đề thi thử đại học môn sinh học 2014 chuyên nguyễn khuyến 2

6 1K 14
đề thi thử đại học môn sinh học 2014 chuyên nguyễn khuyến 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN VII NĂM 2013 – 2014 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN Môn thi: SINH HỌC; Khối 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 50 câu – 05trang) (Hãy chọn đáp án đúng nhất) Họ, tên thí sinh:……………………………………………… Số báo danh:…………………………………………………… Câu 1. Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái? A. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. B. Phục hồi và trồng rừng mới. C. Bảo vệ các loài sinh vật. D. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Câu 2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào? A. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. B. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng. C. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. D. Từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. Câu 3. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã chủ yếu phản ánh A. mức độ quan hệ giữa các loài. B. dòng năng lượng trong quần xã. C. sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong quần xã. D. sự phụ thuộc về nguồn dinh dưỡng giữa các loài. Câu 4. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm không khí? A. Tạo bể lắng và lọc nước thải. B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. C. Sử dụng nhiều năng lượng mơi không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời) D. Xây dựng nhà máy xử lí rác. Câu 5. Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phầm trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ phầm trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa bậc dinh dưỡng của sinh vật sản suất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong hệ sinh thái. C. tổng tỉ lệ phầm trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phầm trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Câu 6. Ý nào không đúng với hiệu quả việc thay đổi các loại cây trồng hợp lí ( trông luân canh và xen kẽ)? A. Tăng năng suất cây trồng. B. Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. C. Tăng sự hỗ trợ giữa các loài cây trồng. D. Tận dụng được hiệu xuất sử dụng đất. Câu 7. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do A. các bộ phận rơi rụng ở thực vật ( lá cây rụng, củ, rễ). B. các bộ phận rơi rụng ở vật (rụng lông và lột xác ở động vật). C. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật. D. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết). Câu 8. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài? A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp. C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất. D. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng. Câu 9. Quang hợp sử dụng được khoảng bao nhiêu phần trăm tổng lượng bức xạ chiếu trên trái Đất, tổng hợp nên hợp chất hữu cơ. A. Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2% đến 0,6%. B. Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2% đến 0,5%. C. Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2% đến 0,4%. D. Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2% đến 0,3%. Câu 10. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do A. núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm. Page 1 of 6 Mã đề: C1 – 007 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 B. thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển. C. dịch bệnh mà chết nhiều người hay động vật. D. hoạt động của con người gây ra. Câu 11. Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành 3 nhóm (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải) dựa vào A. khả năng di chuyển. B. phương thức dinh dưỡng. C. hình thức sinh sản. D. tổ chức cơ thể. Câu 12. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là A. savan. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng thông phươg Bắc. D. rừng ôn đới. Câu 13. Hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học thấp nhất là A. hoang mạc. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng lá kim phương Bắc. D. đồng rêu. Câu 14. Trong quy luật hình tháp sinh thái, sinh vật có khối lượng trung bình lớn nhất là sinh vật A. tiêu thụ bậc 1. B. đầu bảng. C. phân huỷ. D. sản xuất. Câu 15. Trong một lưới thức ăn, những loài thuộc bậc dinh dưỡng cao thường là các loài A. ăn mùn bã hữu cơ. B. ăn thực vật. C. tạp thực (ăn nhiều loại thức ăn). D. đơn thực (chỉ ăn một loại thức ăn). Câu 16. Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật phân huỷ. D. sinh vật sản xuất. Câu 17. Cơ thể của mắt xích nào có lũy năng lượng cao nhất (tính trên cùng một đơn vị khối lượng) trong chuỗi thức ăn A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật đầu bảng. Câu 18. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện quy luật A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trườnánh Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái? A. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm môi trường vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật). B. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng. C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không ổn định. D. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không hoàn chỉnh. Câu 20. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt. C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu hai lần. Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã? A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn. B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất. C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp. D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thì thông thường quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Câu 22. Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, không hình thành các hệ sinh thái nhân tạo. Phương án đúng là: Page 2 of 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5), (6). Câu 23. Xét các mối quan hệ sinh thái sau đây: 1. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. 2. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. 3. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. 4. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. 5. loài kiến sống trên cây kiến. Những mối quan hệ KHÔNG gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó là: A. 3, 4, 5 B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 3, 5. Câu 24. Trong hoạt động sống của mình, khả năng tích tụ năng lượng dưới dạng sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất thuộc về các hệ sinh thái nào sau đây? A. Hệ sinh thái trưởng thành. B. Hệ sinh thái đang suy thoái. C. Hệ sinh thái già. D. Hệ sinh thái non. Câu 25. Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau : nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc dinh dưỡng 2 ? A. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu. B. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến. C. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu. D. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn. Câu 26. Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào sau đây là KHÔNG phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa? A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm. D. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. Câu 27. Nguyên nhân của hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật là gì? A. Mật độ cá thể quá cao, vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường dẫn đến thiếu ánh sáng, thức ăn và chỗ ở. B. Thiếu ánh sáng do mật độ cá thể quá cao. C. Dịch bệnh. D. Thiếu thức ăn do mật độ cá thể quá cao. Câu 28. Mức độ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở giữa các loài gay gắt nhất khi A. Ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều. B. Ổ sinh thái của chúng khong giao nhau. C. Ổ sinh thái của chúng giao nhau ít. D.Tất cả các ý trên. Câu 29. Hiệu quả chung nhất của sự phân bố cá thể trong không gian là 1. Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài. 2.Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. 3. Triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các loài. Câu trả lời đúng là A. 1 B. 2,3 C. 1,2 D. 1,2,3 Câu 30. Sự trao đổi vật chất trong chu trình sinh địa hóa bao gồm một số giai đoạn không xếp theo trật tự diễn ra như sau: 1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường. 2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng. 3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể. Trật tự diễn ra nào sau đây là đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa? A. 1 – 2 – 3. B. 2 - 1 - 3. C. 3 - 1 - 2. D. 3 – 2 – 1 Câu 31. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị mất dần do 1. hô hấp. 2. quang hợp. 3. chất thải, cành lá rụng, xương, da, lông,…không được sử dụng làm thức ăn. Câu trả lời đúng : A. 1 B. 1,2 C. 1,3 D. 1,2,3 Câu 32. Trong quần xã đặc điểm chung của mối quan hệ hỗ trợ là A. các loài đều có lợi. B. có ít nhất 1 loài có lợi. C. một loài có lợi, 1 loài có hại. D. 1 loài có lợi, một loài không lợi cũng không có hại. Câu 33. Trong 1 sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi. Điều này là do A. sự canh tranh khác loài mạnh mẽ. B. sự phân chia nguồn sống. C. cạnh tranh cùng loài xảy ra mạnh mẽ. D. khu phân bố của các loài trong quần xã không tăng. Page 3 of 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 Câu 34. Đặc diểm cơ bản nhất để phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. môi trường khởi đầu. B. thành phần SV sản xuất C. thời gian diễn thế D. điều kiện môi trường Câu 35. Trạng thái cân bằng sinh học trong q.xã là trạng thái mà ở đó A. số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã dao động trong 1 thế cân bằng. B. số lượng cá thể của loài ăn thịt và con mồi luôn luôn bằng nhau. C. số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong 1 thế cân bằng và từ đó toàn bộ quần xã SV cũng dao động trong 1 thế cân bằng D. sự phân bố các loài trong không gian, số lượng cá thể của q.xã không thay đổi. Câu 36. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. SV thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của SV thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. SV thuộc mắt xích càng xa vị trí của SV sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. SV thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng SV thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của SV dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Câu 37. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là: A. nắm được quy luật phát triển của quần xã. B. phán đoán được q.xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó. D. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 38. Đặc trưng có ở q.xã mà không có ở quần thể là A. mật độ B. tỉ lệ tử vong C. tỉ lệ đực cái D. độ đa dạng Câu 39. Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình của môi trường, chu kỳ phát triển của loài và tốc độ sinh sản của ĐV biến nhiệt. Kết luận nào sau đây đúng? 1. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kỳ sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong năm sẽ tăng. 2. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh , tốc độ sinh sản của loài càng giảm. 3. Chu kỳ sống tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của lòai. 4. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỷ lệ thuận với sự phát triển số lượng của loài. A. 1, 2. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 4. Câu 40. Nói quần xã là 1 cấu trúc động vì A. số lượng các cá thể trong quần thể luôn biến động. B. các nhân tố vô sinh của môi trường luôn thay đôi theo từng ngày, mùa trong năm C. các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau, với môi trường dẫn đến làm thay đổi cấu trúc quần xã. D. các loài động vật trong quần xã luôn di chuyển. Câu 41. Ở lúa, thân cao, hạt có râu là trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt không râu. Đem lai 2 dòng dị hợp về cả hai tính trạng thì ở đời lai thu được 21% kiểu hình thân cao, không râu. Biết diễn biến NST trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn giống nhau. Tần số hoán vị gen (nếu có) là: A. 10%. B. 20%. C. Không hoán vị. D. 40%. Câu 42. Tiến hành phép lai giữa hai giống thực vật có quả đỏ và quả vàng, ở đời F 1 thu được 100% quả đỏ, cho các cây F 1 tự thụ phấn, F 2 thu được 2 loại kiểu hình là quả đỏ và quả vàng với tỷ đỏ : vàng = 1,285. Quy luật chi phối tính trạng là A. Tương tác át chế trội. B. Tương tác bổ trợ. C. Trội lặn hoàn toàn, lai một locus. D. Tương tác cộng gộp. Câu 43. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO được quy định bởi một locus 3 alen với mối quan hệ trội lặn là I A = I B > I O . Ở một gia đình nọ có 5 đứa con, trong đó có 2 đứa máu A, 1 đứa máu B, 1 đứa máu O và 1 đứa máu AB. Nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Hai đứa con cùng có máu A nhưng khác nhau về kiểu gen. B. Bố máu A dị hợp và mẹ máu B dị hợp. C. Chưa thể xác định được kiểu gen của các thành viên trong gia đình này. D. Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng trên đều có kiểu gen dị hợp về locus này. Page 4 of 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 Câu 44. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây chịu sư chi phối của 3 locus, mỗi locus 2 alen trội lặn hoàn toàn. Số lượng alen trội của cả 3 lcous có mặt trong kiểu gen sẽ quyết định chiều cao cây. Cho lai cây cao nhất và cây thấp nhất được F 1, cho F 1 tự thụ phấn được F 2 . Số lớp kiểu hình thu được là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 45. Ở một loài thực vật, cho cây F 1 tự thụ phấn được F 2 : 1349 cây cho quả tròn, màu đỏ : 602 cây cho quả dài, màu vàng : 449 cây cho quả dài, màu đỏ. Biết màu sắc hạt được điều khiển bởi 1 cặp gen. Xác định kiểu gen của F1 A. Bb hoặc a D A b Bd . B. aA bd BD hoặc a D A b Bd . C. Bb ad AD hoặc aA bd BD . D. a D A b Bd . Câu 46. Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định. Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu? A. 5,56%. B. 12,50%. C. 3,13%. D. 8,33%. Câu 47. Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F 1 . Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F 1 là: A. 1/16. B. 6/27. C. 12/27. D. 4/27. Câu 48. Ở người, nhóm máu A,B,O,AB do 3 alen I A , I B , I O . Biết rằng 2 alen I A , I B là đồng trội so với alen I O . Mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, thuận tay phải là trội hoàn toàn so với thuận tay trái. Gen qui định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Chồng máu A, thuận tay phải, mắt nâu lấy vợ máu B, thuận tay phải, mắt nâu sinh con đầu máu O, thuận tay trái, mắt xanh. Xác suất đứa con thứ hai có kiểu hình không giống bố và mẹ là bao nhiêu? A. 6/32 B. 14/32 C. 18/32 D. 23/32 Câu 49. Ở một loài thực vật, các alen trội A, B, D, E phân li độc lập có khả năng tổng hợp ra các enzim tương ứng là enzim A, enzim B, enzim D, enzim E. Các enzim này tham gia vào con đường chuyển hóa tạo sắc tố của hoa như sau: Chất không màu 1  → Aenzim _ Chất không màu 2  → Benzim _ Sắc tố đỏ. Chất không màu 3  → Denzim _ Chất không màu 4  → Eenzim _ Sắc tố vàng. Khi có đồng thời 2 sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì quan sát thấy hoa có màu hồng, khi không có sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì hoa sẽ có màu trắng. Các alen lặn đột biến tương ứng là a, b, d, e không có khả năng tổng hợp các enzim. Cho lai 2 cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 4 gen trên. Tỉ lệ kiểu hình F 1 có hoa màu hồng ? A. 128 81 . B. 256 81 . C. 256 27 . D. 128 27 . Câu 50. Ba locus 1,2,3 lần lượt có số alen là 3,4,5. Locus 1 và 2 cùng nằm trên NST X không có alen trên Y. Locus 3 nằm trên NST Y không có alen trên X. Số kiểu tối đa của 3 gen trên có thể có trong quần thể là A. 78. B. 138. C. 60. D. 720. Hết Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Page 5 of 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 2013 – 2014 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Page 6 of 6 . Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 20 13 – 20 14 SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN VII NĂM 20 13 – 20 14 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN Môn thi: SINH HỌC; Khối 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời. địch. (6) Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, không hình thành các hệ sinh thái nhân tạo. Phương án đúng là: Page 2 of 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn 12C1 – 20 13 – 20 14 A. (2) , (3), (4), (6). B. (1),. kiểu hình F 1 có hoa màu hồng ? A. 128 81 . B. 25 6 81 . C. 25 6 27 . D. 128 27 . Câu 50. Ba locus 1 ,2, 3 lần lượt có số alen là 3,4,5. Locus 1 và 2 cùng nằm trên NST X không có alen trên

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan