Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 15 pot

5 245 0
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 15 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Không nên cho trẻ tất cả Không nên cho trẻ tất cả những gì chúng muốn Không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư hỏng, chính môi trường và sự giáo dục của cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách trẻ. 1. Không nên cho trẻ tất cả những gì mà nó muốn hoặc yêu cầu. Điều này sẽ khiến chúng nghĩ rằng: “Mình muốn gì cũng được". 2. Khi trẻ nói năng thô lỗ, nếu bạn không phản ứng gì mà chỉ mỉm cười vì thấy câu nói bắt chước người lớn thật ngộ nghĩnh, trẻ tin rằng mình đúng. 3. Chớ nên thu nhặt tất cả những gì trẻ vứt bỏ bừa bãi, làm mọi việc thay cho trẻ vì nghĩ rằng chúng còn nhỏ. Nếu không, khi lớn lên, bé sẽ có "khả năng" đổ thừa trách nhiệm lên đầu người khác. 4. Không nên bắt buộc trẻ theo một đức tin nào cả. Cứ để con bạn tự chọn lấy đức tin của mình khi chúng trưởng thành và nhận thức đầy đủ. 5. Khi vợ chồng có xích mích, cãi nhau, tranh luận trước mặt trẻ, nó sẽ coi bất hòa là chuyện bình thường trong cuộc sống gia đình tương lai của nó. 6. Nếu cứ đưa tiền cho trẻ tiêu thoải mái, chúng sẽ không biết quý trọng đồng tiền của cha mẹ làm ra. 7. Trong mọi mối quan hệ và các cuộc tranh cãi, nếu lúc nào bạn cũng bênh con, cho rằng chúng đúng, sau này trẻ luôn nghĩ mọi người sai và muốn kiếm chuyện với nó. 8. Khi trẻ đã có những biểu hiện của sự hư hỏng nếu bạn "tự an ủi" là mình không còn đủ khả năng dạy dỗ trẻ nữa hay "cha mẹ sinh con trời sinh tính", có nghĩa là bạn càng đẩy con mình xa vòng tay của bố mẹ hơn. Khuyến khích con đọc sách Báo động của các nhà sư phạm, các nhà mỹ học là trẻ em ngày nay giỏi vi tính, giỏi truy cập lnternet tìm dữ liệu nhưng rất nghèo trí tưởng tượng, bởi vì tất cả là do người khác đúc kết, nghĩ hộ, tưởng tượng hộ Từ đó tạo ra một thế hệ suy nghĩ theo số đông, thích đọc tranh hơn sách, thích nghe nhạc bằng hình chứ không quen bằng âm thanh giàu tưởng tượng Mà khi đã mất đi trí tưởng tượng là mất đi sự kỳ diệu của khả năng khám phá cái riêng, cá tính độc đáo Thúc đẩy trẻ em sớm ham mê đọc sách là làm phong phú tâm hồn, biết suy ngẫm kỹ lưỡng trên mọi vấn đề, làm giàu trí tưởng tượng đầy sáng tạo cho trẻ. Những kinh nghiệm giúp trẻ ham thích đọc sách Đọc sách ngay từ trên giường: Cha mẹ có thể cho con làm quen với sách ngay từ sơ sinh. Người cha/mẹ hoặc bà có thể kể chuyện hoặc đọc truyện thay lời ru bé ngủ. Cần tạo thói quen này cho đến khi bé đến tuổi đi học. Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì trẻ em 6 tuổi ở lớp 1 đều biết đọc. Lúc này, trẻ sẽ tự mình đọc những quyển sách mẹ mua cho. Cha mẹ đừng đọc hộ trẻ, thậm chí còn phải kiên trì ngồi bên cạnh lắng nghe trẻ đọc và khích lệ chúng. Tập cho trẻ có thói quen đến thư viện hoặc đi nhà sách, tự chọn sách để đọc Hãy đưa vào thời khóa biểu cuối tuần kế hoạch dẫn con đến thư viện hoặc nhà sách cùng chọn sách mà trẻ thích. Sau đó cùng đọc và thảo luận với trẻ nội dung chính của cuốn sách. Tìm mua cuốn sách có nội dung như bộ phim mà trẻ đang xem trên truyền hình: Hằng tuần, đài truyền hình vẫn dành riêng cho thiếu nhi những bộ phim hoạt hình, như: Mèo đi hia, Vịt con xấu xí , Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn Bạn hãy tìm mua ngay cho trẻ các cuốn sách đó. Vừa đọc sách vừa xem trên phim, trẻ sẽ hiểu sâu và nhớ lâu nội dung của truyện hơn. Ngoài sách, còn đọc nhiều ở mọi lúc mọi nơi Những bản quảng cáo, ký hiệu, những khẩu hiệu đầy rẫy trên đường Những thông báo trên các loại xe, tàu đều là những cơ hội giúp cho việc đọc một cách thú vị của trẻ. Hãy mua sách đúng với lứa tuổi của trẻ Một trẻ lớp 1 mà mẹ lại tặng cuốn truyện toàn là chữ dày 30, 40 trang là không thích hợp. Ngược lại, trẻ đã lên lớp 5, lớp 6 mà lại mua loại sách nhi đồng toàn truyện tranh đơn giản thì trẻ sẽ chẳng thích đọc. Đọc là cốt nâng cao hiểu biết chứ không phải đơn thuần chỉ là “đọc”. Khuyến khích trẻ tập viết thư cho người thân Ngày lễ, Tết hãy khuyến khích trẻ viết thư thăm hỏi ông bà hoặc bạn bè. Nếu trẻ biết vi tính nên khuyên cháu gởi email cho người thân ở xa Bởi vì viết cũng chính là giúp đọc một cách nhuần nhuyễn. Gerfaut, nhà giáo dục học, nói: “Một cuốn sách có thể định đoạt cuộc sống một đứa trẻ”. Vậy nên, các bậc cha mẹ không chỉ khuyến khích trẻ đọc sách mà quan trọng hơn là chọn sách tốt, trang bị cho trẻ một tủ sách có nội dung giáo dục lành mạnh. Bởi khả năng đọc của trẻ là chìa khóa dự báo bước đường thành công trong tương lai của một con người. . Giáo dục thì trẻ em 6 tuổi ở lớp 1 đều biết đọc. Lúc này, trẻ sẽ tự mình đọc những quyển sách mẹ mua cho. Cha mẹ đừng đọc hộ trẻ, thậm chí còn phải kiên trì ngồi bên cạnh lắng nghe trẻ đọc và. đứa trẻ . Vậy nên, các bậc cha mẹ không chỉ khuyến khích trẻ đọc sách mà quan trọng hơn là chọn sách tốt, trang bị cho trẻ một tủ sách có nội dung giáo dục lành mạnh. Bởi khả năng đọc của trẻ. Không nên cho trẻ tất cả Không nên cho trẻ tất cả những gì chúng muốn Không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư hỏng, chính môi trường và sự giáo dục của cha mẹ đóng vai trò quyết định trong

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan