Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 1 pdf

5 401 0
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp bé chọn bạn Tình bạn là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Có nhiều em đã chọn phải bạn hư và lây một vài tính xấu. Nếu tách trẻ khỏi bạn ngay lập tức, nó sẽ phản ứng gay gắt và giữ một khoảng cách nhất định với cha mẹ. Phải làm gì trong tình huống này? Trước tiên, cha mẹ cần thận trọng, không nên vội vàng bày tỏ sự phản đối của mình. Tuyệt đối không nên chê bai, cấm con chơi với bạn theo kiểu: "Bạn ấy không đáng để con chơi đâu" hay "Con cái nhà ai mà đầu húi trọc lốc, quần áo te tua thế này". Con bạn sẽ cảm thấy như chính mình bị chê vậy. Sự cấm đoán càng làm cho trẻ thêm ương bướng, sinh ra tật nói dối. Một số phụ huynh lại thụ động, chờ cho con tự tan đàn rã đám. Cách này không tốt bởi đến lúc đó, con bạn đã lây tính hư. Cha mẹ không nên nổi giận khi thấy con kết thân với bạn xấu. Cách thích hợp nhất là giải thích tại sao mình lại băn khoăn, lo lắng cho con. Hãy đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh người bạn con đang quan hệ không đáng tin cậy. Thấy cha mẹ đối xử bình đẳng, tôn trọng, trẻ sẽ nghe theo. Một cách nữa để tách con khỏi bạn xấu là khéo léo đưa trẻ đi chơi với các bạn tốt cùng trường. Hãy tổ chức những buổi picnic, bữa cơm thân mật. Giúp bé đỡ sợ hãi khi đi học Khi bé mới bắt đầu đi học, tới trường mới hoặc một lớp mới, có lẽ bé rất sợ hãi. Trường hợp này rất phổ biến, tuy nhiên cũng có những bé sẽ bị sự sợ hãi làm ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và tinh thần. Bạn có thể giúp bé giảm bớt sự sợ hãi bằng những cách sau: -Cho đủ thời gian để bé thích ứng với hoàn cảnh - ít nhất một tuần. -Nói chuyện với bé về những gì bé sợ - có phải bé sợ không có bạn mới? Có phải bé sợ vì phải làm bài tâp nhiều và khó? Có phải bé sợ bị ăn hiếp hay không? Bạn nên giải thích và chấn an cho bé. -Bạn cố gắng dành cho bé nhiều thời gian hơn trong một tuần đầu. Nếu có thể, trong tuần đầu đó, bạn sắp xếp để có mặt ở nhà khi bé tan trường về. Giúp bé hoàn thành bài tập Vài điều cần giúp con trẻ hoàn thành bài tập ở nhà Lý do chính và quan trọng mà các thày, cô giáo cho học sinh làm bài tập ở nhà là giúp cho học sinh vững chắc thêm về khả năng cũng những kiến thức được thày cô hướng dẫn ở trường. Việc làm bài tập ở nhà còn có ý nghiã giúp cho học sinh học hành tấn tới hay nói rõ thêm, thành công hơn trong việc học. Thời gian học sinh làm bài tập ở nhà cũng là cơ hội cho phụ huynh học sinh gắn liền với con cái của họ và giúp cho sự liên hệ thêm khắng khít, đồng thời giúp cho con cái thăng tiến hơn trong chương trình học vấn. Sau đây là vài ý kiến hướng dẫn các bậc phụ huynh để họ có thể phụ với thày cô nhắc nhở con cái của mình làm bài tập. Đây là bước quan trọng cần làm. Dùng bản liệt kê (check list): Giúp con cái của bạn có thói quen dùng bản liệt kê cho việc làm bài tập ở nhà. Một tập giấy nhỏ dùng để ghi chú, có thể dùng để viết những danh mục cần thiết để làm bài tập. Khi hoàn tất bài tập nên gạch bỏ danh mục. Việc này sẽ giúp trẻ con cảm thấy chúng làm việc giỏi. Sắp xếp thứ tự mạch lạc bài tập: Trước khi bắt đầu làm bài tập ở nhà, nên khuyến khích con em của bạn liệt kê thứ tự các câu hỏi mà chúng cần hoàn tất. Trẻ con phải bắt đầu từ những câu không quá dài hay khó, những câu dài nhất, khó nhất được chỉ định phải làm ở phần cuối. Định nơi làm bài tập: Trẻ con nên có nơi nhất định để làm bài tập, tại một nơi nào đó trong nhà mỗi buổi tối. Nơi đây cần có đủ phương tiện cần thiết và nằm trong tầm tay của chúng. Địa điểm này không nhất thiết tại phòng ngủ của chúng, nhưng phải yên tĩnh, đủ ánh sáng và không có những cái khác quyến rũ để làm phân tâm. Hãy tắt TV trong khi trẻ con làm bài tập. Định giờ làm bài tập: Trẻ con phải được biết chắc giờ nào được ấn định mỗi ngày dành cho việc học và làm bài tập. Thường thường tốt nhất là không làm ngay sau khi ở trường về, vì khi ở trường về cần nghỉ ngơi. Phụ huynh cần thảo luận với con cái để cùng hội ý quyết định chọn giờ cho thuận tiện và hợp lý. Ngay cả lúc con trẻ không có bài tập để làm ở nhà, thời giờ này cũng có thể dùng để ôn lại những bài đã được học ở trường. Đọc lại trong sự thư thả thích thú, hoặc con trẻ có thể bắt đầu làm trước những đồ án được ấn định ở trường. Bày tỏ sự thích thú: Về những bài tập của các con. Nên hỏi con cái về các đề tài và những gì cần thiết để hoàn tất bài tập. Kết quả của sự hoàn tất ra sao? Nên cố gắng tạo sự liên hệ trong việc làm bài tập với con cái, việc này xẩy ra trong đời sống bình thường hàng ngày. Một thí dụ như cùng thảo luận về phân số, sự đo lường v.v những việc này nên thực hành nếu có thể được. Được áp dụng cho con trẻ khi chúng giúp cha mẹ sửa soạn bàn ăn, bữa ăn. Hòa nhập, tạo đồng hành: Phụ huynh tìm cơ hội đọc sách hay báo trong khi trẻ con đang làm bài tập. Cùng đọc với nhau: Đọc với nhau, giúp, khuyến khích con trẻ có thói quen ham học, ham đọc. Xem qua các bài tập: Nên dành thì giờ ôn tập các bài học với con trẻ. Nên tin chắc rằng bạn sẽ không phải làm bài tập giùm cho con cái. Nên vạch ra các lỗi lầm và giúp chúng sửa chữa cho thích đáng. Biết việc gì sẽ xẩy ra: Hãy tỏ ra thân thiện với việc làm bài tập với con cái. Việc này sẽ giúp cho bạn tìm ra hay định được chỗ mạnh, yếu kém ra sao của con trẻ để từ đó cha mẹ sẽ giúp chúng vượt qua những trở ngại nếu có. Gặp gỡ cô, thày: Nên tin chắc rằng bạn đã hiểu rõ mục đích mà thày giáo muốn dạy ở lớp học. Bạn hãy tự xem như người có trách nhiệm một phần, như là để chia sẻ với thày giáo và hơn nữa bạn chứng tỏ là đã thấu hiểu được cung cách dạy của thày giáo đang áp dụng tại lớp học. Khuyến khích con cái làm bài tập một cách nghiêm chỉnh: Nếu bạn muốn lưu ý con cái nên cố gắng làm bài tập về một số vấn đề nào đó, bạn nên bàn bạc với thày giáo. Đây là vấn đề quan trọng đặc biệt ở lớp tuổi học vỡ lòng, khi trẻ con đang tập đọc hay tập viết. Nếu bạn nghĩ rằng con cái của bạn đang gặp khó khăn trong việc học đọc hay học viết, bạn nên đi tìm sự trợ giúp ngay tức khắc. Ở trường cũng có khoảng 20% học sinh cùng hoàn cảnh. Sự trợ giúp sớm sẽ giúp con trẻ tiến bộ, không bị hạ thấp dần khả năng phát triển và thứ hạng bị tụt hậu, dựa theo kết quả ấn định về giáo dục ở trường. Khuyến khích: Nên cổ võ, khen ngợi con cái về những gì chúng đã thành công, đã hoàn tất bài tập. Không có gì sung sướng và quý giá cho bằng lời khen chân thành yêu thương đến từ cha mẹ. . khỏe và tinh thần. Bạn có thể giúp bé giảm bớt sự sợ hãi bằng những cách sau: -Cho đủ thời gian để bé thích ứng với hoàn cảnh - ít nhất một tuần. -Nói chuyện với bé về những gì bé sợ - có. - có phải bé sợ không có bạn mới? Có phải bé sợ vì phải làm bài tâp nhiều và khó? Có phải bé sợ bị ăn hiếp hay không? Bạn nên giải thích và chấn an cho bé. -Bạn cố gắng dành cho bé nhiều thời. và giữ một khoảng cách nhất định với cha mẹ. Phải làm gì trong tình huống này? Trước tiên, cha mẹ cần thận trọng, không nên vội vàng bày tỏ sự phản đối của mình. Tuyệt đối không nên chê bai,

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan