có cái nhìn chi tiết về thuyết lãnh đạo, sau đây tôi xin trình bày sự vận dung thuyết lãnh đạo vào nhóm đối tượng

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Xuất xứ:

  • 2. Nội dung của thuyết

    • 2.1. Phương pháp tiếp cận theo đặc tính cá nhân

    • 2.2. Phương pháp tiếp cận theo phong cách hành xử

    • 2.3. Phương pháp tiếp cận theo cách phân quyền:

    • 2.4. Mô hình tương tác của lãnh đạo:

    • 3. Thuyết lãnh đạo trong công tác xã hội nhóm:

    • 4. Vận dụng Thuyết lãnh đạo vào trong một nhóm cụ thể:

      • 5.1. Ưu điểm của lý thuyết lãnh đạo:

      • 5.2. Hạn chế của lý thuyết lãnh đạo:

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan