Lịch sử ngày 26-3, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

6 6.9K 17
Lịch sử ngày 26-3, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngày truyền thống là ngày 26 tháng 3 năm 1931 . Hoàn cảnh ra đời Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng Việt Nam; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1931 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Tên gọi qua các thời kỳ • Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 - 1936) • Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) • Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (1939 - 1941) • Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam (1941 - 1956) • Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970) • Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1976 - nay) Đảng ta trong quá trình thành lập đã rất chú ý đến vai trò thanh niên. Đó cũng là điều Hồ Chủ tịch hết sức quan tâm. Ngay khi cho xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong phần phụ lục nhan đề Gửi thanh niên Việt Nam Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tha thiết: "Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh". Tháng 12-1924, Hồ Chủ tịch về Quảng Châu khi những điều kiện cho việc thành lập một tổ chức cánh mạng đã chín mùi. Tháng 6-1925, một năm sau tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh Hội được thành lập. Ngay lúc ấy, Người đã thành lập nhóm Thanh niên cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên đồng chí Hội, lúc đầu chỉ có 9 người, cuối 1926 đã lên đến 26 người, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác thanh niên trong nước xuất hiện ở nhà máy xi măng và trường trung học Bon - Nan (nay là trường Ngô Quyền) ở Hải Phòng. Chi bộ Thanh niên Cộng sản nhà máy xi măng có 10 đoàn viên, ra báo bí mật lấy tên là Tia Lửa. Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, tổ chức Thanh niên Cộng sản phát triển mạnh, tuy vậy vẫn sinh hoạt chung với chi bộ Đảng, chưa có tổ chức độc lập và thống nhất. Nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 họp vào cuối tháng 3-1931 ở Sài Gòn đã nhấn mạnh: " tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết". Do đó Đảng chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Ngày 20 tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, đồng chí Nguyễn ái Quốc gửi thư cho Trung ương Đảng đã nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức thanh niên. Cuối tháng 4-1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Uỷ ban Cán Sự Đoàn các cấp. Riêng Nghệ An và Hà Tĩnh, đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy đoàn khá hoàn chỉnh. Lúc này Đoàn đã có khoảng 2000 đoàn viên Sau đó, trong phiên họp lần thứ 10 (9-1960) và thứ II (I-1961), của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, qua nghiên cứu thực tế lịch sử trong thời kỳ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã thấy rõ tác dụng to lớn của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Nghị quyết Trung ương Đoàn lần thứ hai đã quyết định chọn ngày 26 tháng 3 - ngày mở đầu hội nghị - làm ngày kỷ niệm sinh nhật Đoàn. Quyết định này được đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba (3-1961) thông qua. Từ năm 1931 đến năm 1935 Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3-1935 tại Đại hội Đảng lần thứ ở Ma Cao (Trung Quốc), Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 được công nhận chính thức và Đại hội cũng đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội đã không họp được. Tháng 5-1936 khi Đảng ta ra công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn thanh niên dân chủ cũng được thành lập trên cơ sở Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương. Ngày 5-5-1938, đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên dân chủ đã họp ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn. Tháng 9-1939, đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp tại Sài Gòn (II-1939) dưới sự điều khiển của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư Đảng, đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung mũi nhọn đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc, lập Mặt trận phản đế Đông Dương. Từ đầu 1940, đảng đã thành lập Đoàn thanh niên phản đế. Đoàn thanh niên phản đế đã tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), Nam Kỳ (II-1940). Hội Nghị trung ương lần thứ 8 (5-1941) do đồng chí Nguyễn ái Quốc triệu tập tại lán Khuổi Nậm (Cao Bằng) đã thành lập Mặt trện Việt - Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20-4-1941, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập. Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng 8, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam là lực lượng chiến đấu xung kích. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) biết bao đoàn viên thanh niên cứu quốc đã hy sinh anh dũng như: Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn Sau khi hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9-1955, Bộ chính trị trung ương Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam (II-1956), Đoàn đã chính thức mang tên Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam là lực lượng đầu tàu xung kích xây dựng chủ nghĩa xã hội với khẩu hiệu "Sống chiến đấu theo gương những người cộng sản" và "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm". Đại hội Đảng lần thứ 3 (9-1960) đã xác nhận "thanh niên là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nước ta". Đầu tháng 9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam qua đời. Ban chấp hành trung ương Đảng họp phiên bất thường và quyết định: Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong, Đội nhi đồng Tháng Tám được mang tên Bác. Từ đây Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh, một vinh dự và trách nhiệm lớn của Đoàn và thế hệ trẻ nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thế hệ trẻ Việt Nam ở cả 2 miền Nam Bắc đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đã viết lên những trang sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sau chiến thắng đầu xuân 1975, Mỹ cút, ngụy nhào, Tổ quốc thống nhất, non sông về một mối. Tháng 6-1976, tại TP Hồ Chí Minh. Ban chấp hành trung ương Đoàn họp phiên thứ 22, thống nhất tổ chức đoàn cả nước với tên Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Giữa tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, thông qua kế hoạch 5 năm, sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới. Đảng ta đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Và Đoàn cũng được đổi tên thành Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương trước kia và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày nay đã xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay của Đảng. Hơn 45 năm qua, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tay nhau xiết chặt hàng ngũ xung quanh Đoàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn: Tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, dũng cảm chiến đấu, lao động và học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn lần thứ 25 (26-3-1966) Bác Hồ đã nói: "Là người theo dõi tổ chức thanh niên từ bước đầu hiếm hoi chỉ có 8 cháu, ngày nay trông thấy có hàng triệu đoàn viên thanh niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng, phát triển mơn mởn như hoa mùa xuân. Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc. Vì vậy Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang". Thanh niên Việt Nam sớm được Bác Hồ kính yêu gắn bó với chủ nghĩa Cộng sản, ngay khi Người gắn bó cách mạng Việt Nam với phong trào Cộng sản quốc tế. "Thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng nước ta" (Lê Duẩn). Đoàn đã đổi tên nhiều lần, gắn chặt với lịch sử Đảng và sự lãnh đạo của Đảng ta. Trong mỗi thời kỳ, Đoàn có tên khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ mỗi giai đoạn, nhưng tựu chung vẫn là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, là trường học cộng sản của thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. 1. Huy hiệu Đoàn: - Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Cờ Đoàn: - Nền đỏ - Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần 3(2/3) chiều dài. - Ở chính giữa có huy hiệu Đoàn. - Đường kính huy hiệu bằng hai phần 5(2/5) chiều dài cờ. 3. Bài ca chính thức của Đoàn(Đoàn ca): - “Thanh niên làm theo lời Bác”. - Nhạc và lời của Hoàng Hòa. - Đoàn ca được sử dụng trong các dịp lễ, hội của Đoàn: Đại hội và trong sinh hoạt Đoàn. 4. Ngày thành lập Đoàn: 26-03-1931. I. MỤC ĐÍCH LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. II. TÍNH CHẤT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên. III. CHỨC NĂNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn có 3 chức năng: - Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ. - Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu cảu xã hội hiện nay. - Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. IV. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên. - Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng. - Đối với nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi. - Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội. - Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. V. NGUYÊN TẮC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, được thể hiện như sau: Cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp trên, với các cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu các báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành. (St) Mùa xuân nhớ Bác Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ "Lẽ sống" và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ "Đọc thơ anh". Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết Vần thơ thân thiết Ấm áp lòng người Bác đã đi xa rồi Để lại chúng con bao nỗi nhớ Người cha đã đi xa. Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn Làm sao có thể quên Mỗi lần gặp Bác Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết Người thường nhắc nhở: Yêu nước, thương dân Dẫu thân mình có phải hy sinh Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt. Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt Day dứt vì mình chưa làm được Những điều hằng ước mơ Những điều chúng tôi thề Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp, Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết Được Đảng chăm lo Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất Nhưng tuổi trẻ chúng tôi Không ít người đang lỡ thì, mai một. Theo năm tháng cuộc đời Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ Thanh niên chúng tôi thường nghĩ: Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng Mỗi vụ gieo trồng Có phải đâu là lép cả? Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào Những trang sử vẻ vang dân tộc Chúng tôi được học Được thử thách nhiều trong chiến tranh Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách. Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt Có học hành, lại phải sống cầu an Phải thu mình, xin hai chữ "bình yên" Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được? Đồng chí không bằng đồng tiền Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp Có ai thấu chăng Và ai phải sửa? Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác Lòng vẫn thầm mơ ước Bác Hồ được sống đến hôm nay Làm nắng mặt trời xua tan hết mây Trừ những thói đời làm dân oán trách Có mắt giả mù, có tai giả điếc Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ? Tham quyền cố vị Sợ trẻ hơn già Quên mất lời người xưa: "Con hơn cha là nhà có phúc" Thời buổi này, Không thiếu người xông pha thuở trước Nay say sưa trong cảnh giàu sang Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan? Mùa xuân đất nước Nhớ mãi Bác Hồ Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi. Phạm Thị Xuân Khải . công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Tên gọi qua các thời kỳ • Đoàn Thanh niên Cộng sản. sử dụng trong các dịp lễ, hội của Đoàn: Đại hội và trong sinh hoạt Đoàn. 4. Ngày thành lập Đoàn: 26-03-1931. I. MỤC ĐÍCH LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn bao gồm những thanh niên tiên. • Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1976 - nay) Đảng ta trong quá trình thành lập đã rất chú ý đến vai trò thanh niên. Đó cũng là điều Hồ

Ngày đăng: 02/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan