XK chè sang TT Nga

55 980 0
XK chè sang TT Nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XK chè sang TT Nga

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cộng hoà Liên bang Nga là quốc gia lớn nhất thế giới có diện tích lãnh thổ tự nhiên trên 17 triệu km vuông, về qui mô dân số đứng thứ 4 trên thế giớI vớI dân số khoảng 150 triệu người (2001).LB Nga là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam mong muốn xuất khẩu sang thị trường này.

Nước ta đã có truyền thống quan hệ thương mạI vớI LB Nga từ 50 năm qua.Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga những mặt hàng nông lâm thuỷ sản như gạo, cà fê Chè cao su hồ tiêu Rau quả ,thịt lợn….Tuy nhiên trong hơn một thập kỉ gần đây xuất khẩu nông lâm thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan từ phía việt nam lẫn nguyên nhân khách quan từ phía các đối thủ cạnh tranh quốc tế.

Dưới góc độ xem xét tình hình xuất khẩu hàng hoá của việt nam vào thị trường Nga và nhìn vào tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang nga có thể thấy được những sự thay đổi thăng trầm của xuất khẩu chè việt nam Nếu như từ thập kỉ 90 đến cuối thế kỉ 20 xuất khẩu chè việt nam sang nga giảm sút mạnh thì trong nhưng năm đầu của thế kỉ 21 này xuất khẩu chè sang nga đang dần phục hồI và có những bước tăng trưởng.

Tuy nhiên để góp phần duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè việt nam trong thế kỉ 21 với xu hướng hội nhập kinh tế thế giớI ngày càng sâu rộng, chúng ta cần có những nghiên cứu thiết thực phục vụ cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường nga Sau một thờI gian thực tập tại viện nghiên cứu thương mại - Bộ thương mại (17 yết kiêu hà nộI) em mạnh dạn viết chuyên đề “ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NGA” NộI dung chuyên đề đề cập những vấn đề lí luận chung về xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu chè nói riêng( chương 1); sử dụng mô hình phân tích thị trường SWOT, PEST, FIVE FORCES MODEL… chương 2 và chương cuốI là một số giảI pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang Nga.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn THs TRỊNH ANH ĐỨC đã hướng dẫn và giúp đỡ em chọn, chỉnh sửa đề cương sơ bộ , đề cương chi tiết, bản thảo; góp ý về việc sử dụng mô hình PEST, SWOT, FIVE FORCES MODEL…trong quá trình nghiên cứu thị trường.

Em xin chân thành cảm ơn TS SÁCH đã giúp đỡ em tạI cơ sở thực tập, gợI ý và cung cấp tài liệu phục vụ cho quá trình viết chuyên đề

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ, các cô chú đang công tác tạI VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Hà nội ngày 10 tháng 4 /2006Sinh viên: Vũ đức Tuân

Trang 3

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI XUẤT KHẨU CHÈ

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ

Hiểu một cách chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, và hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu kể từ khi hình thành nhà nước dẫn tớI sự trao đổI hàng hoá giữa ngườI dân giữa các quốc gia này.DướI góc độ marketing, xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài gặp nhiều sự cạnh tranh của các đốI thủ có trình độ quốc tế.Mục đích của hoạt động xuất khẩu nhằm khai thác được lợI thế so sánh của mỗI quốc gia khi có sự phân công lao động quốc tế.

Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP(ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi hành luật thương mạI đốI vớI hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam vớI thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá , bao gồm cả hoạt động tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”.Như vậy có thể thấy hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều lĩnh vực hàng hoá ,dịch vụ, dướI nhiều hình thức khác nhau sẽ trình bày ở phần sau nhưng mục tiêu của xuất khẩu là đem lạI lợI ích cho các nhà xuất khẩu và qua đó đem lạI lợI ích cho quốc gia.Hoạt động xuất khẩu cũng không bị giớI hạn bởI không gian hay thờI gian,không phảI chỉ diễn ra một hay vài năm mà có thể diễn ra tuỳ lúc, không chỉ diễn ra ơ một quốc gia mà có thề diễn ra ở nhiều quốc gia thậm chí trên toàn thế giới.

Xuất khẩu chè là xuất khẩu một loai hàng hoá ,chè được xếp vào mặt hàng nông sản và do vậy xuất khẩu chè mang nhiều đặc điểm riêng có của mặt hàng nông sản Đó là giá chè xuất khẩu vào các thờI kì khác nhau trong

Trang 4

năm sẽ rất khác nhau nguyên nhân là do việc sản xuất chè mang tính thờI vụ phụ thuộc vào thờI tiết nên chất lượng chè sẽ thay đổi Đặc điểm nữa la chè không phảI là mặt hàng thiết yếu, hay xa xỉ nên cầu co dãn theo giá thấp.Thêm nữa sản xuất và thu mua chè thương nhỏ lẻ và không được tập trung theo qui mô lớn phân tán ơ nhiều vùng nên chất lượng thường không được ổn định.

1.1.2 PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ

*Xuất khẩu trực tiếp : là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp

sản phẩm của minh cho khách hàng ở thị trường mục tiêu, trực tiếp tiến hành các giao dịch vớI đốI tác nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.hình thức xuất khẩu trực tiếp được áp dụng khi nhà xuất khẩu đủ tiềm lực để mở đạI diện riêng và do đó kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đạI diện và hệ thống kênh phân phối.Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâm nhập thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường; lợI nhuận thu được từ hình thức này cũng cao hơn các hình thức khác vì không phảI qua khâu trung gian.Khi xuất khẩu bằng hình thức này doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu ,nâng cao uy tín và vị thế của mình.Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp đòi hỏI một lượng vốn lớn từ khẩu sản xuất đến khâu lưu thông và các doanh nghiệp phảI am hiểu về thị trường quốc tế để tránh được những rủI ro trong xuất khẩu.

*Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của

mình cho một bên trung gian sau đó bên trung gian sẽ bán lạI cho khách hàng ở thị trường mục tiêu ở một quốc gia.Hình thức này thường được các doanh nghiệp mớI tham gia xuất khẩu áp dụng vì chưa có nhiều hiểu biết về thị trường mục tiêu Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không phảI bỏ nhiều vốn, không phảI tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá sản

Trang 5

gian.Nhược điểm của hình thức này la lợI nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm sút do chia sẻ lợI nhuận vớI bên trung gian.

*Buôn bán đốI lưu: là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt

chẽ vớI nhập khẩu, ngườI bán hàng cũng đồng thờI là ngườI mua hàng, hàng hoá đem ra trao đổI có giá trị tương đương nhau.Buôn bán đốI lưu có nhiều loạI như buôn bán đốI lưu thông thường, mua đốI lưu, giao dịch bồI hoàn, chuyển nợ, mua lạI sản phẩm.Hình thức này ít dùng ngoạI tệ nên phù hợp vớI các nước thiếu ngoạI tệ và phù hợp vớI các nhà xuất khẩu có nhu cầu mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, thêm nữa phương thức này cũng ít rủI ro và chi phí thấp.Các nhà xuất khẩu khi chọn phương thức mua bán đốI lưu thường phảI kinh doanh thêm một mặt hàng nữa.

*Xuất khẩu theo nghi định thư: là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu

tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài dựa trên nghị định thư đã kí giữa hai chính phủ Hình thức này hạn chế được những rủI ro trong thanh toán, giảm chi phí giao dịch , quảng bá sản phẩm.

*Xuất khẩu tạI chỗ: là hình thức kinh doanh xuất khẩu có xu hướng

phát triền rộng rãi vì có những ưu điểm tốt Đặc điểm của loạI hình này la hàng hoá và dich vụ chưa vượt ngoài biên giớI quốc gia nhưng vẫn được coi như một hoạt động xuất khẩu VớI hình thức này hàng hoá thường được cung cấp ngay tạI trong nước cho các đoàn ngoạI giao ,cho các đạI sứ quán , các lãnh sự quán, các đoàn khách du lich quốc tế…do đó giảm chi phí vận chuyển , giảm thuế khi phảI xuất sang quốc gia khác.Hình thức này rất phù hợp vớI các quốc gia có du lich phát triển.

*Tái xuất khẩu: là việc xuất khẩu trở lạI nước ngoài những mặt hàng đã

nhập khẩu mà không qua chế biến Tái xuất có thể được thực hiện bằng hai hình thức sau:

1.Tái xuất theo đúng nghĩa:hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồI quay trở lạI nước xuất khẩu ban đầu.

Trang 6

2.Chuyển khẩu : hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu còn nước tái xuất thì trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu 1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU

CHÈ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIẾN KINH TẾ XÃ HỘI

1.2.1 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN *Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: việt nam đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện đạI hoá nền kinh tế rất cần nhiều vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn có thể được huy động từ ngân sách ,từ dân, từ những nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn thu tư hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.Khi xuất khẩu chúng ta thu được một lượng ngoạI tệ lớn và có thể dùng lượng ngoạI tệ này để nhập khẩu những máy móc phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước.Từ năm 1986 đến 1990 thu tư xuất khẩu đảm bảo trên 55 % ngoạI tệ cần cho nhập khẩu, thờI kì 1991-1995 là 75,3 % và thờI kì 1996-2000 là 84,5 % cho thấy xuất khẩu có vai trò lớn đốI vớI nhập khẩu nói riêng và vớI nền kinh tế nói chung

*xuất khẩu có tác dụng tích cực tớI việc giảI quyết công ăn việc làm, cảI thiện mức sống ngườI dân.

Đây là vai trò cực kì tích cực không thể phủ nhận của xuất khẩu, tham gia vào xuất khẩu việt nam có thể giảI quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động hàng năm, giảI quyết việc làm cho số lao động dôi dư đồng thờI có thêm thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mức sống ngườI dân.

*xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Khi tham gia xuất khẩu đồng nghĩa vớI việc tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giớI, hàng hoá và dịch vụ của việt nam sẽ phảI đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn mà khách hàng đề ra.Muốn vậy sản xuất trong nước phảI không ngừng được cảI thiện về trình độ công nghệ, về qui mô sản xuất,… để

Trang 7

động lực để phát triển, không những thế cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu ngành cũng sẽ có sự thay đổI do sư chuyên môn hoá về mặt hàng sản xuất.

* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế độI ngoại làm cho nền kinh tế hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Mở rộng xuất khẩu cũng như nhập khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia nói chung và của viet nam nói riêng gắn bó vớI các quốc gia khác hơn, ngược lạI khi các quan hệ kinh tế đã phát triển tốt đẹp thì các hoạt động xuất khẩu sê lạI được đẩy mạnh hơn, đây là mốI quan hệ tương hỗ.

1.2.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI THƯƠNG

DướI góc độ vi mô của một nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu đem lạI những lợI ích rất lớn đốI vớI các doanh nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp hoạt động xuất khẩu.Thứ nhất hoạt động xuất khẩu tạo nên tiền đề về vốn cho các doanh nghiệp ngoạI thương bởI lẽ khi tham gia xuất khẩu và xuất khẩu thành công các doanh nghiệp có thể thu về một lưọng vốn lớn cho doanh nghiệp.Sở dĩ có thể thành công vì hoạt động mua bán quốc tế thu được nhiều lợI nhuận do khai thác được những lợI thế so sánh của mình so vớI các đốI thủ của nước nhập khẩu ,bên cạnh đó khả năng thanh toán cũng tốt hơn và thông thoáng hơn.Khi doanh nghiệp ngoạI thương có điều kiện về vốn có thể tiến hành những cảI cách tích cực về công nghệ, thiết bị sản xuất, qui mô sản xuất sẽ do đó mà được mở rộng.LợI thế về qui mô kéo theo những hiệu quả tích cực khác trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Một khía cạnh thuận lợI nữa đó là khi tham gia vào xuất khẩu các doanh nghiệp ngoạI thương sẽ có được nhưng phong cách quản lý tốt học đựoc từ các doanh nghiệp đốI tác nước ngoài và ngày càng tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tham gia xuất khẩu các doanh nghiệp ngoạI thương nâng cao năng lực cạnh tranh , mở rộng sản xuất.Tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mang tính

Trang 8

chất quốc tế vì các nhà cung cấp quốc tế được chuyên môn hóa cao trong sản xuất cũng như trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp khi đó sẽ mở rộng sản xuất ,tạo điều kiện cho sản xuất qui mô lớn hơn đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế Tham gia xuất khẩu hàng hóa còn là giảI pháp giúp doanh nghiệp tồn tạI khi thị trường trong nước gặp khó khăn hay bão hòa.Khi thị trường trong nước bão hòa các doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa sang nước khác từ đó mà giúp doanh nghiệp có thể tồn tạI để khi thị trường trong nước ổn định có thể quay trở lạI tiêu thụ trong nước.Xuất khẩu cũng là biện pháp để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng thị trường nguyên liệu cho doanh nghiệp mình.

1.2.3.VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CHÈ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Hoạt động xuất khẩu chè có những vai trò nhất định trong công cuộc phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đốI ngoạI cũng như nâng cao đờI sống cho ngườI dân.Những lợI ích có thể xem xét:

*Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đạI hoá nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cảI thiện đờI sống cho ngườI dân

Cây chè gắn liền vớI việc làm và đờI sống của hàng chục vạn nông dân vùng núi trung du Ở các vùng trung du miền núi cây chè được trồng và nhiều vùng cây chè là cây chủ đạo đóng góp chính vào thu nhập của ngườI dân.theo số liệu thống kê hiện nay nước ta có khoảng 175 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rảI rác ở các tỉnh trong đó ở nước ta phân ra bảy vùng trồng chè, vớI số lượng chè chế biến gần 1800 tấn chè búp tươi / ngày và giá mua ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngườI trồng chè có thu nhập ổn định.Hàng năm xuất khẩu chè giảI quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động.

* Sản xuất chè góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất , giúp cân bằng

Trang 9

và trung du, giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân băng môi trường sinh thái Rõ ràng không thể phủ nhận những vai trò mà cây chè mang lạI cho nền kinh tế nước ta.

1.3 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHÈ

Một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường chè quốc tế là nghiên cứu thị trường chè.Công việc này bao gồm các khâu từ thu thập thông tin , số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu có được và đưa ra kết luận Những kết luận này sẽ giúp đưa ra được một chiến lược marketing cho sản phẩm chè hiệu quả

Nghiên cứu thị trường chè nhằm trả lời những câu hỏi cơ bản sau: nước nào là thị trường có triển vong nhất đối với sản phẩm chè của công ty mình? lượng chè bán ra có khả năng đạt bao nhiêu ? sản phẩm chè cần có những tiêu chuẩn gì trước những đòi hỏi của thị trường chè thế giới? lựa chọn kênh phân phối như thế nào cho phù hợp?

Về cách thức tiến hành nghiên cứu thị trường ta có thể áp dụng phương pháp : nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu thực tế ở các thị trường chè.Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và yếu.Doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện thực tế để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.Sau đó doanh nghiệp tiến hành phân tích cung và cầu của sản phẩm chè và các điều kiện đòi hỏi khác của thị trường mua bán chè.Phân tích cung chè đòi hỏi phải biết được tình hình cung toàn bộ, tuy nhiên điều nay không thể có kết quả chính xác nhưng đủ tin cậy.Phân tích cầu chè dựa trên các thông tin về người tiêu dùng chè, về cơ chế mua hàng và số lượng người tiêu dùng chè.Xuất phát từ những nguy cơ rủi ro cao mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi tiến hành các giao dịch quốc tế mà các doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện của thị trường Ở đây người làm công tác nghiên cứu thị trường chè cần xác định và phân tích cẩn thận tất cả các điều kiện, các mặt của mặt hàng chè, về qui chế và khung pháp lí ,tài chính kĩ thuật,,,liên quan tới chè.

Trang 10

Kế đến là việc nghiên cứu về tình hình giá chè trên thị trường.Hiểu và dự đoán các xu hướng thay đổi trong giá chè để xác định được giá cả cạnh tranh cho mình.

Khi phân tích thị trường chè có thể áp dụng một số mô hình phân tích thị trường như SWOT, PEST, FIVE FORCES MODEL của MICHEAL PORTER.

1.3.1 SWOT MODEL.

Mô hình SWOT phân tích những điểm mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp hay tổ chức, làm rõ những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp , tổ chức có thế gặp phải.Những điểm mạnh , điểm yếu có thể về vốn, nhân sự ,về công nghệ hay phương thức quản lý.Những cơ hội xuất phát từ môi trưòng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tận dụng, còn những thách thức có thể đe doạ doanh nghiệp , đó đôi khi là sự đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh, hay là những bất lợi về luật pháp Khi làm rõ những điểm mạnh (s-strong points), điểm yếu(w- weakness), thời cơ( o-oppotunity), thách thức(t –threat), có thể tìm ra giải pháp để khắc phục điểm yếu , phát huy điểm mạnh, tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức đưa doanh nghiệp tiến lên Sau đây là mô hình phân tích swot:

Trang 11

1.3.2 PEST MODEL

Mô hình phân tích PEST phân tích 4 yếu tố về chính trị và luật pháp (p-political), về kinh tế (economical), về văn hoá xã hội (s_social), và về công nghệ (techonological) trong đó doanh nghiệp hay tổ chức bị ảnh hưởng

1.3.3 FIVE FORCES MODEL.

Mô hình năm sức mạnh là một công cụ mạnh được sử dụng trong kinh doanh để tạo nên các phân tích và đánh giá về độ hấp dẫn( giá trị) của cấu trúc ngành Những phân tích về những lực cạnh tranh được xác định dựa trên năm lực cạnh tranh cơ bản đó là :

1 Sự gia nhập của các đốI thủ cạnh tranh vào thị trường nhằm trả lờI câu hỏI về mức độ dễ , khó bao nhiêu cho những thành viên mớI bắt đầu tham gia vào thị trường trong điều kiện có những rào cản thị trường đang tồn tại.

2.Mức độ đe dọa của sự thay thế nhằm trả lờI câu hỏI mức độ dễ bao nhiêu sản phẩm của chúng ta có thể bị thay thế được bởI những hàng hóa rẻ hơn.

3 Sức cạnh tranh của ngườI mua để trả lờI câu hỏI về mức độ mạnh của ngườI mua, liệu họ có thể liên kết vớI nhau để đặt những đơn đặt hàng lớn.

4.Sức cạnh tranh của ngườI bán Phân tích nhằm trả lờI câu hỏI xem có nhiều hay ít những nhà cung cấp tiềm năng hay thị trường là độc quyền.

Trang 12

5 Sức cạnh tranh của những ngườI tham gia vào thị trường đã tồn tại Nhằm xem xét mức độ cạnh tranh của những ngườI tham gia vào thị trường sẵn có hay chỉ có một ngườI chiếm lĩnh thị trường

potential entrants

supplier buyer

subsitutes

Trang 13

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHẩ CỦA VIỆT NAMSANG THỊ TRƯỜNG NGA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam

2.1.1 Hoạt động sản xuất chè của Việt Nam

Hoạt động sản xuất chè của Việt Nam đã có từ lâu Đầu thế kỷ 19 Việt Nam đã có 2 vùng sản xuất tập trung trồng chè tơi và vùng chè rừng cho tiêu dùng nội địa là chủ yếu Sau khi thực dân Pháp chiếm Đông Dơng, đã có thêm vùng chè công nghiệp tập trung hiện đại xuất khẩu (1923-1925) Đến năm 2000 đã có 3 loại vờn chè gồm: chè của các hộ gia dình, chè rừng dân tộc và chè công nghiệp tơng ứng với 3 thời kì lịch sử phong kiến, thuộc địa và độc lập phân bố tại 3 vùng địa lý đồng bằng, trung du, miền núi.

Thời kỳ phong kiến phát triển từ thời các vua Hùng dựng nớc đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn.

- Vùng chè tơi của các hộ gia đình ngời Kinh ven châu thổ các con sông, cung cấp chè tơi, chè nụ, chè huế…

- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày) ở miền núi phía Bắc cung cấp chè mạn, chè chỉ

Ngời dân lao động và trung lu thành thị trồng chè tơi, chè nụ, chè chỉ,… còn giới thợng lu quý tộc thì uống chè mạn, chè ô long, trà tầu.

Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)

- Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dơng, ngời Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu Năm 1890, Công ty thơng mại Chafanijon đã có đồn điền chè đầu tiên trồng 60 ha, ở Tỉnh Cơng - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè.

- Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú thọ, đặt tại Phú Hộ, chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên, cối vò, máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi… ứng dụng kĩ thuật nông nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Inđônêxia và Srilanca.

- Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc với 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất 6.000 tấn chè khô: chè đen xuất khẩu thị trờng Tây Âu (London

Trang 14

và Amxtecdam), chè xanh xuất khẩu thị trờng Bắc Phi (Angiêri, Tuynizi và Marốc), tiêu thụ ổn định và đợc đánh giá cao về chất lợng, khong thua kém chè ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc.

Thời kì Việt Nam độc lập (sau 1945)

Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945-1975), các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề Phú Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt sạch phá sạch, nhng vẫn duy trì đồi chè và vờn giống Bảo Lộc ở miền Nam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động đợc.

Tuy phải sản xuất lơng thực thực phẩm là chính, nhng Nhà nớc Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần Năm 2000, đã có 90.000 ha chè (kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trong mới), sản xuất ra 87.000 tấn chè kho, xuất khẩu 87.000 tấn, tiêu thụ nọi địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD sang 30 thị trờng thế giới, nh Trung Cận Đông, Nga, Ba Lan, Nhật, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Ai Cập, Uzơbêkixtan…

Hiện nay ở Việt Nam có 7 vùng chè chủ yếu đó là vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Nam - Hoàng Liên Sơn, vùng chè trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung bộ, vùng chè Tây Nguyên, vùng chè Duyên hải miền Trung và vùng chè cánh cung Đông Bắc.

2.1.2 Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn hiệnnay

Việt Nam đợc xếp vào 10 nớc sản xuất chè lớn và thuộc vào nớc xuất khẩu là chính nhng nội tiêu ít Có thể thấy chè sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu sang thị trờng thế giới Sản phẩm chè đợc chế biến có nhiều loại trong đó có 8 loại trà lớn: trà đen, trà xanh, trà ô long, trà vàng, trà h ơng hoa, trà trắng, trà ép bánh và trà hiện đại Các loại này đợc chế biến thành các sản phẩm rất phong phú mỗi doanh nghiệp lại có một thơng hiệu riêng.

Xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 2004-2005 - Đánh giá về khối lợng

Năm 2004, xuất khẩu đạt 99.351 tấn các loại (chè đen 70.867 tơng ứng 71,33%; chè xanh và chè khác là 28.484 tấn chiếm 28,67%) cao hơn năm 2003 là 39.077 tấn.

Trang 15

Năm 2005, khối lợng xuất khẩu đạt 87.920 tấn (chè đen chiếm 66%, chè xanh và chè khác chiếm 2%) Sản lợng năm 2005 giảm so với năm 2004

So sánh với 3 năm 2001, 2002, 2003 tổng kim ngạch năm 2001 kà 67.217 tấn; năm 2002 là 76.748 tấn; năm 2003 là 60.274 tấn.

Xu hớng tăng về số lợng là rõ rệt nhng sản lợng xuất khẩu lại tăng giảm liên tục thể hiện ở năm 2002 tăng nhng giảm năm 2003 sản lợng tăng lên năm 2004 và năm 2005 lại giảm Sự không ổn định này do sự không ổn định của nguồn cung cấp trong nớc ta.

Về sản lợng xuất khẩu sang một số thị trờng lớn đợc thể hiện trong bảng sau:

Trang 16

15 Nước nhập khẩu sản lượng trờn 1000 tấn/ năm-2005

Nguồn : HIỆP HỘI CHẩ VIỆT NAM Một số thị trờng tăng giảm sản lợng đợc thể hiện trong bảng sau:

Trang 17

Bảng Một số thị trường tăng số lượng-2005

Nguồn :HIỆP HỘI CHÈ VI ỆT NAM Về tỉ trọng chè xuất khẩu như sau:

Tỉ trọng chè xuất khẩu -2005

Trang 18

Năm 2003 có sự sụt giảm về giá trị do sản lợng Nhìn chung trị giá xuất khẩu không ngừng tăng lên Điều này chứng tỏ Việt Nam có thể thu đợc nhiều hơn nữa từ xuất khẩu chè.

Nguồn : hiệp hội chố việt nam - Về mặt đơn giá: về đơn giá chung thay đổi bất thờng, về đơn giá ở từng thị trờng có một số thị trờng tăng đơn giá, một số thị trờng giảm.

Sự thay đổi này do sự cạnh tranh của những thị trờng khác

- Đánh giá về thị trờng

Năm 2004 có 15 thị trờng hàng đầu nhập khẩu chè của Việt Nam đã chiếm tới 89,65% tổng khối lợng xuất khẩu, 4 thị trờng đạt trên 10.000 tấn, 11 thị trờng đạt từ 1.000-10.000 tấn; 19 thị trờng đạt từ 100 tấn - 1000 tấn.

Đến năm 2005 có 15 thị trờng nhập khẩu trên 1000 tấn, 18 thị trờng trên 100 tấn Năm 2004 có thêm 23 thị trờng bắt đầu tiêu thụ chè Việt Nam thì năm 2005 Việt Nam mở thêm đợc 18 thị trờng.

Về số lợng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè có 250 doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu chè.

2.1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU CHẩ VIỆT NAM

Trang 19

Vận dụng mô hình phân tích PEST vào thị trường xuất khẩu chè có thể nhận định một số nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè như sau:

P( political): chính trị và pháp luật: xuất khẩu chè của việt nam sang một thị trường chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị của việt nam và của thị trường nhập khẩu chè của việt nam.Chính trị của việt nam ổn định tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè tự do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề như quốc hữu hoá tài sản, phong toả tài sản hay cấm xuất khẩu.Ngược lại nếu môi trường chính trị của nước nhập khẩu chè nước ta không ổn định, mặt hàng chè của việt nam sẽ khó mà thâm nhập vào và sản lượng sẽ giảm sút thậm chí không thể xuất khẩu được.Một minh chứng cho phân tích này là cuộc khủng hoảng chính trị ở IRAQ đã khiến sản lượng chè xuất khẩu sang iraq giảm đột ngột.Pháp luật cũng là yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu chè.Việt nam và hầu hết các quốc gia đều có chính sách thông thoáng đối với sản phẩm chè, việt nam khuyến khích xuất khẩu chè bằng những qui định pháp luật tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè, tuy nhiên một số quốc gia đòi hỏi rất cao và đưa ra những qui định pháp lí ngặt nghèo về chất lượng chè của việt nam như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hay đánh thuế VAT rất cao vào chè xuất khẩu như Nga

E(economical) : các yếu tố kinh tế: các yếu tố kinh tế ở cả việt nam và thị trường quốc tế đều có ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của việt nam Có rất nhiều các yếu tố được xếp vào các yếu tố kinh tế trong đó có sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế , lạm phát, thất nghiệp, thu nhập, lãi suất, ảnh hưởng đến cầu và cung chè.Giả sử thu nhập của người dân của thị trường nhập khẩu chè việt nam tăng lên, nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng theo và tác động tích cực tới xuất khẩu chè việt nam.Nếu thất nghiệp xảy ra nhiều đồng nghĩa với việc giảm sút về cầu chè

S (social): văn hoá xã hội: các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hường đến hành vi

Trang 20

mua sắm của khách hàng, gồm: dân số, độ tuổi , cơ cấu dân số, sự di chuyển dân cư, phong tục và sự thay đổi trong phong tục và các thói quen Khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá xã hội tới xuất khẩu chè của việt nam cần lưu ý chẳng hạn thị trường nga với thói quen dùng trà đã khiến cho chè là mặt hàng thiết yếu được dự trữ cho chiến tranh, và người tiêu dùng nga ưu thích dùng chè gói hơn là mặt hàng chè rời Nếu như vậy chè việt nam nên đẩy mạnh xuất khẩu chè ở dạng gói

T (technological): kĩ thuật và công nghệ: bao gồm nhiều yếu tố về cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế nước ta, tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong trồng và chế biến chè xuất khẩu của nước ta, chiến lược phát triển kĩ thuật Nếu nước ta có nhiều giống chè tốt chịu được những bất lợi của thời tiết thì sản lượng chè sẽ được nâng cao, nếu khâu chế biến , bảo quan chu đáo với công nghệ hiện đại thì chất lượng chè việt nam sẽ tăng cường và xuất khẩu chè sang thị trường thế giới sẽ cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm chè cùng loại của các nước khác.

2.1.4 Thực trạng xuất khẩu chè việt nam sang thị trường nga từ 1991-2005

Xuất khẩu chè của việt nam vào thị trường nga đã dần phục hồi sau năm năm liên ltục suy giảm kể từ năm 1991.Từ năm 2000 đến nay, khối lượng chè việt nam xuất khẩu sang nga đã tăng nhanh và nga là thị trường xuất khẩu chè hàng đầu của việt nam ( sau iraq), năm 2001 khối lượng chè việt nam xuất khẩu sang nga đã đạt trên 4.700 tấn.Ngoài ra, hàng năm còn một khối lượng đáng kể chè cuả việt nam trên thực tế không được xuất thẳng vào thị trường nga mà phải thông qua nước thứ ba ( một số nước SNG được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu của chính phủ nga) để tránh thuế nhập khẩu chè còn ở mức khá cao của nga.Tuy thế, chè việt nam còn chiếm thị phần rất nhỏ tại nga ( khoảng 2,4-3%) giá chè việt nam chỉ bằng khoảng 80% mức giá trung bình chè nhập khẩu vào nga.Diễn biến khối lượng và giá trị xuất khẩu

Trang 21

Nguồn: cục công nghệ thông tin và thống kê hảI quan Tổng cục hảI quan việt nam

Trong thờI gian qua, chè việt nam xuất khẩu vào thị trường nga chủ yếu là loạI chè đen đóng túi dướI 3 kg.Từ sau năm 2000, các doanh ngiệp việt nam bắt đầu chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu chè đóng gói các loạI ( trọng lượng 50- 250 gram) sang thị trường nga đồng thờI các doanh nghiệp xuất khẩu chè việt nam đang đầu tư đổI mớI công nghệ gieo trồng và chế biến để tạo ra những sản phẩm chè chất lượng cao xuất khẩu sang nga.

2.2 THỊ TRƯỜNG NGA ĐỐI VỚI CHÈ VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan về nền kinh tế Nga

Địa lý, khí hậu và tài nguyên của Liên Bang Nga

Vị trí địa lý: Liên Bang Nga nằm ở Bắc Á (một phần phía Tây của Urals thuộc châu Âu), tiếp giác Bắc Băng Dương, giữa châu Âu và phía Bắc Thái Bình Dương Nằm trên toạ độ 600 Bắc và 1000 Đông.

Lãnh thổ: Tổng diện tích 17.075.200 km2, trong đó 16.995.800 km2 là đất liền và 79.400 km2 là biển.

Trang 22

Đường biên giới: Tổng chiều dài đường biên giới 19.916 km ; tiếp giác với các nước: azarbaijan 284 km, Belarus 959 km, Trung Quốc (đông nam) 3.605 km, Kazakhstan 6.946 km, Hàn Quốc 19km, Latvia 217km, Lithuania (kaliningrad Oblast) 227km, Mongolia 3.484 km, Norway 167 km, Poland 206 km, Ukraine 1.576 km Đường bờ biển dài 37.653 km.

Khí hậu: Dọc theo các thảo nguyên ở phía Nam qua vùng lục địa ẩm ướt thuộc Nga nằm ở Châu Âu, từ cận Bắc cực đến khí hậu Tundra ở cực Bắc; khí hậu mùa Đông đa dạng từ mát dọc theo bờ biển đen đến lạnh giá ở Siberia; khí hậu mùa hè đa dạng từ ấm ở thảo nguyên đến mát dọc theo bờ biểnBắc cực.

Địa hình: Đồng bằng bao la với những đồi thấp ở phía Tây của Urals; rừng thực vật lớn và lãnh nguyên ở Seberia; núi cao dọc vùng biên giới phía Bắc.

Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú bao gồm các mỏ lớn nhỏ như dầu mỏ, khí ga thiên nhiên, than đá và nhiều khoáng chất khác, gỗ mộc…

Dân số, lao động, nhân dụng, dân tộc và tôn giáo:

Về dân số: Theo số liệu điều tra tháng 7 năm 2001, dân số của Liên Bang Nga là 145.470.197 người với cơ cấu như sau: Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 17,41%, từ 15 đến 64 tuổi là 69,78% và trên 65 tuổi chiếm 12,81%.Tốc độ tăng dân số hàng năm là - 0,35% (theo số liệu 2001) Tỷ lệ di cư là 0,98 người/1.000 dân; tuổi thọ trung bình là 62,12 tuổi đối với nam, 72,83 tuổi đối với nữ Tỷ lệ sinh sản là 1,27 trẻ/phụ nữ

Về lao động: Lực lượng lao động là 66 triệu người (1997)

Về dân tộc và ngôn ngữ: Gồm nhiều dân tộc, trong đó Nga chiếm 81,5%, Tatar 3,8%, Ucrainian 3%, Chuvash 1,2%, Bashkir 0,9%, Byelorussian 0,8%, Moldavian 0,7% và các dân tộc khác là 8,1% Có nhiều ngôn ngữ trong đó tiếng Nga là quốc ngữ.

Về tôn giáo: Thiên Chúa giáo theo dòng cơ đốc giáo Nga chính thống,

Trang 23

Hệ thống chính trị và lập chính sách của Liên Bang Nga

Tên nước: Tên quy ước dài: Liên Bang Nga Tên dài theo tiếng Nga: Rossiyskaya Federatsiya Tên ngắn theo tiếng nga: Rosiya

Kiểu chính quyền: Liên Bang Thủ đô: Moscow

Phân chia đơn vị hành chính: 49 vùng, 21 nền cộng hoà, 10 khu vực tự trị, 6 krays (krays, singular-kray), 2 thành phố liên bang, và 1 vùng tự trị.

Các cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống Vladimir Vladimirovich PUTIN (thay quyền tổng thống từ 31 tháng 12 năm 1999, chính thức nhậm chức từ 7 tháng 5 năm 2000, được bầu lại nhiệm kỳ 2 vào năm 2004).

Nội các: Các bộ phận của chính phủ và chính phủ do thủ tướng và các phó thủ tướng, các bộ trưởng và những người đứng đầu điều hành, tất cả do tổng thống bổ nhiệm.

Bầu cử: Tổng thống được bầu do các cuộc bỏ phiếu của dân chúng theo nhiệm kỳ 4 năm, lần bầu cử gần đây nhất được tổ chức vào năm 2004.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện hoặc Federalnoye Sobraniye bao gồm Hội đồng Liên bang hoặc Soviet Federatsii (178 ghế, tháng 7 năm 2000), các thành viên do các viên chức hành pháp đứng đầu bổ nhiệm vào mỗi đơn vị trong 89 đơn vị hành chính của Liên bang - vùng, kray, nền cộng hoà, vùng và khu vực tự trị, các thành phố Liên bang Moscoww và St Petersburg; các thành viên làm vịêc theo nhiệm kỳ 4 năm và Viện Duma hoặc Gosudarstvennaya Duma (450 ghế, một nửa do đảng thắng cử bầu với ít nhất 55% số phiếu ủng hộ, nửa còn lại do các cử tri bầu ra; các thành viên đựơc bầu theo hình thức bỏ phiếu công khai trực tiếp làm việc theo nhiệm kỳ4 năm).

Trang 24

Hệ thống toà án: Toà án lập hiến, toà án tối cao, toà án địa phương, thẩm phán của tất cả các toà án đều do Toà án Liên bang bổ nhiệm trong lần tiến cử tổng thống.

Hội nhập quốc tế: APEC, ASEAN (thành viên đối thoại), BIS, BSEC, CBSS, CCC, CE, CERN (quan sát viên), CIS, EAPC, EBRD, ECE, ESCAP, G-8, IAEA, IBRD, ICAO,ICC, ECFTU, ICRM, IDA, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Inmarsat, Intelsat, Interpol, IOC, IOM (quan sát viên), ISO, ITu, LAIA, MINURSo, MONUC, NAM (khách mời), NSG, OAS (quan sát viên), OPCW, OSCE, PCA, PFP, UN, Toà án an ninh Liên Hợp Quốc, UNAMSIN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNIKOM, UNITAR, UNMEE, UNMIBH, UNMIK, UNMOT, UNOMIG, UNTAET, UNTSO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO, WtrO (quan sát viên), Z.

Bối cảnh chung về kinh tế của Liên Bang Nga

Khái qúat: Một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga vẫn đang nỗ lực thiết lập nền kinh tế thị trường hiện đại và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao Trong khi những đối tác ở Đông Âu đã có thể vượt qua suy thoái trong vòng ba đến năm năm kể từ khi cải tổ thị trường, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng âm trong vòng năm năm Cho đến năm 1997, kinh tế nước này đã phục hồi đôi chút nhưng thâm hụt ngân sách trầm trọng và môi trường kinh doanhnghèo nàn đã khiến kinh tế Nga một lần nữa chịu tác động của cuộc khủng hoảng năm 1998 Kết quả là đồng Rúp liên tục phá giá, Chính phủ khủng hoảng, nợ và mức sống của người dân suy sụp nghiêm trọng.

Năm 1999 và 2000 kinh tế đã khởi sắc, do lợi thế cạnh tranh từ đồng Rúp mất giá và giá dầu tăng vọt Cùng với những nỗ lực của chính phủ trong việc đẩy mạnh tiến trình cải tổ cơ cấu, lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đã tăng Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề vướng mắc như nước Nga phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khảu hàng hoá, đặc biệt là dầu lửa, khí gas, kim loại, gỗ chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu, khiến cho nền kinh tế

Trang 25

Liên Bang Nga là nước có quy mô GDP vào loại trung bình khá của thế giới Tuy diện tích rộng, dân số đông và là nước có nền công nghiệp hoá trên 100 năm qua nhưng đến năm 2001 GDP của Liên Bang Nga mới chỉ đạt 309.951 tỷ USD (nhỏ hơn GDP Hàn Quốc: 422.167 tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Nga tuy cao hơn mức trung bình của thế giới trong 5 năm qua nhưng chưa ổn định (năm 1998 đạt -4,9%, năm 1999 đạt 5,4%, năm 2000 đạt 9,0%, năm 2001 đạt 5%) Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ tăng GDP thực tế của Nga thấp hơn mức thống kê chính thức nêu trên Mức GDP tính theo đầu người của Nga dựa trên sức mua hàng chỉ đạt khoảng 1.700 USD/người (năm 2000).

Liên Bang Nga là nước có nền công nghiệp khá phát triển và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP (năm 2001 dịch vụ chiếm 55,9%, công nghiệp chiếm 37,3%, nông nghiệp chỉ chiếm 6,8%).

Về đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của Liên Bang Nga; công nghiệp của Nga chủ yếu phát triển các ngành sau: Lĩnh vực mạnh nhất là các ngành khai khoáng và hầm mỏ sản xuất than đá, dầu, gas, hoá chất và kim loại; tất cả các loại máy móc từ máy cán đến máy bay tầm xa và tàu vũ trụ; đóng tàu; các thiết bị giao thông đường bộ và đường ray; các thiết bị giao thông liên lạc; máy móc công nghiệp, máy cày và các thiết bị xây dựng; thiết bị truyền phát điện, cụng cụ y tế và khoa học; hàng tiêu dùng, hàng dệt may, thực phẩm, hàng thủ công Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất hàng công nghiệp năm 2000 đạt 8,8%.

Phát triển sản xuất nông sản chủ lực: nông nghiệp phát triển chậm, có quy mô không lớn và chủ yếu là lúa mì, mía đường, hạt hướng dương, rau quả, thịt bò, sữa.

Ngành ngoại thương của Liên Bang Nga tuy có lịch sử lâu đời nhưng phát triển chưa mạnh, quy mô chưa lớn chưa tương xứng với tiềm năng.

Về tình hình kinh tế Nga 5 năm qua

Trang 26

Sau một thập kỷ bị suy thoái kinh tế, từ sau năm 1999, kinh tế Nga đã phục hồi tăng trưởng khá nhanh Nếu như năm 1998 do khủng hoảng tài chính tiền tệ tốc độ tăng GDP của Nga là -4,9% thì sau năm 1999, GDP của Ng đã tăng liên tục trong suốt 5 năm qua (1999 - 2003) Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga đã tăng ở mức cao: 6,4%, 9%, 5%, 4,7%, và 7,3% trong các năm tương ứng: 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 Đầu t phát triển của Nga cũng tăng liên tục ở mức 11%, 11,9%, 4,9%, 3,7% và 7% trong 5 năm 1999 - 2003.

Năm 2004 kinh tế Nga tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,7% và triển vọng năm 2005 đạt mức 6,2%.

Bảng: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế Liên Bang Nga trong 12 năm

(Nguồn: Thời báo kinh tế Nga)

Qua bảng số liệu tổng hợp về các chỉ số kinh tế cơ bản của Nga trong hơn một thập kỷ qua cho thấy: Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Nga gần bằng

Trang 27

0%; từ sau năm 1999 đến nay kinh tế Nga tăng trưởng khá cao ở cả khu vực nông và công nghiệp, trong đó giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng hơn giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; Thu nhập của dân cư tăng trung bình khoảng 10%/năm trong 5 năm qua (1993 - 2000); Tỷ trọng thu và chi ngân sách chiếm dưới 20% GDP và từ sau năm 1999 đã có thặng dư thu - chi ngân sách Nga đã khắc phục được tình trạng thâm hụt thu - chi ngân sách keo dài trong suốt thập kỷ 90 Năm 2004 với thu ngân sách tăng thêm 2,743 tỷ Rup chiếm 17,9% GDP (tương đương 86 tỷ USD); chi ngân sách tăng thêm 2,659 tỷ Rup chiếm 17,4% (tương đương 87,6 tỷ USD).

Về đầu tư nước ngoài tại Nga trong các năm 1997 - 2000, đã thu hút được lượng vốn FDI 4,9 tỷ USD năm 199, năm 1998 là 2,8 tỷ USD, năm 1999 là 4,3 tỷ USD và năm 2000 là 4,4 tỷ USD; xu hướng suy giảm nhưng không nhiều Sau năm 2001 FDI của Nga có xu hướng hồi phục và lại tăng dần, năm 2001 Nga thu thú đựơc FDI từ các nước công nghiệp phat triển đạt 3,98 tỷ USD, từ các nước đang phát triển 2,4 tỷ USD; năm 2002 thu hút được 2,4 tỷ USD; năm 2002 thu hút được 4 tỷ USD từ các nước phát triển và 2,6 tỷ USD từ các nước đang phát triển,nâng tổng FDI năm 2001 lên 6,38 tỷ USD và năm 2002 lên 6,6 tỷ USD Năm 2004 ước tính FDI tại Nga sẽ tăng 1,5 tỷ USD so với năm 2002 và năm 2005 - 2007, FDI tại Nga sẽ tiếp tục tăng đạt mức 9-9,5 tỷ USD vào năm 2007.

Như vậy, tổng FDI của Nga trong giai đoạn 1991-1/2004 đã đạt 25,7 tỷ USD (Trung Quốc riêng năm 2003 đã thu hút FDI được 57 tỷ USD).

Hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc của và giao thông vận tải cho hoạt động xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga

Hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc của Liên Bang Nga hiện đang ở mức trung bình của thế giới Đến năm 2000, cả nước có trên 32 triệu chiếc máy điện thoại cố đinh, 2,5 triệu điện thoại di động, 61,6 triệu chiếc đài phát thanh, 7,306 triệu máy thu hình, có 35 nhà cung cấp dịch vụ Internet và tổng số người sử dụng dịch vụ này là 9,2 triệu người.

Ngày đăng: 06/09/2012, 22:45

Hình ảnh liên quan

Một số thị trờng tăng giảm sản lợng đợc thể hiện trong bảng sau: - XK chè sang TT Nga

t.

số thị trờng tăng giảm sản lợng đợc thể hiện trong bảng sau: Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng Một số thị trường tăng số lượng-2005 - XK chè sang TT Nga

ng.

Một số thị trường tăng số lượng-2005 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng: Một số chỉ tiờu tổng hợp về kinh tế Liờn Bang Nga trong 12 năm qua (1992 - 2003) - XK chè sang TT Nga

ng.

Một số chỉ tiờu tổng hợp về kinh tế Liờn Bang Nga trong 12 năm qua (1992 - 2003) Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng: Tiờu thụ và nhập khẩu chố của LB Nga thời kỳ 1993-2003 Năm Tổng mức tiờu thụ (nghỡn tấn) Khối lượng chố NK (nghỡn tấn) - XK chè sang TT Nga

ng.

Tiờu thụ và nhập khẩu chố của LB Nga thời kỳ 1993-2003 Năm Tổng mức tiờu thụ (nghỡn tấn) Khối lượng chố NK (nghỡn tấn) Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan