Biện pháp xây dựng điểm trường thân thiện-học sinh tích cực

10 1.2K 11
Biện pháp xây dựng điểm trường thân thiện-học sinh tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng Lớp học thân thiện, học sinh tích cực XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bước vào năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện, từng học sinh trong lớp tích cực hoạt động. Lớp học thân thiện thể hiện ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi …. Trong nhiều năm qua, tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ thân thiện giữa giaó viên và học sinh , tạo cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau và sử dụng phương pháp dạy học có tác động đến nhiều học sinh học tập tích cực. Đó cũng là một phần nhỏ góp phần thực hiện thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày những vấn đề nói trên trong đề tài “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực”. 2. Phạm vi đề tài “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng như“ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” đòi hỏi nhiều yếu tố. Song đề tài này chỉ đề cập một số biện pháp góp phần thành công phong trào “ xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. cụ thể đề tài chỉ đề cập đến phong cách giao tiếp, thái độ, cách sử dụng ngôn ngữ , cách đối sử học sinh trong và ngoài giờ lên lớp và phương pháo pháp huy tích tích cực trong giờ học. 3. Cơ sở lý luận: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những chủ đề trọng tâm của năm học 2008-2009 mà ngành Giáo dục - Đào tạo đã phát động. Mục đích chủ yếu và ý nghóa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần bảo đảm quyền đi học của học sinh. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn kiến thức trong sách vở, vừa trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập thích thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, rèn luyện kó năng và phương pháp học tập, trong đó yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Với cuộc vận động “ xây dựng trương học thân thiện, học sinh tích cực”, các thế hệ học sinh năng động tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ là nhân tố quyết đònh sự phát triển bền vững của đất nước. Muốn để trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong lớp tích cực mơiù góp phần thành công cho việc “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 4. Cơ sở thực tiễn : Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động. Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh. Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất tự tin . Buổi học ấy chắc chắn em không thể tiếp thu bài được. vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nhò, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phúc. Với đặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kó năng tốt hơn. Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá. Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi. Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập. Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia , em nào được giáo viên chọn tham gia thì rất vui. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàn diện cho học sinh. 5. Thực trạng: Mặc dù “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là phù hợp , là tích cực trong giáo dục. Song để thực hiện tốt là một việc làm khó đối với giáo viên . Bỡi sự không kiềm chế của bản thân khi học sinh làm bài không được hay nghòch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữ nặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có thể GV chưa đổi mới cách dạy, cách đánh giá, cũng có thể do quan điểm giảng bài thật kó để học sinh nắm nội dung bài mà chưa để học sinh tích cực , sáng tạo trong suy nghó, hoạt động. Vì vậy muốn “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực”, người giáo viên phải có những phẩm chất tâm lí cần thiết để tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh. Cụ thể giáo viên cần thể hiện nét mặt vui tươi, rạng rỡ, mỉm cười thiện cảm, cởi mở tự nhiên trong cách nói và hành vi; cử chỉ điệu bộ ung dung, lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn; thực sự quan tâm đến học sinh, chú ý nhu cầu, nguyện vọng của học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, tìm hiểu và sáng tạo các trò chơi học tập. B. NỘI DUNG: I/ Lớp học thân thiện 1. Phong cách giao tiếp thân thiện thể hiện trong tiết dạy: Để có được mối quan hệ thân thiện với học sinh, trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ góp phần đáng kể tạo nên phong cách con người. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên càng cần thận trọng trong phong cách giao tiếp. Trong những năm qua, tôi luôn chú ý và rèn luyện đến phong cách lên lớp của mình. Phần nào đó đã tạo nên bầu không khí thiện cảm, tôn tronïg lẫn nhau trong lớp học. Tôi xin đề cập một số lónh vực của phong cách như sau: a) Điệu bộ: Điệu bộ thể hiện ở cách ngồi, dáng đi và hoạt động đi lại của giáo viên. Trong suốt tiết học, giáo viên chỉ đi lại trên bục giảng là điều cần khắc phục. Chúng ta có thể hiểu rằng bục giảng xây cao hơn là để cho học sinh dễ quan sát tốt nội dung bài học được giáo viên thể hiện trên bảng lớp chứ không phải là ranh giới để tạo sự cách biệt giữa thầy và trò. Vì vậy, tôi đã cố gắng phối hợp nhòp nhàng trong qúa trình đi lại trong tiết học. Khi cần ghi bảng dưới hình thức học cả lớp tôi đứng trên bục giảng . Đến khi học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tôi thường đến bên học sinh để quan sát và dễ dàng uốn nắn , sửa chữa kòp thời. Lúc đi lại, tôi đã cố gắng di chuyển rộng và thể hiện sự khoan thai, nhẹ nhàng nhưng không chậm chạp mà tạo ra một nhòp độ làm việc khẩn trương. b) Thao tác Thao tác của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách lên lớp. Đó là cách ghi bảng, cách cầm sách, vở, cách sử dụng dấu hiệu bằng tay, cách sử dụng phương tiện dạy học… Khi trình bày bảng, tôi luôn cố gắng ghi chắt lọc những nội dung cơ bản và trình bày rõ ràng khoa học, sạch đẹp. Khi trình bày bảng, tôi thường đứng nghiêng lệch người với bảng khoảng 60 độ để học sinh dễ dàng theo dõi liên tục và cũng tiện cho việc vừa ghi bảng vừa theo dõi học sinh. Khi cầm sách, tôi luôn cô gắng cầm đúng quy cách như đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, ngón trỏ kẹp giữa hai trang sách để thể hiện tính sư phạm trong giáo dục. Khi dùng hiệu lệnh như mời học sinh, yêu cầu học sinh làm việc gì đó, giáo viên không nên dùng ngón tay hay cây thùc chỉ vào mặt học sinh. Điều đó thể hiện sự không tôn trọng nhân cách học sinh. Vì vậy, chúng ta nên đưa cả lòng bàn tay để ngửa ra phía trước theo hướng học sinh được yêu cầu. Với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thì những yếu tố nêu trên không những tạo nên sự tôn trọng, thân thiện với học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh. c) Thái độ Ngoài yếu tố điệu bộ, thao tác thì thái độ là một yếu tố rất quan trọng tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Thái độ của giáo viên thể hiện qua cử chỉ, lời nói, cách nhìn, cách đối xử, cách biểu lộ nét mặt, đôi mắt của giáo viên trước học sinh. Trước tiên chúng ta cần thống nhất quan điểm : đối với học sinh tiểu học, muốn giáo dục thành công, người giáo viên cần có thái độ tôn trọng, yêu thương, công bằng với mọi học sinh. Tuổi của các em còn rất hồn nhiên, thơ ngây. Em nào cũng ngoan, cũng giỏi, cũng cố gắng. Chỉ có điều em này ngoan hơn, giỏi hơn, cố gắng hơn và em kia ngoan, cố gắng ít hơn mà thôi. Vì vậy, giáo viên cần phải biết khen ngợi, động viên, khuyến khích kòp thời. Nếu như giáo viên lên lớp với vẻ mặt lạnh lùng, không có một lời khen ngợi, cảm ơn hoặc thậm chí học sinh trả lời sai thì giáo viên tỏ ra cáu gắt, giận dữ, buông vài câu nói không đẹp và nặng hơn nữa là hình phạt xúc phạm thân thể học sinh thì những cử chỉ trên làm cho học sinh sợ sệt, mất đi sự hứng thú trong học tập, đặc biệt làm mất đi bầu không khí thân thiện trong lớp. Với những vấn đề nêu trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng lên lớp với vẻ mặt vui tươi , rạng rỡ, mỉm cøi thiện cảm, chăm chú dõi theo học sinh. Đồng thời luôn tìm nhũng lời khen thích hợp cho từng học sinh, từng tình huống dạy học. Ví dụ: “ hôm nay, Trà My đọc rõ ràng hơn nhiều; Ngocï Tính hôm nay đã làm được tính chia rồi; em chưa nắm vững quy tắc, về nhà cố gắng xem lại em nhé!” Về cách xưng hô giao tiếp giữa thầy và trò, có ý kiến cho rằng kiểu xưng hô “ cô mời em, thầy mời em ngồi xuống, cảm ơn em, cho phép thầy kiểm tra…” sẽ chiếm nhiều thời gian và làm mất đi sự nghiêm khắc của thầy, làm cho học sinh không sợ, không học. Theo tôi nhận thấy trong nhiều năm qua tôi thường sử dụng cách xưng hô nói trên đã mang lai hiệu quả rõ rệt. Trước hết, tôi nhận thấy hoc sinh hăng say phát biểu bài hơn vì các em thấy được sự gần gũi với thầy hơn. Các em trở tự tin hơn và sẽ không sợ khi phát biểu sai. Tôi nhận thấy cách xưng hô như trên không những càng làm tăng thêm tính nghiêm túc, tôn trọng mà còn mà còn giáo dục học sinh biết lễ phép và tạo nên mối quan hệ thân thiện trong lớp hơn. Bên cạnh cách xưng hô thiện cảm, chúng ta cần lưu ý đến hành vi đối xử với học sinh của mình. Đâu phải ai cũng giỏi toàn diện, có bạn giỏi môn toán nhưng không làm nổi một bài văn dẫn đến bò phạt . Còn có bạn học tốt môn Tiếng Việt nhưng lại yếu môn Toán cũng bò phạt hoặc nhẹ hơn là bò phê bình thẳng thắn “ngồi xuống đi! Giở quá!” Như vậy, các em em trở nên thụ động trong học tập hơn và không dám gần gũi trao đổi với thầy, sợ thầy lại la mắng tiếp. Với nhận thức như trên, trong những năm qua, khi gặp tình huống như vậy, tôi thường động viên bằng động tác xoa đầu hay những câu nói dòu dàng như” em chưa đúng rồi , bạn khác giúp em nhé!…” “ em chú ý nghe thầy giảng lại là làm được ngay”. Với cách làm như vậy, tôi thấy các em chưa chú ý hoặc học còn yếu đã cố gắng hơn. Các em thấy thầy giáo gần gũi hơn. d. Ngôn ngữ Ngôn ngữ giáo viên góp phần tạo nên phong cách lên lớp . Trong một tiết dạy, nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhò, trong sáng, truyền cảm, dễ hiểu thì sẽ thu hút học sinh chăm chú lắng nghe. Đặc biệt ngôn ngữ thể hiện ở câu hỏi với lệnh hào hừng, câu trả lời tế nhò, cách giảng giải ôn tồn sẽ hiện rõ một không khí lớp học ấm áp, thân hiện hơn. Với nhận thức như vậy, trong những năm qua, tôi đã cố gắng rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ của mình sao cho chuẩn mực. Khi đặt câu hỏi, tôi luôn chú ý tránh nói ra lệnh khô khan mà thường nêu lệnh sao cho kích thích hứng thú cho học sinh . Chẳng hạn: “ Nào bây giờ các em hãy chú ý lắng nghe đây, câu hỏi này hơi khó, ai mà trả lời được thì giỏi lắm”, “ bây giờ em nào có cách giải khác thì xung phong nào!”. Trong khi đặt câu hỏi, tôi thường lưu ý cho mình là tránh trình trạng vừa đi vừa đặt câu hỏi mà cần đứng vò trí học sinh dễ quan sát . Tôi cũng lưu ý cho mình tránh vừa ghi bảng vừa đặt câu hỏi. * Minh hoạ 5 bước lên lớp cho một tiết Tập đọc mà tôi thường sử dung: 1. n đònh: Sau khi học sinh chào giáo viên và hát tập thể, giáo cần nói: “ Cảm ơn các em, các em chuẩn bò học môn ……( đứng ở vò trí giữa bục giảng hoặc trước dãy bàn của học sinh) 2. Kiểm tra bài cũ: GV nói: “ thầy mời em A đọc đoạm 1 và trả lời câu hỏi”…(Hoặc sử dụng hình thức bốc thăm câu hỏi) . Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, GV nhận xét : “ Em đọc diễn cảm và trả lời chính xác, em xứng đáng nhận điểm 10 và một tràng vỗ tay của các bạn.” , hoặc : “ Em đọc từ…. Chưa chuẩn lắm, em cần đọc thế này…… Về trả lời câu hỏi, em trả lời còn thiếu…., lần sau em xem lại bài cũ kó hơn nhé.” 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài: Hôm nay thầy cùng các em đi thăm một cảnh đẹp… mà nhà văn… miêu tả trong bài…” ,hoặc: “ Mời các em xem bức tranh này, đây là bức tranh miêu tả…. Cảnh ấy được miêu tả trong bài như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài nhé!” b) Luyện đọc đúng -GV nêu: “ Thầy mời một em đọc tốt nhất đọc cả bài, các em theo dõi và đọc thầm nhé!”Sau khi học sinh đọc xong, GV cần : “ Thầy cảm ơn em, ( nếu HS đọc sai từ nào đó thì GV sửa) từ …. Em đọc chưa chính xác, em cần đọc thế này…. (HS đọc lại), Thầy mời em ngồi xuống” -HS hoặc GV phân đoạn. Sau khi phân đoạn, GV mời HS đọc tiếp nối ( cũng sử dụng ngôn ngữ cảm ơn, sửa chữa như trên) -Luyện đọc từ khó, câu dài,… -Đọc tiếp nối lần 2: GV nêu “ Thầy mời 4 em đọc tiếp một lần nữa, lần này thầy hy vọng các em sẽ đọc tốt hơn” . GV cần tuyên dương em đọc yếu nhưng lần này đọc rõ ràng: “ Ban A hôm nay đã đọc rõ từ …… các em hoan hô bạn nào”. -Tìm hiểu nghóa từ chú giải và từ khó bằng cách đặt câu hỏi . -1 HS đọc lại cả bài ( hoặc có thể đọc tiếp nối lần 3) GV nêu: “Lần này thầy tin chắc các em sẽ đọc tốt hơn nhiều đó.” (khuyến khích) -GV đọc mẫu: “ Trước khi tìm hiểu nội dung bài, các em chú ý nghe thầy đọc bài và theo dõi sách nhé” ( GV cần biểu lộ cảm xúc ở nét mặt và gần hết ý lớn cần ngước nhìn học sinh) c) Tìm hiểu nội dung bài. Sau khi đặt câu hỏi, nếu HS trả lời chưa đầy đủ, GV nhận xét: “ Em đã hiểu được ý … , thầy mời em khác bổ sung thêm ý nữa cho bạn nào?”.Nếu HS đứng lên hỏi: “ Thầy hỏi gì ạ?” GV nhận xét: “ À em biết xung phong xây dựng bài là tốt nhưng lần sau em nhớ nghe rõ câu hỏi rồi mới xung phong trả lời nhé! Còn bây giờ chú ý nghe lại câu hỏi nhé!”. Nếu HS trả lời sai, GV không nên tỏ thái độ cáu gắt mà cần có cử chỉ thân thiện bao dung như xoa đầu để động viên: “ em trả lời chưa chính xác rồi, bạn khác trả lời giúp em nhé!” Chuyển sang đoạn 2,3 với thái độ như trên. Khi gặp câu hỏi nâng cao, GV nên nêu: “ Câu hỏi này khó, ai trả lời được thì giỏi lắm đấy!”, hoặc chẳng hạn : “tìm các từ tả mùi thơm không khó nhưng ai tìm đựoc nhanh và hết các từ thì xung phong nào?” d)Luyện đọc diễn cảm. Tiến hành thông thường . Chú ý HS đọc không chính xác không được cáu gắt mà kiên nhẫn sửa chữa : Em cần đọc thế này… , mời em đọc lại. Nếu HS đọc diễn cảm nên nhận xét và đề nghò các bạn hoan hô. -Tổ chức thi đọc: Sau khi HS thi đọc, GV nhận xét theo hướng: “ cả 3 em đều đọc tốt, diễn cảm cả. Trong đó, em C đọc diễn cảm hơn . Các em thưởng cho 3 bạn một tràng vỗ tay nào!” - Tìm hiểu nội dung chính: Nếu HS trả lời dài hoặc chưa nêu bật ý trọng tâm, GV không nên nhận xét :’em trả lời sai” mà hướng những ý lệch đó về hướng đúng và trọng tâm hơn . Chẳng han: “ Em đã nêu được….điều đó em đã hiểu ý của bài”. 5. Củng cố, dặn dò: Khi nhận xét chung tiết học cần thể hiện khen nhiều hơn chê. Khen cả những em yếu đã có một chút tiến bộ: “ hôm nay bạn A của của chúng ta đã đọc rõ từ … các bạn có vui không. Nhưng còn vài em chưa mạnh dạn phát biểu, tiết sau cố gắng phát biểu các em nhé!” Tóm lại, người giáo viên khi lên lớp có được phong cách cởi mở, vui tươi, dễ gần cùng với thái độ nâng đỡ khuyến khích, có niềm tin và cách nhìn lạc quan vào học sinh, có cách xưng hô thân mật, có ngôn ngữ chuẩn xác, có cử chỉ trìu mến, quan tâm đến học sinh… thì không những giúp cho học sinh học tốt mà còn tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, từ đó sẽ hình thành nhân cách tốt cho học sinh. 2. Phong cách tiếp xúc thân thiện ngoài tiết dạy. Ngoài phong cách thân thiện trong khi lên lớp, GV phải là một người bạn thực sự của học sinh trong các tình huống giao tiếp khác. Làm thế nào để trở thành một người bạn thực sự của học sinh? Điều đó không khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ ân cần. GV cần bắc một nhòp cầu hết sức tế nhò để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em. Khi đó các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bò người lớn la rầy, chế giễu. Hầu như đa số học sinh tiểu học, các em mới bước vào môi trường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô. Đặc biệt là những em có tính nhút nhát. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên phải gần gũi, tạo thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. Nếu các em nhận ra thầy cô một sự bảo bọc che chở, nhất là sự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dần quấn quýt, tin cậy đến mức tuyệt đối. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ đầu năm học, tôi thường xuyên gần gũi, tâm sư trò chuyện với học sinh về chuyện gia đình, chuyện học hành để các em thấy thân thiện. Phần nào đó, tôi cũng nắm bắt tâm tư tình cảm cũng như hoàn cảnh của các em. Chẳng hạn: “ nhà em ở đâu,? Ba má làm gì?”. Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô như lời khen chẳng hạn hay một lời khuyến khích động viên đã làm thay đổi cả cuộc đời của các em. Biết vậy nên tôi thường khen hay động viên như: “ chữ em viết đẹp đấy!”, “ em hát hay lắm”, “ hôm nay, em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ghê!”…. Tóm lại, thông qua những hoạt động về giáo dục, sinh hoạt vui chơi, giáo viên cần tạo cơ hội để gần gũi các em, xoá bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý. Từ đó mới thực sự trở thành người bạn của các em. 3 Tạo mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh. Quan tâm tới sự phát triển nhân cách của học sinh bằng cách cư xử lòch sự, lễ phép khi giao tiếp là điều không thể thiếu. Con người giao tiếp thân thiện với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫn là quan trọng hơn cả. Để học sinh có được mối quan hệ thân thiện với bạn trong lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng lời nói với bạn sao cho thể hiện sự tôn trọng, tế nhò, lòch sự trong giao tiếp. Nhận thức việc dạy cho học sinh cách thể hiện lời nói thân thiện cùng bạn là cần thiết, trong những năm qua cũng như đầu năm học này , thông qua tiết dạy, tôi đã cố gắng uốn nắn , sửa chữa lời nói cho học sinh. Chẳng hạn : trong tiết kể chuyện , khi trao đổi nội dung với bạn kể , tôi thường hướng các em sử dụng đại từ xưng hô tôi và bạn cũng như : “ xin mời bạn, bạn cho tôi biết…., cảm ơn bạn…” Hay trong tiết sinh hoạt lớp, khi nhận xét bạn , tôi hướng các em nhận xét bằng từ ngữ tế nhò, lòch sự. Chẳng hạn: “ tôi thấy bạn A chưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để thi đua lớp ta được đánh giá tốt hơn,…”. Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ tế nhò, thiện cảm, tôi cũng đã sử dụng “đôi bạn cùng học” “ nhóm bạn cùng hoc” các em đã có trách nhiệm gíup đỡ thật sự. Từ đó, các em trở nên thân thiện gắn bó với nhau hơn và đã hạn chế sự gây gỗ, cãi vả thường xảy ra ở học sinh tiểu học. II/ Học sinh tích cực: Họcsinh tích cực là biết vận dụng giữa “ học đi đôi với hành”, thực hiện đúng nguyên lý giáo dục, vận dụng các kiến thức do thầy cô cung cấp với ý thức chủ động, tự giác cao. Tuy nhiên số lượng HS “ tích cực” rất ít, chủ yếu tập trung vào một em khá giỏi. Số đông còn lại thì thụ động thiếu tự tin trong học tập lẫn trong giao tiếp. Vì vậy, để HS phát huy tích tích cực, GV phải có trách nhiệm hướng dẫn, đònh hướng cho HS chủ động tiếp nhận kiến thức. Ngoaiø ra, HS còn phải biết tích cực, tự giác trong trong các hoạt động của nhà trường và xã hội. Một khi đã tạo nên lớp học thân thiện thì phần nào đó cũng đã góp phần tác động đến tích cực của học sinh. Khi đã xây dựng được lớp học thân thiện, chúng ta cần giáo dục tính tự tin cho học sinh và có một phương pháp dạy học thích hợp nữa thì việc học sinh tích cực hoạt động là không khó. 1. Tạo điều kiện cho học sinh tự tin trong học tập. Hiện nay với việc đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan điểm lấy HS làm trung tâm phần nào đó đã tạo điều kiện để HS hoạt bát, dạn dó, thêm phần tự tin hơn. Song vẫn còn một số em lại thiếu tự tin, khi đứng tại chỗ thì trả lời lưu loát nhưng khi lên bảng thì lại ngập ngừng, không trả lời được. Biết được điều đó, tôi thường cố gắng tạo điều kiện cho các em còn nhút nhát được lên bảng, được nói, được làm bài, được thể hiện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể dù đó chỉ là một lớp học, Chẳng hạn: Trong tiết dạy môn Đòa lý, tôi thường sử dung cách cho HS làm hướng dẫn viên du lòch. Trong tiết Lòch sử, tôi cho nhiều em lên chỉ bản đồ tường thuật diễn biến trận đánh, cũng như trong tiết dạy khác, tôi thường cho HS đặt câu hỏi đễ bạn trả lời hay tự đánh giá lẫn nhau. Trong tiết sinh hoạt lớp, tiết hoatï động ngoài giờ, tôi cho học sinh tự quan để tạo tự tin cho HS. Đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em rụt rè, nhút nhát trong giờ học, không dám giơ tay phát biểu. Trong tiếy học chỉ có khoảng 4 đến 5 em thường xuyên phát biểu còn lại là thụ động ngồi im dù câu hỏi không quá khó. Do đó, tôi luôn quan tâm đến những em nhút nhát. Những câu hỏi dễ, tôi thường gọi các em đó mặc dù các em đó không giơ tay và đề nghò cả lớp tuyện dương (vỗ tay) khi trả lời đúng hoặc có ý đúng. Đồng thời tôi thường vận dụng cách hỏi khuyến khích và câu hỏi có gợi mở ( như trình bày ở phần I) để các em nhút nhát hay yếu trả lời. 2. Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Một khi HS đã tự tin trong học tập, GV cần có phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức cho học sinh thao tác với vật thật , tổ chức hình thức thảo luận nhóm, đổi mới cách nhận xét, đánh giá, tổ chức trò chơi học tập sinh động… thì chắc chắn góp phần làm cho HS học tập tích cực hơn. Hiểu được vấn đề đó, trong những năm qua, cũng như từ đầu năm học này, ngoài việc sử dụng phương pháp phổ biến như thảo luận nhóm, tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp mới trong dạy học. Chẳng hạn trong một tiết dạy tôi vận dụng như sau: Bước kiểm tra bài cũ : Sau khi bạn nêu kiến thức cũ, làm lại bài toán, thay vì gọi một vài em nhận xét, tôi cho HS cả lớp nhận xét đúng-sai bằng hình thức sử dụng thẻ màu đỏ và xanh. Nếu nhận xét bài của bạn đúng thì giơ thẻ đỏ, còn sai thì giơ thẻ xanh. ( dự kiến có thể làm mặt cười và mặt mếu như chương trình ở nhà chủ nhật). Như vậy, tất cả học sinh đươc tham gia nhận xét bạn . Việc sửa bài, tôi đã sử dụng hình thức sửa bài tiếp sức theo tổ( đối với bài toán có lời) để nhiều em tham gia. - Bước cung cấp kiến thức: Tạo điều kiện cho học sinh thao tác trên vật thật. Chẳng hạn : Bài diện tích hình thang, Thay vì cách dạy cũ :GV vẽ lên bảng hình thang , biến thành hình tam giác , rút ra công thức tính . Cách dạy này đã áp đặt HS. Thay vì cách dạy như vậy, tôi cho HS chuẩn bò sẵn hình thang bằng bìa. Các nhóm thao tác trên bìa cắt hình thang ghép thành hình tam giác. Qua thảo luận HS tự rút ra công thức tính hình thang( tự phát hiện). Hay Bài thể tích của một hình, thay vì cách dạy cũ , GV dùng vâït dụng như cái ca, thao tác trên nó rồi so sánh, giảng giải rút ra kiến thức thể tích. Cách đó GV đã áp đặt kiến thức cho HS, HS tiếp thu thụ động. Thay vì cách dạy như vậy, tôi dặn HS mang theo vật thật như vỏ lon sữa, chai nước hoặc vỏ lon bia….Tôi yêu cầu HS xem thông tin trên vỏ và nêu thể tích của vật đó ( nhóm đôi tìm và cho biết kết quả lẫn nhau). Đặt vấn đề: “ thể tích là gì?”.Có thể HS nêu :” thể tích là lượng nước chứa trong chai, trong lon( Phương pháp HS tự phát hiện). GV đưa ra cái chai thủng lỗ không chứa gì. 1 HS lên thực hành đỗ nước vào ( bòt kín lỗ thủng bằng tay sau đó lấy tay ra , nước sẽ chảy ra khỏi chai. GV hỏi: “ cái chai này có thể tích không?” (HS thảo luận). Có thể HS nêu: có thể tích vì nó chứa được hoặc không có thể tích vì đổ nước vào thì nó chảy ra. Rõ ràng cái chai không có nước vẫn ghi thể tích trên vỏ nên có thể tích. Từ đó HS rút ra khái niệm thể tích. Tương tự như trên đối với rất nhiều bài khác như bài khái niệm phân số: HS thao tác ( vẽ, tô màu cắt) trên bìa cứng. Bài Diện tích hình tam giác: HS cắt ghép hình chữ nhật. HS tự phát hiện ra quy tắc, công thức( phương pháp HS tự phát hiện). Tất cả học sinh đều được làm việc. -Bước củng cố: thay vì cách dạy cũ : GV đặt câu hỏi, HS trả lời, tôi đã sử dụng trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài. Một số trò chơi tôi thường sử dụng thường dựa vào các trò chơi truyền hình. Chẳng hạn: 1. Trò chơi “tìm người thân” chẳng hạn bài: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân , 3 em chơi nhận mỗi em một giá trò số đo độ dài. 5 em khác cũng nhận mỗi em một số đo. Các em sẽ nhận ai có cùng số đo với mình thì nhận là bạn. Sau đó giơ thẻ lên để cả lớp nhận xét có tìm đúng bạn không. ( p dụng rất nhiều trong môn toán). 2.Trò chơi “ai mà tài thế” : Trong một khoảng thời gian quy đònh, bạn nào hoặc nhóm nào tìm đúng và nhiều theo yêu cầu thì sẽ thắng. ( áp dụng nhiều trong các tiết cung cấp quy tắc, công thức liên quan đến hình học, toán chuyển động, các bảng đơn vò đo). 3. Trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” : 4 bạn tham gia chơi dưới hình thức GV nêu nghóa HS tìm từ tương ứng. ( áp dụng trong phân môn Luyện từ và câu) 4. Trò chơi “ Ai mà tài thế” :dươí một lượng kiến thức đã quy đònh, bạn nào, nhóm nào thực hiện đúng và nhanh sẽ thắng. ( áp dụng các tiết luyện tập). 5. Trò chơi “ tiếp sức” từng nhóm sẽ thi nhau giải quyết một bài toán có lời, mỗi em làm một lời giải và 1 phép tính , lần lượt các em trong nhóm làm cho hoàn thành bài toán. ( áp dụng giải toán có lời văn). 6. Trò chơi “rung chuông vàng” : HS dùng bảng con ghi kết quả theo câu hỏi hoặc điều kiện GV nêu. Qua từng câu hỏi( khoảng 3, 4 câu), nếu em nào sai thì không tham gia nữa. Ư điểm : cả lớp tham gia, dễ kiểm tra phần HS hiểu bài( áp dụng nhiều trong phần củng cố cho mọi môn học). Như vậy, thay đổi hình thức luyện tập hay củng cố bằng trò chơi là một biện pháp giúp học sinh tích cực và hứng thú trong học tập. Song cần tìm những trò chơi sao cho nhiều em được tham gia sẽ phát huy tính tích cực hơn nũa. 3. Đổi mới phương pháp đánh giá, khen thưởng -Thưởng bông hoa điểm 10, bông hoa tích cực và bông hoa cố gắng: Thưởng cho những em đạt điểm 10, những em tích cực trong học tập và những em yếu có cố gắng. GV làm khoảng 20 bông hoa trong 1 tháng tổng kết đính lên cành hoa chăm ngoan (vẽ trong giấy khổ to) -Nhận xét đúng sai bằng thẻ hay bằng hình mặt cười , mặt mếu. Bốc thăm 3 bạn làm giám khảo nhận xét bạn bằng đánh giá loại A,B. C/ KẾT LUẬN 1. Hiệu quả: Với những biện pháp sử dụng nêu trên, từ đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em thoải mái, tự tin trong học tập, thích đi học, thích được đến lớp. Ngay cả những em bò bệnh vẫn yêu cầu ba, mẹ chở đi học. Chẳng hạn: em Phụng đau bàn chân không mang dép được, ba em phải chở đi trong khi chỉ mang được 1 chiếc dép. Tôi đề nghò em nghỉ nhưng em vẫn đi học. Cũng như trường hợp em Quốc Tình bò sốt siêu vi chưa khỏi hẳn đã nằn nặc đòi ba chở đi học. Em nói: “ ở nhà buồn em muốn đến lớp” . Trường hợp em Quốc đau răng, tôi cho về nhưng em không muốn và xin tiếp tục học. Những em nói trên đều là HS yếu. Bên cạnh đó, các em trong lớp không còn hiện tượng cãi vã, kiện tụng như trước đây thường gặp ở HS tiểu học. Các em có tinh thần giúp đỡ bạn nhiệt tình hơn. Đầu buổi hay giờ giải lao , tôi thấy nhiều đôi bạn ngồi lại giúp nhau trong học tập. Điều đó phần nào thể hiện một lớp học thân thiện. Song song với việc hình thành lớp học thân thiện, việc học tập của học sinh phần nào đã phát huy tính tích cực. Nhiều em chòu khó suy nghó, soạn bài đầy đủ, hăng say phát biểu và thích được goiï phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Vài lần tôi nghe các em đố nhau: “đố bạn chút nữa sẽ chơi trò chơi gì?” . Quan sát lớp, tôi thấy gương mặt nhiều em không vui khi không được gọi phát biểu. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn , không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Tóm lại bằng những biện pháp nêu trên, lớp học của tôi trở nên thân thiện hơn, HS tích cực trong học tập và hoạt động hơn trước. 2. Phạm vi áp dụng Với nội dung của đề tài, tôi nhận thấy đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các lớp ở bậc tiểu học. 3. Bài học kinh nghiệm. Kinh nghiệm rút ra từ đề tài: 1. GV lên lớp cần có phong cách cởi mở, dễ mến, dễ gần, gương mặt tươi vui, thái độ ứng xử tôn trọng, công bằng với HS, xưng hô thân mật, ngôn ngữ chuẩn mực, ôn tồn, tế nhò. 2. GV uốn nắn , sửa chữa ngôn ngữ giao tiếp của HS, tạo điều kiện cho HS giúp đỡ lẫn nhau. 3. GV thực sự là người bạn của HS: có tấm lòng bao dung, thông cảm HS, thương yêu, gần gũi, hỏi han , trò chuyện, động viên khen thưởng HS kòp thời biết lắng nghe ý kiến HS, khuyết khích HS tâm sự. 4. Tạo điều kiện để HS tự tin khi thể hiện mình. 5. Cùng với hình thức thảo luận nhóm, GV cần sử dụng phương pháp dạy học thích hợp như tổ chức cả lớp cùng nhận xét, đánh giá, để HS tự phát hiện kiến thức và cùng thao tác trên vật thật, tổ chức trò chơi học tập sinh động, khen thưởng mang tác dụng động viên tích cực. 4. Kết luận chung Vấn đề thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm được ngành GD-ĐT thường xuyên đặt ra vào mỗi năm học. Song thực tế, để “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. thực hiện tốt không phải là chuyện dễ. Nó cần sự nổ lực tất nhiều của BGH nhàtrường, các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Với mong muốn nhà trường thực sự là trường học thân thiện, học sinh tích cực, bằng kinh nghiệm ít ỏi, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đề tài này để đồng nghiệp góp ý và tìm ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 5. Kiến nghò 1. Đối với giáo viên: - Cùng nhau đưa ra những kinh nghiệm quý báu để thống nhất những biện pháp giáo dục và cunøg nhau thực hiện. - Mạnh dạn sáng tạo trong đổi mới phương pháp giáo dục. 2. Đối với BGH nhà trường: - Tổ chức những cuộc thi: lớp học thân thiện với nhiều tiêu chí như phòng học là nhà ( trang trí ) ,bạn bè là anh em( Thi ứng xử) và những cuộc thi nhiều em tham gia như dựa vào nội dung rung chuông vàng ( trò chơi truyền hình). - Trong nhận xét tiết dạy, cần phát huy tính đổi mới phương pháp của giáo viên. - Chọn GV thể hiện phong cách thể hiện tính thân thiện và phương pháp phát huy tính tích cưc của HS để nhân rộng bằng hình thức chuyên đề. - Tổ chức sưu tầm trò chơi học tập, trò chơi dân gian. Trò chơi dựa vào trò chơi trên truyền hình. -Tổ chức cho HS thi trò chơi dân gian vào những tiết hoạt động ngoài giờ. Nhơn Hậu, ngày 1 tháng 11 năm 2008 Người viết Trần Minh Cảnh . học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong lớp tích cực mơiù góp phần thành công cho việc xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực . 4 sinh tích cực cũng như“ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực đòi hỏi nhiều yếu tố. Song đề tài này chỉ đề cập một số biện pháp góp phần thành công phong trào “ xây dựng trường học thân. sinh tích cực . Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày những vấn đề nói trên trong đề tài “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực . 2. Phạm vi đề tài Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

Ngày đăng: 02/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan