Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client Server

28 1.8K 0
Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client Server

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Giới thiệu đề tài Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” với mô hình Client-Server Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa”. Chương trình Client : cho phép server truy cập tới và thực hiên các chức năng điều khiển. Chương trình Server: Gởi thông điệp đến máy client. Truyền và nhận file với máy client. Chụp màn hình với máy client. Theo dõi màn hình với máy client. 2. Phương pháp triển khai Dùng phương pháp lập trình mạng TCP Socket threaded Server để tạo kết nối Client- Serve, tạo và biểu diễn các luồng I/O. Server sẽ truy cập tới máy tính client và thực hiên việc điều khiển. Trang | 2 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” theo mô hình Client-Server Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu mô hình ứng dụng Client-Server 1.1. Kiến trúc Client-Server Tổng Quan Trang | 3 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” với mô hình Client-Server Kiến trúc Client-Server được sử dụng trong các hệ thống phân tán và bao gồm hai thành phần riêng biệt: Server đóng vai trò phục vụ cung cấp chức năng và Client đóng vai trò người tiêu thụ sử dụng các chức năng đó. Thông thường hai thành phần này kết nối với nhau qua mạng, với Client là bên chủ động tạo kết nối và gửi yêu cầu đến Server, trong khi Server thụ động lắng nghe và hồi đắp các yêu cầu đó. Mô hình Client-Server đơn giản nhất gồm một Server phục vụ cho một hoặc nhiều Client đồng thời, còn gọi là kiến trúc hai lớp (2-Tier). Một ví dụ phổ biến nhất cho các ứng dung Client-Server là các chương trình chat và email đá quá thông dụng hiện nay. Hình 1. Mô hình Client-Server. 1.1. 2. Các ưu điểm của kiến trúc Client-Server Quản lý tập trung: dữ liệu được lưu trữ tập trung trên Server thay vì nằm rải rác trênnhiều máy, giúp đơn giản hóa việc truy xuất và cập nhật dữ liệu. Trang | 4 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” theo mô hình Client-Server Dễ bảo trì: nhờ khả năng quản lý tập trung mà công việc bảo trì cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì phần lớn việc bảo trì chỉ cần thực hiện trên Server. Trong trường hợp hệ thống có nhiều Server với thiết bị dự phòng, quá trình bảo trì (như sửa chữa, thay thế Server) có thể diễn ra hoàn toàn trong suốt với phía Client. Bảo mật dữ liệu tập trung trên Server đồng nghĩa với việc kiểm soát dễ dàng hơn. Hình 2 . Mô hình hệ thống Email theo cấu trúc Client-Server. 1.2. Ứng dụng theo mô hình Client-Server 1.2. 3. Cách hoạt động Các tiến trình Clients và Servers có thể chạy cùng một trạm (host) hoặc các trạm khác nhau và là các đối tượng logic tách biệt và liên lạc với nhau qua mạng để cùng thực hiện một công việc. Trong đó: Server: quản lý nguồn tài nguyên, nhận request từ Clients để cung cấp và phân phối tài nguyên cho Clients. Trang | 5 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” với mô hình Client-Server Client: là chương trình giao tiếp với người sử dụng, có nhiệm vụ gửi request cho Server và thể hiện việc tiếp nhận tài nguyên đó. Client: Khởi tạo liên lạc với Server trước. Yêu cầu dịch vụ nào đó từ Server. Server: Chấp nhận yêu cầu và tạo kết nối với Client. Tính toán rồi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu từ Client Hình 3. Cách hoạt động của mô hình Client-Server. 1.2. 3. Đặc trưng của mô hình ứng dụng Client-Server Hoạt động theo kiểu giao thức bất đối xứng Thể hiện quan hệ một chiều giữa các Client và một Server. Client bắt đầu phiên hội thoại bằng cách yêu cầu dịch vụ Server sẵn sang chờ các yêu cầu từ Client. Trang | 6 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” theo mô hình Client-Server Hình 4. Giao thức hoạt động bất đối xứng của các tiến trình Client-Server. Chia sẻ tài nguyên: Một Server có thể chia sẻ tài nguyên cho nhiều Client cùng một lúc. Server cũng có khả năng điều phối truy nhập các Client đến các tài nguyên dùn chung. Lập trình với giao thức TCP, Multi-threading 2.1. Tổng quan Trong mô hình ứng dụng Client-Server, thông thường, các chương trình chạy trên máy Client sẽ gửi requests tới một chương trình (thường được gọi là chương trình Server) đang chạy trên máy Server. Các gói request này bao gồm các dịch vụ mạng được cung cấp bởi tầng lớp giao vận (transport layer), là một phần của kiến trúc phân tầng mạng, thường được gọi là TCP/IP (Transport Control Protocol/Internet Protocol). Tầng giao vận bao gồm hai loại giao thức là TCP và UDP(User Datagram Protocol) Trang | 7 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” với mô hình Client-Server Hình 5. Tầng vận chuyển Transport với TCP/IP. TCP là một giao thức truyền hướng đối tượng được thực hiện bởi một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai máy tính khi có thiết lập kết nối. Ví dụ những ứng dụng được sử dụng những dịch vụ như HTTP, FTP và Telnet. 2. 2. IP, Cổng Port và Socket Mọi máy tính trong môi trường Internet đều được xác định bởi địa chỉ IP 4-byte mà được viết dạng chấm như 128.250.25.158, trong đó mỗi byte là một giá trị không dấu từ 0 đến 255. Nhưng cách đặt tên cho địa chỉ như vậy thì không thân thiện bởi vì nó chẳng nói lên được bất cứ điều gì về nội dung và thật khó để nhớ những dãy byte đó. Do đó, địa chỉ IP được xác định bởi những cái tên như www.google.com.vn để cho dễ nhớ. Trang | 8 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” theo mô hình Client-Server Hình 6. Ánh xạ tên miền Thông thường, mỗi máy tính chỉ có một địa chỉ IP. Tuy nhiên, các máy tính thường cần kết nối và cung cấp hơn một loại kiểu dịch vụ hoặc để thông báo cho nhiều máychủ/máy tính cùng thời điểm. Ví dụ, trong một máy tính đang làm việc, có thể có nhiều phiên ftp, các kết nối web, và các chương trình chat và tất cả chương trình này cùng chạy một thời điểm. Vậy đển phân biệt các dịch vụ này, ta có khái niệm về cổng (port), là một điểm truy cập logic được biểu diễn bởi một số nguyên 16-bit gắn cho mỗi tiến trình mạng. Và mỗi tiến trình mạng đều được gắn một cổng duy nhất. Hình 7. Biểu đồ các gói tin được gắn bởi một cổng nhất định. Trang | 9 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình “Điều khiển từ xa” với mô hình Client-Server Một socket là một đầu cuối của một sự truyền thông hai chiều, liên kết giữa hai chương trình chạy trên mạng. Một socket được gắn với một số hiệu cổng (port), vì thế tầng giao vận có thể nhận biết ứng dụng mà dữ liệu được chuyển đến. Socket cho phép thực hiện các hoạt động sau: Kết nối đến máy ở xa Gửi dữ liệu Nhận dữ liệu Đóng kết nối Gắn với một cổng Lắng nghe dữ liệu đến Chấp nhận kết nối từ máy ở xa trên cổng đã được gắn. Một (chương trình) server chạy trên một máy tính cụ thể và có một socket được gắn bởi một cổng cụ thể. Chương trình server sẽ lắng nghe socket từ một client để tạo một yêu cầu kết nối. Nếu thành công, chương trình server chấp nhận kết nối. Sau khi chấp nhận kết nối, chương trình server có một socket mới được gắn bởi một cổng khác. Nó cần một socket mới để có thể tiếp tục lắng nghe socket ban đầu cho yêu cầu kết nối trong khi phục vụ cho việc kết nối với client. Trang | 10 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh [...]... chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server Trang | 20 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa theo mô hình Client- Server Chương 1 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 2.1 Phân tích yêu cầu Đề tài xây dựng chương trình Điều Khiển Từ Xa : Chương trình có 3 bước thực hiện để truy cập tới máy Client: Xây dựng chương trình Điều Khiển Từ Xa Chương trình Client. .. tiếp với Client Trang | 23 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server Chương 2 KẾT LUẬN VÀ HUỚNG PHÁT TRIỂN 3.1 Kết quả chạy chương trình Trang | 24 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa theo mô hình Client- Server Hình 12: Khởi động Server Hình 13: Khởi động Client Trang | 25 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình. .. và server sẽ được kết nối thông với nhau 3: Trao đổi dữ liệu giữa client tới server, từ đây server và client gởi dữ liệu xuyên suốt với nhau Trang | 22 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa theo mô hình Client- Server 3.1 Xây dựng các chức năng Client: chương trình tại Client được xây dựng thành 3 lớp Mô tả chương trình Client: 1: Client gửi yêu cầu tới Server. .. Tuấn Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server } } 2 4 Lập trình với chương trình server đa tuyến (ThreadServer) Để cho phép nhiều client có thể kết nối đến server thì server phải là chương trình đa tuyến Mối tuyến (thread) đảm nhận việc liên lạc với client Nghĩa là khi có một client kết nối đến, chương trình server sinh ra một tuyến (thread) để điều khiển việc truyền thông với. .. phát triển thêm các chức năng sau: Truyền âm thanh giữa Client- Server Trang | 26 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh –Hồ Thị Ngọc Ánh Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa theo mô hình Client- Server TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang | 27 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server [1] TS.Huỳnh Công Pháp, Giáo trình lập trình mạng(20042006), Đại Học Đà Nẵng [2] http://diendan.congdongcviet.com/showthread.php?t=161040... tới Server Server có chức năng: - Gởi thông điệp đến mấy client - Truyền và nhận file với máy client - Chụp màn hình với máy client - Theo dõi màn hình với máy client Mô hình tổng quát của chương trình được mô tả theo sơ đồ sau: Hình 11: mô hình tổng quát chương trình Mô tả cách thức hoạt động: 1: Client gửi yêu cầu tới Server 2: Server tiếp nhận yêu cầu kết nối từ Client, tất cả các dữ liệu giữa client. .. nhận yêu cầu từ phía Client, thực hiện việc Remote tới Client , lấy thông tin cần thiết và gửi trả cho Server 2.2 Phân tích các chức năng Chương trình được viết theo mô hình Client- Server. Ở Client và Server sẽ thực hiện các chức năng khác nhau để cùng tạo nên một chương trình hoàn chỉnh Trang | 21 GVHD: Phạm Minh Tuấn Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server Client có chức.. .Xây dựng chương trình Điều khiển từ xa theo mô hình Client- Server Hình 8 Thiết lập đường dẫn cho kết nối hai chiều giữa client và server 2 3 Lập trình TCP Socket Có hai lớp của gói java.net được sử dụng để tạo những chương trình server và client: ServerSocket Socket Một chương trình server tạo một socket cụ thể được sử dụng để chờ lắng nghe kết nối từ yêu cầu của client (server socket)... Server 2: Client nhận kết nối từ Server và lấy được màn hình từ Client 3: Client gửi dữ liệu xuyên suốt cho Server Server: chương trình Server được xây dựng dựa trên 2 lớp: Mô tả chương trình Server: 1: Tiếp nhận yêu cầu kết nối từ Client 2: Tạo Thread cho mỗi Client kết nối 3: Thread kết nối để lấy dữ liệu theo yêu cầu Client 4: ThreadClient nhận dữ liệu từ ThreadServer 5: Gửi trả về cho Client 6:... trình Điều khiển từ xa với mô hình Client- Server 3.2 Đánh giá và nhận xét: Trong khuôn khổ đề tài chúng em đã cơ bản làm rõ một số vấn đề cơ bản liên quan đến môn học Lập Trình Mạng, và đã xây dựng thành công một chương trình demo nhằm làm rõ các vấn đề lí thuyết Đồ án đã đạt được một số kết quả như sau : Tìm hiểu được cách xây dựng một chương trình với giao thức TCP/IP theo mô hình client – server

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan