Vì sao chúng ta... già? pps

9 218 1
Vì sao chúng ta... già? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vì sao chúng ta già? Ngày trước đời sống kham khổ, thiếu th ốn đủ thứ, bệnh tật đủ loại tuổi thọ trung bình của con ngư ời chỉ khoảng 30; 40, 50 và 70 tuổi được xem là "cổ lai hy"! Nhờ sự phát triển của khoa h ọc (vệ sinh, y khoa, dịch tễ, dinh dưỡng, môi trường, xã hội, Hạnh phúc tuổi già tâm lý, v.v ), chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nên tuổi thọ trung bình của con người đã được nâng lên, tỷ lệ người già sống trên 70 tuổi không còn là hiếm. Thế nhưng, v ẫn có 1 câu hỏi đặt ra: Cái gì làm con người gi à đi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của BS Nguyễn Lân Giác. Có rất nhiều giả thuyết được đ ưa ra để giải thích hiện tượng lão hóa. 1. Thuyết di truyền có lẽ là thuy ết khoa học nhất. Theo thuyết n ày thì con người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình - mang trong các "gen". Các gen ho ạt động theo thứ tự, bất di bất dịch. Sinh, lão, bệnh, tử. Y khoa đã làm "b ệnh" giảm rất nhiều nhưng "tử" thì vẫn còn, tuy có chậm hơn đôi chút. 2. Thuyết mô liên kết (collagen). Mô liên kết là những sợi đàn hồi (số elastine) đa dạng, là cái nền của tất cả các loại mô trong cơ thể: xương, sụn, gân, da, động mạch lớn nhỏ, các cơ trơn, các bộ phận, v.v Với thời gian các sợi này mất dần tính đàn hồi Thuyết này giải thích sự lão hóa của các mô, nhưng xét cho cùng thì cũng do gen "quyết định" cả. 3. Thuyết gốc tự do. Thuyết này cho rằng các gốc tự do - được phóng ra trong tế bào khi tế bào chuyển hóa các axít béo không bão hòa - gây tổn thương các tế bào, làm chúng yếu, già đi Cần nhận định rằng "gốc tự do" là khí giới của các tế bào (thuộc hệ miễn nhiễm) giúp chúng ta chống trả các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Như vậy có thể hiểu hiện tượng lão hóa - cũng như nhiều bệnh gặp ở tuổi trẻ - là do sự "tẩu hỏa nhập ma" của các tế bào thuộc hệ miễn nhiễm! 4. Thuyết kích tố. Thuyết này dựa vào nhận xét rằng mọi giai đoạn của đời sống đều do kích tố điều hành. Lúc nhỏ có kích tố tăng trưởng. Từ tuổi dậy thì có các kích tố nam, nữ. Khi sự bài tiết các kích tố yếu đi thì cơ thể già dần. Còn nhiều loại kích tố khác cũng ảnh hưởng tới sự lão hóa, ví dụ như DHEA và Melatonin. 5. Thuyết hao mòn. Theo thuyết này thì mỗi tế bào có một cái như cái tràng hạt, mỗi lần phân chia thì mất đi một hạt. Khi không còn hạt nào thì phải "thác về"! Nh ưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các tế bào ung thư có khả năng tái tạo các hạt này; họ hy vọng sẽ tìm ra cái bí quyết này rồi sẽ "mách" cho các tế bào bình thường! 6. Thuyết chất thải. Thuyết này ví cơ thể như một động cơ (lấy năng lượng từ các phản ứng sinh hóa), khi chạy thì thải ra chất cặn (như động cơ nhả ra khói vậy). Chất cặn ứ đọng dần trong tế bào, làm tế b ào già yếu đi. 7. Thuyết DNA dị biến. DNA là thành phần cấu tạo nên gen, mật m ã di truyền của mọi sinh động vật. Dưới ảnh hưởng của các "hạt vũ trụ" thường xuyên bay rất nhanh trong không gian vô tận, xuy ên qua cả các hành tinh và dĩ nhiên là qua cả cơ thể của chúng ta từ mọi hướng, cấu trúc của DNA có thể bị thay đổi 8. Thuyết tự miễn. Theo thuyết này thì sự lão hóa cũng như một số lớn các bệnh của tuổi già là do các tế bào của hệ miễn nhiễm tấn công các tế bào bình thường. Nhưng nhiều ngư ời trẻ cũng bị các bệnh tự miễn như bệnh luput, bệnh tiểu đường loại I, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Hashimoto (của tuyến giáp), bệnh Addison (của tuyến thượng thận), v.v (do sự lầm lẫn của hệ miễn nhiễm). 9. Thuyết virus bướu RNA. Virus bướu RNA là một loại virus có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào, trà trộn lẫn với các RNA lành của tế bào, làm xáo trộn sự tăng trưởng của tế bào. Kết quả là tế bào già yếu đi. 10. Thuyết stress. Stress là tình tr ạng tinh thần bị kích động bởi đời sống nói chung. Một đời sống có nhiều căng thẳng lớn hay nhỏ sẽ làm con người già đi rất mau. Những người sống thảnh thơi thoải mái thường ít bệnh tật và trẻ lâu. Các thuyết nêu trên chỉ là những giả thuyết nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rằng việc đi tìm nước suối tiên, tìm thuốc trường sinh hay phép lạ nào đó nhằm kéo dài đời sống là chuyện hão huyền, viển vông! Trong thực tế, hiện tượng l ão hóa có thể chỉ là kết quả của sự ăn uống không đúng phép, của tật biếng nhác - nghĩa là thờ ơ với mọi việc và uể oải trong hoạt động thể chất - nhiều hơn là của tuổi tác. Do vậy, một cuộc sống lành m ạnh chắc chắn sẽ là phương thuốc hữu hiệu nhất để làm chậm quá trình lão hóa ở mỗi con người. . Vì sao chúng ta già? Ngày trước đời sống kham khổ, thiếu th ốn đủ thứ, bệnh tật đủ loại tuổi. thương các tế bào, làm chúng yếu, già đi Cần nhận định rằng "gốc tự do" là khí giới của các tế bào (thuộc hệ miễn nhiễm) giúp chúng ta chống trả các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào. tuổi không còn là hiếm. Thế nhưng, v ẫn có 1 câu hỏi đặt ra: Cái gì làm con người gi à đi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của BS Nguyễn Lân Giác. Có rất nhiều giả thuyết được

Ngày đăng: 02/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan