Ôn tập tiết 26 - Lý 8

4 1.1K 7
Ôn tập tiết 26 - Lý 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Hãy đánh dấu “X” vào trước câu trả lời đúng. 1. Một người thợ xây chuyển gạch từ tầng 1 lên tầng 2 có độ cao 4m, biết mỗi lần như vậy anh ta phải mất thời gian 1 phút để chuyển được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 1,5kg. Công suất làm việc của người thợ đó là A. 6W. B. 60W. C. 600W. D. 100W. 2. Nam thực hiện một công 36kJ trong thời gian 10 phút. Long thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn? A. Nam làm việc khỏe hơn Long. B. Long làm việc khỏe hơn Nam. C. Hai người khỏe như nhau. D. Không so sánh được. 3. Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6 giờ máy đó đã thực hiện một công là A. 4800J. B. 133,33J. C. 17280kJ. D. 288kJ. 4. Một công nhân chuyển 20 thùng sơn lên độ cao 2,5m bằng một mặt phẳng nghiêng hết 30 phút. Biết rằng trong khi lăn anh ta đã phải bỏ ra công để thắng lực ma sát là 800J. Tính công suất làm việc của anh công nhân đó, biết khối lượng một thùng sơm là 20kg. A. P = 55,56W. B. P = 5,56W. C. P = 6W. D. P = 4,44W. 5. Một cần cẩu có công suất làm việc là 1,5kW; trong 2 phút nó nâng được một contenơ lên độ cao 40m. Khối lượng của contenơ là A. 450kg. B. 4500kg. C. 300kg. D. 3000kg. 6. Khi nào vật có cơ năng? A. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học. B. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học. C. Khi vật thực hiện được một công cơ học. D. Cả ba trường hợp nêu trên. 7. Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Không có năng lượng. 8. Quả bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc loại nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác. 9. Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác. 10. Trường hợp nào sau đây không có cơ năng? A. Quả cầu lông đang bay. B. Sách nằm trên giá. C. Lò xo bị kéo dãn. D. Bóng đèn sáng đặt ở mặt đất. 11. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. 12. Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau: A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn. B. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn. C. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn. D. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn. 13. Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc so với mặt phẳng ngang. Trong quá trình chuyển động, năng lượng của hòn sỏi chuyển hóa như thế nào? A. Từ động năng sang thế năng. B. Từ thế năng sang động năng. C. Từ động năng sang thế năng và ngược lại. D. Không có sự biến đổi năng lượng. 14. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. B. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục. 15. Nung nóng một khối khí, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng tăng. B. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng giảm. C. Nhiệt độ cao hay thấp không ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các phân tử khí. D. Nhiệt độ tăng, khoảng cách giữa các phân tử khí tăng đến một giới hạn nhất định thì dừng lại dù nhiệt độ tiếp tục tăng. 16. Nước biển mặn vì A. các phân tử nước biển có vị mặn. B. các phân nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách. 17. Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp, nước ở dưới và dầu ở trên. Nguyên nhân của hiện tượng này là A. giữa các phân tử dầu không có khoảng cách. B. phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi phía trên. C. dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. D. dầu không hòa tan vào nước. 18. Hạt chất của nước là hạt nào? A. Êlectrôn. B. Nguyên tử nước. C. Phân tử nước. D. Cả ba hạt trên. 19. Đổ 5cm 3 đường vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước đường là A. 25ml. B. 20ml. C. lớn hơn 25ml. D. nhỏ hơn 25ml. 20. Đổ 5ml dầu vào cốc có chứa sẵn 10ml nước. Thể tích hỗn hợp dầu ăn và nước là A. 15ml. B. 10ml. C. lớn hơn 15ml. D. nhỏ hơn 15ml. 21. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A.Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào. 22. Hiện tượng khuếch tán là gì? A. Là hiện tượng các hạt chất khi tiếp xúc thì kết hợp với nhau. B. Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì hòa lẫn vào nhau. C. Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì chỉ một chất này xâm nhập vào chất kia. D. Là hiện tượng các chất sau khi tiếp xúc một thời gian thì biến thành một chất. 23. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Hiện tượng xảy ra khi đổ axít vào nước. B. Hiện tượng xảy ra khi đổ axít vào xút. C. Ta ngửi thấy mùi thơm của nước hoa. D. Ta nếm thấy nước canh mặn. 24. Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân gì? A. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. B. Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. C. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử. D. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách. 25. Hãy phán đoán xem, trong thí nghiệm của Bơ-rao, nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào? A. Chuyển động nhanh hơn. B. Chuyển động chậm hơn. C. Chuyển động không đổi. D. Không phán đoán được. 26. Thế năng chuyển hóa thành động năng khi A. bắn viên bi A vào viên bi B trên mặt bàn nằm ngang làm viên bi B chuyển động. B. quả bưởi rơi từ trên cây xuống. C. một vật được ném lên. D. lên dây cót đồng hồ. 27. Động năng của vật chỉ phụ thuộc A. khối lượng của vật. B. vận tốc của vật. C. khối lượng và vận tốc của vật. D. lực tác dụng vào vật. 28. Vật không có thế năng khi A. được treo ở một độ cao nào đó cách mặt đất. B. vật đang rơi. C. vật chạm đất. D. vật nảy lên khỏi mặt đất. 29. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. 30. Khi vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì A. nhiệt độ của vật giảm. B. khối lượng của vật giảm. C. cả nhiệt độ và khối lượng của vật đều giảm. D. cả nhiệt độ và khối lượng của vật đều không thay đổi. 31. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. D. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 32. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng của vật càng lớn. C. Nhiệt lượng là đại lượng mà bất cứ vật nào cũng có. D. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 33. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng càng lớn. B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt độ càng lớn. C. Thể tích của vật càng to thì nhiệt lượng càng lớn. D. Cả ba câu trên đều không đúng. 34. Nhiệt năng của một vật A. chỉ có thể thay đổi bằng truyền nhiệt. B. chỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công. C. có thể thay đổi cả bằng truyền nhiệt và thực hiện công. D. không thể thay đổi được. II. Câu đúng, sai: 35. Cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. 36. Muốn biết ai làm việc khỏe hơn người ta so sánh công thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. 37. Công suất là công thực hiện được trong một khoảng thời gian. 38. Một vật rơi từ trên cao xuống là một ví dụ về động năng biến thành thế năng. 39. Một vật được ném lên cao là một ví dụ về trường hợp vật vừa có động năng và vừa có thế năng. 40. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 41. Khi đổ nước vào rượu thì thể tích của hỗn hợp rượu và nước bao giờ cũng bằng tổng thể tích của rượu và của nước. 42. Chỉ có thể nói nhiệt năng của một vật, không thể nói nhiệt lượng của một vật. 43. Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng. 44. Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn. 45. Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. III. Câu điền khuyết: 46. Công thực hiện được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . gọi là công suất. 47. J/s là đơn vị . . . . . . . . . . . . . . ., được gọi là . . . . . . kí hiệu . . . . . . 48. Ta nói vật có cơ năng là khi vật có khả năng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49. Cơ năng của vật phụ thuộc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . gọi là thế năng hấp dẫn. 50. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào . . . . . . . . . . . . . . . và . . . . . . . . . . . . . 51. Trong quá trình cơ học, cơ năng của vật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng chứng tỏ các nguyên tử, phân tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . và giữa chúng có . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53. Nhiệt độ của vật càng . . . . . . . . thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật . . . . . . . . . . . . . . 54. Nhiệt năng của một vật là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . IV. Câu hỏi và bài tập tự luận: 55. Một người có khối lượng 60kg chạy từ tầng một lên tầng hai cao hơn tầng một 4m. Thời gian đi lên là 20s. Tính công suất của người đó. 56. Một xe gắn máy đi quãng đường dài 12km mất 20 phút. Lực cản xe chuyển động trung bình là 60N. Giả sử xe chuyển động đều. Tính công suất của động cơ. 57. Hãy so sánh nhiệt năng của nước trong các trường hợp sau: a. Hai lượng nước bằng nhau đựng trong hai cốc giống nhau để ở trong cùng một phòng. b. Hai lượng nước bằng nhau đựng trong hai cốc giống nhau, một cốc để ngoài nắng, một cốc để trong nhà. c. Hai lượng nước khác nhau đựng trong hai cốc giống nhau để ở trong cùng một phòng. . khỏe như nhau. D. Không so sánh được. 3. Một máy cày hoạt động với công suất 80 0W, trong 6 giờ máy đó đã thực hiện một công là A. 480 0J. B. 133,33J. C. 17 280 kJ. D. 288 kJ. 4. Một công nhân chuyển. ta so sánh công thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. 37. Công suất là công thực hiện được trong một khoảng thời gian. 38. Một vật. của Bơ-rao, nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào? A. Chuyển động nhanh hơn. B. Chuyển động chậm hơn. C. Chuyển động không đổi. D. Không phán đoán được. 26.

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan