thuyết lãnh đạo và ứng dụng trong công tác xã hội

18 3.4K 3
thuyết lãnh đạo và ứng dụng trong công tác xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tínhchất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay mặc dù cónguồn gốc hình thành từ xa xưa. Tuy vậy trong xã hội hiện đại công tacx xãhội (CTXH) đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quantrọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyếtkhoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúcđẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của các cá nhân, nhóm,cộng đồng, người yếu thế… tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ thân chủ của CTXH là những nhóm, cá nhân yếu thếđược nhân viên CTXH bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thânchủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thânthân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên CTXH không “làmhộ, làm cho, làm thay” các thân chủ. Như vậy, trên cơ sở đó ta có thể nhậnđịnh rằng: “CTXH tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng làmột ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc”. Công tác xã hội bao gồm ba phương pháp đó là CTXH cá nhân, CTXHnhóm và phát triển cộng đồng. Cũng như các ngành khoa học mới khác, lýthuyết CTXH là các lý thuyết của một ngành khoa học tương đối độc lập,chúng liên kết chặt chẽ với các lý thuyết và các mô hình của các môn khoahọc khác. Công tác xã hội tiếp nhận lý thuyết của các ngành khoa học liênđới làm yếu tố xây dựng cho lý thuyết CTXH (như tâm lý học, xã hộihọc…). Các lý thuyết CTXH có vai trò làm căn cứ để đánh giá tình hìnhđối tượng, xác định vấn đề của họ và đưa ra những lý giải hỗ trợ giải quyếtvấn đề. Ngành công tác xã hội từ khi ra đời và phát triển đến nay đã xâydựng cho mình một hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú. Và trong phạmvi bài này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thuyết lãnh đạo trong phương phápCTXH nhóm.

MỤC LỤC 1 1 Lời nói đầu Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay mặc dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa. Tuy vậy trong xã hội hiện đại công tacx xã hội (CTXH) đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, người yếu thế… tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của CTXH là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên CTXH bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên CTXH không “làm hộ, làm cho, làm thay” các thân chủ. Như vậy, trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “CTXH tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc”. Công tác xã hội bao gồm ba phương pháp đó là CTXH cá nhân, CTXH nhóm và phát triển cộng đồng. Cũng như các ngành khoa học mới khác, lý thuyết CTXH là các lý thuyết của một ngành khoa học tương đối độc lập, chúng liên kết chặt chẽ với các lý thuyết và các mô hình của các môn khoa học khác. Công tác xã hội tiếp nhận lý thuyết của các ngành khoa học liên đới làm yếu tố xây dựng cho lý thuyết CTXH (như tâm lý học, xã hội học…). Các lý thuyết CTXH có vai trò làm căn cứ để đánh giá tình hình đối tượng, xác định vấn đề của họ và đưa ra những lý giải hỗ trợ giải quyết vấn đề. Ngành công tác xã hội từ khi ra đời và phát triển đến nay đã xây dựng cho mình một hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú. Và trong phạm vi bài này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thuyết lãnh đạo trong phương pháp CTXH nhóm. 2 2 Phần một: Thuyết lãnh đạo và vận dụng thuyết trong CTXH nhóm. A . Những kiến thức chung về thuyết lãnh đạo Trước khi đi tìm hiểu nội dung cụ thể của thuyết lãnh đạo trong CTXH nhóm chúng ta cần phải hiểu một số kiến thức chung về lãnh đạo và người lãnh đạo. Người lãnh đạo là người đứng đầu mọi tổ chức hay một tập thể có vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ trong những thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định Lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho người khác làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là: - Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất. - Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và quan sát nhân viên thực hiện. - Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thỏa mãn cao nhất trong công việc. - Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc. - Làm gương trong mọi sự thay đổi - Ủy quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên trên các nội dung sau: + Tầm nhìn: Bất kỳ một nhà lãnh đạo giỏi nào cũng có cảm giác tốt về mục tiêu và có khả năng đưa ra mục tiêu đó + Chủ trương: Chủ trương là cái liên kết mọi người với nhà lãnh đạo, là cái mà trong một nhà lãnh đạo hiệu quả thì luôn đi cùng với tầm nhìn. + Sự tin cậy: Mọi người sẽ không đi theo nhà lãnh đạo trừ khi anh ta cho họ thấy sự nhất quán và kiên định. 3 3 + Sự bình dị: Nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bản thân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải buộc nhân viên làm việc cho mình. + Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt không làm rối tung mọi vấn đề như thể thế giới sắp sập đến nơi. Họ sẽ đưa ra những câu kiểu như: “chúng ta có thể giải quyết việc này”. + Rõ ràng: Lãnh đạo là người thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề. Họ không làm cho nó trở nên phực tạp. + Tự chủ: Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ không cố gắng “uốn” mình để trở thành những người không phải là họ. I . Tác giả của thuyết lãnh đạo Theo Charles Zastrow (1985), có 3 phương pháp tiếp cận chính trong thuyết lãnh đạo: - Cách tiếp cận thứ nhất theo đặc điểm - Cách tiếp cận thứ hai theo phong cách - Cách tiếp cận thứ ba theo phân quyền. II . Nội dung chính của 3 phương pháp tiếp cận trong thuyết lãnh đạo. 1. Phương pháp tiếp cận theo đặc điểm. Phương pháp tiếp cận theo đặc điểm trong lãnh đạo đã tồn tại hàng thế kỷ nay kể từ khi Aristotle thông qua việc quan sát của bản thân, nhận thấy rằng một số người có những dấu hiệu là người lãnh đạo ngay khi mới sinh ra, và trong đó cũng có những người có dấu hiệu của những người bị điều hành. Dựa vào những phát hiện trên mà các nhà khoa học tiếp cận theo phương pháp này cho rằng những nhà lãnh đạo thường có những đặc tính hoặc những đặc điểm cá nhân nổi trội và những đặc điểm này làm cho họ khác với những người cùng thời. Điều này có nghĩa là họ quan niệm lãnh đạo được sinh ra một cách tự nhiên chứ không phải do đào tạo. Vì vậy, họ gọi những người lãnh lãnh đạo này là những “Người vĩ đại”. 4 4 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với những người cùng thời, những người làm lãnh đạo có đặc điểm này thường có xu hướng thích nghi tốt hơn, nổi bật hơn, có vẻ hướng ngoại, mạnh mẽ hơn và có sự nhạy cảm bên trong lớn hơn. Ngoài ra những người lãnh đạo loại này còn thể hiện những nét nổi bật khác, chẳng hạn như sự thông minh, nhiệt tình và nét độc đáo, tự tin và theo chủ nghĩa bình đẳng. Những vị trí lãnh đạo khác nhau yêu cầu lãnh đạo có những nét tiêu biểu khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu về những hành vi lãnh đạo được lựa chọn do có những đặc điểm nổi bật cũng chỉ ra rằng những dặc tính tìm thấy ở họ cũng tìm thấy ở những người khác dưới họ. Theo một số tác giả, Krech, Crutchfield và Ballachey (1992) (trong Charles Zastrow, 1985) thì những người lãnh đạo cần phải được nhìn nhận như một thành viên của nhóm, có chuyên môn giỏi, có chuẩn mực giá trị mà đa số thành viên nhóm tuân thủ, và người này được đánh giá là thành viên có khả năng tốt nhất trong việc đưa nhóm đạt được mục tiêu, mục đích của nhóm và phù hợp với mong muốn của mọi người về hành vi cư xử và chức năng mà anh ta sẽ phục vụ nhóm. 2. Phương pháp tiếp cận theo phong cách Theo nghiên cứu của các tác giả , Lewin, Lippit, White (1939) cho thấy có ba loại phong cách lãnh đạo chiếm ưu thế. Đó là: phong cách độc tài, phong cách dân chủ và phong cách tự do. 2.1. Phong cách độc tài Trong phong cách lãnh đạo độc tài, người lãnh đạo có quyền hành cụ thể, tự họ đưa ra các mục tiêu và chính sách, đề xướng ra các hoạt động cho thành viên của nhóm và lập kế hoạch. Họ cũng là người đưa ra các hình thức thưởng, phạt và chỉ duy nhất họ biết được các tiến trình các bước hoạt động của nhóm trong tương lai. Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo, người quản lý – quản lý bằng 5 5 ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên nhóm. Lãnh đạo độc tài thông thường hiệu quả trong tình huống cấp bách và có tính quyết đoán. Phong cách lãnh đạo này thường được thể hiện nổi bật qua việc đưa ra quyết định nhóm. Có thể nói, việc ra quyết định nhóm với phong cách lãnh đạo này thường đơn giản và nhanh chóng, không tốn thời gian. Người trưởng nhóm khởi xướng và thực hiện quyết định không cần hỏi ý kiến của thành viên nhóm, không giải thích dài dòng, thể hiện tính quyết đoán, dám làm dám chịu về các nhiệm vụ mà bản thân gánh vác. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này có yếu điểm là làm giảm sút tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của các thành viên, dẫn tới sự ỷ lại, trông chờ của các thành viên và đặc biệt về lâu dài sẽ dẫn tới những cản trở trong việc chia sẻ, sự đoàn kết trong nhóm và dẫn việc giảm hiệu quả hoạt động của nhóm. Đặc điểm của phong cách độc đoán: - Nhân viên ít thích người lãnh đạo - Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, và ngược lại. - Không khí trong tổ chức: gây hấn, dễ dẫn tới xung đột, phụ thuộc vào định hướng cá nhân. 2.2. Phong cách dân chủ. Với phong cách lãnh đạo dân chủ, việc đưa ra quyết định thường mất thời gian và đôi lúc không rõ ràng, nhưng thường lại thành công hơn bởi vì luôn có sự hợp tác cao trong nhóm khi đưa ra quyết định. Các thành viên trong nhóm có cơ hội chia sẻ, trình bày ý kiến của mình về vấn đề, chẳng hạn như: những băn khoăn cũng như thái độ không thoải mái về cách thức làm việc của nhóm trưởng, hay những quan tâm về sự nỗ lực vươn lên của các cá nhân thân chủ, tất cả trở thành những vấn đề được thảo luận và bàn bạc. Phong cách này giúp giải quyết mâu thuẫn công khai và dân chủ, từ đó, thúc đẩy sự cam kết của từng các thành viên nhóm trong việc thực hiện quyết định của nhóm. 6 6 Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này cũng có vấn đề vì nó đặt nhóm vào một tình huống mạo hiểm gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như việc chậm chạp trong ra quyết định sẽ có thể làm tột mất cơ hội, hoặc khó khăn trong việc giữ bí mật của quyết định vì số đông người tham gia, và đặc biệt nguy hại khi năng lực của hầu hết các thành viên nhóm còn hạn chế, dẫn đến việc ra quyết định sai. Để tránh những sai lầm có thể xảy ra, người lãnh đạo phải hiểu rõ các thành viên trong nhóm, năng lực và tâm tư của họ, đồng thời, người trưởng nhóm cũng phải có kỹ thuật điều hành nhóm, có năng lực để giữ vững vai trò của mình, nếu không sẽ tổn hại tới tiến trình dân chủ. Chỉ khi các thành viên có thể đứng vững được, họ mới có thể thúc đẩy sự tiến bộ của nhóm trong việc phát triển năng lực để đưa ra quyết định với vai trò là một nhóm. Đặc điểm của phong cách dân chủ: - Nhân viên thích người lãnh đạo hơn - Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ. - Năng suất công việc cao, kể cả không có mặt lãnh đạo. 2.3. Phong cách tự do Phong cách này thường thấy trong đời sống xã hội. Với cách tiếp cận kiểu này, các thành viên nhóm tự do xác định và thực hiện quyết định, rất ít có sự tham gia của trưởng nhóm. Thành viên của nhóm thường tự thân vận động với một chút ít hỗ trợ ban đầu của trưởng nhóm. Với phong cách tự do, nhiều thành viên nhóm thành công khi mà họ cam kết với sự nghiệp của nhóm, có nguồn lực để thực hiện và hạn chế tối đa ảnh hưởng của lãnh đạo để công việc có hiệu quả. Đặc điểm của phương pháp tự do: - Nhân viên ít thích người lãnh đạo - Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. - Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên. 7 7 Tóm lại: Các loại nhóm khác nhau sẽ cần các kiểu lãnh đạo khác nhau để mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động nhóm. Tuy nhiên dù tiếp cận theo phong cách lãnh đạo nào thì cũng cần đảm bảo việc đáp ứng những mong đợi của thành viên về năng lực, phẩm chất và những hành vi thích hợp của người trưởng nhóm đối với nhóm viên nhằm đạt mục đích, mục tiêu chung của nhóm. Bên cạnh cách phận chia theo ba hình thức trên, cũng dựa vào đặc điểm phong cách của người lãnh đạo, người ta còn phân chia ra những loại lãnh đạo theo bốn phong cách lãnh đạo: - Lãnh đạo ra lệnh - Lãnh đạo nhượng bộ - Lãnh đạo cùng tham gia - Lãnh đạo ủy quyền 3. Phương pháp tiếp cận phân quyền / phân chia dựa vào chức năng. Ngoài những phương pháp tiếp cận vừa được đề cập ở trên, phương pháp tiếp cận phân quyền đã được các nghiên cứu quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Theo phương pháp tiếp cận này, quyền lãnh đạo được xác định là chương trình hoạt động để giúp nhóm đạt được mục đích, mục tiêu và duy trì tốt tiến trình công việc (Johnson and Johnson, 1975). Lãnh đạo phân quyền bao gồm việc đưa ra mục tiêu, lựa chon và thực thi nhiệm vụ và cung cấp nguồn lực để hoàn thành mục đích, mục tiêu. Lãnh đạo theo hình thức này còn bao gồm cả việc duy trì nhiệm vụ của nhóm về việc cải thiện sự gắn kết nhóm và tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều thỏa mãn. Phương pháp tiếp cận lãnh đạo phân quyền cố gắng tìm ra các nhiệm vụ thiết yếu đối với nhóm, phân cấp các vai trò khác nhau cho các thành viên nhóm để giúp nhóm đạt được mục đích, mục tiêu đề ra trong những bối cảnh khác nhau. Phương pháp tiếp cận này trái ngược với tiếp cận lãnh đạo là “Người vĩ đại”. Trong phương pháp tiếp cận này, bất cứ thành viên nào trong nhóm 8 8 cũng sẽ đóng góp vai trò trưởng nhóm khi thực hiện một hành động nào đó để phục vụ cho chức năng của nhóm. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận chức năng cho rằng, lãnh đạo sẽ xuất hiện khi một cá nhân có ảnh hưởng lên các thành viên khác trong nhóm và nhằm tới mục tiêu của nhóm. Phương pháp này cũng nhấn mạnh quyền lãnh đạo là một chuỗi các kỹ năng có thể học tập. Bất kỳ thành viên nào cũng có thể có được những kỹ năng này khi thành viên đó đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu. Như vậy, có nghĩa là thành viên có thể học được các kỹ năng và hành vi để giúp nhóm hoàn thành mục đích, mục tiêu của mình và duy trì tốt mối quan hệ công việc. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể làm một nhà lãnh đạo có năng lực. Mỗi trưởng nhóm chịu trách nhiệm cho một loại các chức năng khác nhau, đó là những công việc từ lúc khởi dầu cho tới lúc lập kế hoạc để kết thúc. Nhu cầu và các giai đoạn phát triển của nhóm tại các thời điểm khác nhau đòi hỏi ở một người lãnh đạo cần phải có những vai trò sau: quản lý; lập chính sách; lập kế hoạch; chuyển giao; ngoại giao cho nhóm; kiểm soát các mối quan hệ trong nhóm; đưa ra hình thức khen thưởng và kỷ luật. Tóm lại, dù thuộc về nhóm nào chăng nữa, sự lãnh đạo nhóm luôn là yếu tố then chốt trong thành công của nhóm. Các nhóm thường xuyên đạt được mục đích, mục tiêu cũng như giữ được các thành viên cũ và thu hút thành viên mới luôn được đánh giá là tổ chức có người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhiều hơn là tự có. Đó chính là tiến trình đáp ứng các nhu cầu của mọi người thông qua hiểu biết về hành vi con người. III. Các kỹ năng và cách thức chọn kiểu lãnh đạo nhóm hiệu quả 1 . Các kỹ năng lãnh đạo nhóm - Có kiến thức hoặc hiểu biết về mục tiêu và mục đích của tổ chức mình - Có khả năng thúc đẩy tiến trình và hoạt động nhóm 9 9 - Có khả năng thu thập thông tin nhiều chiều và đánh giá thông tin - Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết đó hoặc viễn cảnh tương lai của nhóm cho cả thành viên và những người ngoài nhóm - Biết cách hoặc học cách làm việc với người khác - Dành thời gian cho tổ chức của mình và phải xắp xếp khoa học - Có kỹ năng giao tiếp tốt – họ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng với sự tự tin - Biết chấp nhận một số mâu thuẫn nào đó và nhận thức được rằng không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. 2. Cách thức chọn kiểu lãnh đạo hiệu quả nhất Không có loại hình lãnh đạo nào luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. Là một người lãnh đạo bạn cần phải hiểu được nhóm của mình “đang ở đâu?” có nghĩa là khả năng và kiến thức cũng như sự khao khát và sẵn sàng cho mọi việc của thành viên nhóm hiện đang ở mức độ nào, và mọi người đã sẵn sàng để thích ứng kiểu lãnh đạo trong hoàn cảnh đó chưa. IV. Mô hình tương tác của lãnh đạo Các tác giả Smitdt, Germain, Shulman, Malucio, Likert (trích trong Rolnald. W, Toseland, Robert, Rivas, F, (2001)). Đã chỉ ra mô hình tương tác trong lãnh đạo nhóm xác định quyền lãnh đạo hình thành từ tương tác nhóm, giữa các thành viên của nhóm, người lãnh đạo và môi trường. Mô hình tương tác đề cập quyền lãnh đạo như là một chức năng được chia sẻ chứ không phải đơn giản chỉ ở người lãnh đạo được chỉ định. Mô hình này là công cụ hiệu quả giúp nhóm lập kế hoạch lãnh đạo hiệu quả cho các loại hình nhóm khác nhau. Có 6 yếu tố có sự gắn bó mật thiết với nhau được đề cập trong mô hình này: mục đích của nhóm; loại vấn đề mà nhóm đang giải quyết; môi trường sinh hoạt của nhóm; nhóm là một tổng thể; thành viên nhóm; lãnh đạo nhóm. 10 10 [...]... Vận dụng thuyết lãnh đạo trong CTXH nhóm Vai trò của nhân viên CTXH trong tiến trình nhóm giống như người lãnh đạo, họ phải thực hiện các công việc quản lý và điều phối thúc đẩy tiến trình nhóm để hỗ trợ các thành viên nhóm Vì vậy, thuyết lãnh đạo rất quan trọng trong CTXH nhóm và được nhân viên xã hội sử dụng thường xuyên trong tiến trình giúp đỡ của mình Thứ nhất thuyết lãnh đạo được ứng dụng trong. .. Là một nhân viên xã hội và với vai trò là người lãnh đạo với nhóm những phụ nữ bị bạo lực gia đình và với việc sử dụng thuyết lãnh đạo tôi nhận thấy trong quá trình làm việc thực tế thuyết đã đem lại những thuận lợi và khó khăn sau 1.Những ưu điểm của thuyết lãnh đạo trong qúa trình thực hành Là một nhân viên xã hội, nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những phụ nữ bị bạo lực gia đình và bằng những kiến... học về thuyết lãnh đạo, vận dụng những ưu điểm của thuyết tôi đã có quá trình can thiệp với nhóm thành công - Nhờ vận dụng thuyết lãnh đạo tôi có khả năng bao quát và cùng với các thành viên nhóm đưa ra những định hướng, tầm nhìn, mục tiêu cụ thể cho nhóm 14 14 - Thuyết lãnh đạo giúp tôi tiến hành điều phối các hoạt động diễn ra - trong nhóm Tôi vận dụng những kiến thức của thuyết lãnh đạo trong việc... sẻ trách nhiệm lãnh đạo được quyết định khi họ cảm giác có năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo Bên cạnh đó còn là khi họ cảm nhận được sự sẵn sàng thoải mái chia sẻ chức năng lãnh đạo của người được bổ nhiệm Tóm lại tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của từng nhóm mà nhân viên xã hội cùng nhóm đưa ra các kiểu lãnh đạo nhóm phù hợp Và trong các trường hợp có thể nhân viên xã hội đóng vai trò... lui” của nhân viên xã hội là cần thiết Chính nhờ sự đa dạng trong các phong cách về lãnh đạo mà thuyết lãnh đạo đưa ra, tôi đã có sự vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo đó để cùng với nhóm đưa quá trình hoạt động của nhóm đạt được hiệu quả cao nhất và có quá trình can thiệp thành công với nhóm + Tuy nhiên phong cách lãnh đạo kiểu chỉ dẫn cũng được tôi áp dụng vì nó giúp tôi trong việc hướng dẫn... việc lựa chọn hình thức quản lý, lãnh đạo hiệu quả với các thành viên nhóm; thứ hai, thuyết được vận dụng thường xuyên trong quá trình điều phối, thúc đẩy tiến trình nhóm; và thứ ba, nhân viên xã hội sử dụng thuyết trong việc chia sẻ quyền lãnh đạo với các thành viên nhóm để họ được tăng năng lực, trao quyền để có thể tự lực giải quyết vấn đề của mình trong hiện tại và trong tương lai Tuy nhiên, việc... các tổ chức xã hội ); vai trò là người kiểm soát các mối quan hệ trong nhóm 16 16 2 Những hạn chế của thuyết lãnh đạo trong thực hành Bên cạnh những ưu điểm kể trên trong quá trình thực hành với nhóm tôi thấy thuyết lãnh đạo chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể cho từng loại hình nhóm đặc thù trong CTXH (như đối với các nhóm trị liệu hay nhóm nhiệm vụ) Ngoài ra trong từng phong cách lãnh đạo cũng có... là chuyện riêng trong mỗi gia đình và các thành viên nhóm đều có những hoàn cảnh và mức độ bị bạo lực khác nhau nên nhân viên xã hội không thể tự mình xây dựng một kế hoạch chung cho tất cả các thành viên nhóm Tài liệu tham khảo: 1 Giáo trình Công tác xã hội nhóm – Trường Đại học Lao động xã hội 17 17 2 Giáo trình Nhập môn công tác xã hội – Trường Đại học Lao động xã hội 18 18 ... bi quan và không muốn chia sẻ những thông tin của bản thân… Nắm bắt được điều đó tôi luôn tỏ ra tôn trọng từng thành viên và môi trường sinh hoạt của nhóm Vì vậy tôi đã khéo léo, tế nhị và tạo cho nhóm bầu không khí an toàn, gần gũi, thân mật, tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên xã hội và - thành viên nhóm Trong thuyết lãnh đạo các tác giả đã đề cập tới 3 phong cách lãnh đạo chủ yếu trong thực... phong cách lãnh đạo chủ yếu là phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do để thu hút tối đa sự tham gia vào hoạt động nhóm của các thành viên + Nhờ phong cách dân chủ tôi đã tạo cho nhóm cơ hội chia sẻ, trình bày ý kiến của mình về nhu cầu, mong muốn khi tham gia vào nhóm, những băn khoăn và ý kiến của bản thân về các thành viên khác cũng như sự can thiệp của nhân viên xã hội Ban đầu . điểm phong cách của người lãnh đạo, người ta còn phân chia ra những loại lãnh đạo theo bốn phong cách lãnh đạo: - Lãnh đạo ra lệnh - Lãnh đạo nhượng bộ - Lãnh đạo cùng tham gia - Lãnh đạo ủy quyền 3. Phương. chung về thuyết lãnh đạo Trước khi đi tìm hiểu nội dung cụ thể của thuyết lãnh đạo trong CTXH nhóm chúng ta cần phải hiểu một số kiến thức chung về lãnh đạo và người lãnh đạo. Người lãnh đạo là. hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú. Và trong phạm vi bài này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thuyết lãnh đạo trong phương pháp CTXH nhóm. 2 2 Phần một: Thuyết lãnh đạo và vận dụng thuyết trong

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Phần một: Thuyết lãnh đạo và vận dụng thuyết trong CTXH nhóm.

  • A . Những kiến thức chung về thuyết lãnh đạo

  • I . Tác giả của thuyết lãnh đạo

  • II . Nội dung chính của 3 phương pháp tiếp cận trong thuyết lãnh đạo.

  • 1. Phương pháp tiếp cận theo đặc điểm.

  • 2. Phương pháp tiếp cận theo phong cách

  • 2.1. Phong cách độc tài

  • 2.2. Phong cách dân chủ.

  • 2.3. Phong cách tự do

  • 3. Phương pháp tiếp cận phân quyền / phân chia dựa vào chức năng.

  • III. Các kỹ năng và cách thức chọn kiểu lãnh đạo nhóm hiệu quả

  • 1 . Các kỹ năng lãnh đạo nhóm

  • 2. Cách thức chọn kiểu lãnh đạo hiệu quả nhất

  • IV. Mô hình tương tác của lãnh đạo

  • B . Vận dụng thuyết lãnh đạo trong CTXH nhóm

  • Phần hai: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của thuyết lãnh đạo qua việc can thiệp cụ thể của nhân viên xã hội với vai trò là người lãnh đạo đối với nhóm những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.

  • 1.Những ưu điểm của thuyết lãnh đạo trong qúa trình thực hành

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan