Bài giảng Bệnh Gút (Kỳ 5) ppsx

6 398 2
Bài giảng Bệnh Gút (Kỳ 5) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài giảng Bệnh Gút (Kỳ 5) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Tiến triển. 7.1. Thể thông thường: + Biểu hiện bằng các cơn gút cấp tính. Trong giai đoạn đầu có 1-2 cơn/năm, giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Sau đó các cơn tái phát mau hơn. Khoảng 10-20 năm sau cơn gút cấp tính đầu tiên xuất hiện lắng đọng muối urat dẫn đến viêm khớp mạn tính do vi tinh thể. + Diễn biến lành tính: ít cơn viêm khớp cấp tính, không có lắng đọng urat trong nhiều năm. 7.2. Thể nặng và ác tính: + Xảy ra ở người trẻ, có nhiều cơn gút cấp tính tái phát thường xuyên. + Những bệnh nhân có tổn thương thận do gút thường dẫn đến suy thận mạn tính và là nguyên nhân chính gây tử vong. 8. Điều trị. 8.1. Điều trị cơn gút cấp tính: + Colchicine: viên 1mg. - Ngày đầu tiên dùng liều 3-4mg/24h, không dùng quá 4 mg, chia nhiều lần, các lần cách nhau 6-8 giờ. - Giảm liều ở ngày tiếp sau: 2 mg/24h chia sáng chiều, sau đó duy trì liều 1mg/24h. - Thuốc được chỉ định sớm, có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh và mạnh trong vòng 24- 48h sau khi dùng thuốc. - Dùng liều cao có tác dụng phụ gây đi lỏng, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, nôn, đôi khi gây ức chế tủy xương. - Những bệnh nhân có suy thận, suy gan cần thận trọng vì dễ gây độc do giảm khả năng đào thải, cần phải giảm liều thuốc. + Thuốc chống viêm không steroit: - Nhóm thuốc này được dùng để điều trị viêm, đau do gút cấp tính có tác dụng tốt. - Indomethacine thường được dùng để điều trị chống viêm, nhưng các thuốc khác cùng nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid đều có thể được lựa chọn. - Các thuốc này được dùng liều cao khi có các biểu hiện viêm khớp đầu tiên. Sau đó giảm liều khi các triệu chứng viêm giảm. - Chú ý các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt các tai biến thuốc trên đường tiêu hoá (viêm, loét, chảy máu, thủng dạ dày-tá tràng). + Cortico-steroid và adenocorticotropic hormon (ACTH): - Cortico-steroid và ACTH có thể chỉ định điều trị gút cấp tính khi colchicine hoặc các thuốc chống viêm không steroid có chống chỉ định hoặc không có tác dụng. Hiệu quả điều trị của các thuốc này tương đương như các thuốc kể trên. - Gút cấp tính dùng liều prednisolon 20-40mg/24h, sau đó giảm dần liều. ACTH tiêm bắp liều 40-80 đơn vị. Một số trường hợp có thể sau liều đầu tiên dùng thêm 40 đơn vị cứ 6-12 giờ một lần, trong vài ngày nếu xét thấy cần thiết. 8.2. Điều trị cơ bản, dự phòng cơn gút cấp tính tái phát: + Chế độ ăn: - Các thức ăn cho bệnh nhân chứa ít purin, mỡ và protein. Hạn chế các thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua; cho bệnh nhân uống nhiều nước từ 1,5-2 lít/ngày, nước uống có nhiều sulfat natri và sulfatmagie. ở bệnh nhân có nguy cơ hình thành sỏi thận cho uống nước có pha 4 gam nabicarbonat/ 1 lít nước uống. - Kiêng rượu, bia. + Dùng thuốc: - Điều trị liên tục bằng colchicine liều thấp: 1mg/24 giờ có tác dụng làm giảm số cơn tái phát, nhất là trong trường hợp bệnh nhân viêm nhiều khớp và có nhiều cơn cấp tính tái phát . - Các thuốc làm giảm axit uric máu: gồm 2 nhóm: . Thuốc tăng đào thải axit uric qua thận: có tác dụng ức chế sự tái hấp thu urat của ống thận, dễ gây sỏi thận, cần cho liều nhỏ tăng dần, kết hợp uống nhiều nước và natri bicarbonate. Probenecid (benemid): viên 0,25; cho liều 2 viên/ngày trong tuần đầu, tăng dần liều 0,5 g/một tuần nhưng không quá 2,0g/24 giờ. Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, dị ứng, ra mồ hôi, hạ huyết áp. Khi bệnh nhân có suy thận chuyển dùng allopurinol. Không phối hợp với aspirin vì làm giảm tác dụng của thuốc. Sulfilpyrazol (anturan) viên 100mg liều khởi đầu là 100mg sau tăng dần, liều tối đa không quá 600 mg/24 giờ. Thuốc có tác dụng tốt cho các trường hợp khi probenecid không có tác dụng. Khả năng dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ. Không phối hợp với aspirin và các salisylat vì làm giảm tác dụng của thuốc. Benziodaron (amplivix): liều 100-300mg/ngày, có tác dụng thải axit uric nhanh hơn các thuốc trên, ít tác dụng phụ. Nhưng có thể gây cường chức năng tuyến giáp vì trong thành phần cấu tạo có chứa iod. Thuốc có thể chỉ định cho cả những bệnh nhân có suy thận. Benzobromaron (desuric-labaz): viên 100mg liều dùng 100mg/ngày, tác dụng tốt cho cả bệnh nhân có suy thận. Nhược điểm của thuốc tăng thải axit uric là tạo nguy cơ cao gây sỏi thận và niệu quản, nên không dùng cho bệnh nhân có sỏi tiết niệu. . Thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Allopurinol (zyloric): viên 100mg, 300mg. Thuốc có tác dụng ức chế men xanthioxydase là men chuyển hypoxanthine thành xanthine và chuyển thành axit uric. Liều khởi đầu 100 mg sau tăng dần đến liều 300 mg- 400 mg/ ngày, không nên dùng quá 600mg/ngày. Thuốc có tác dụng tốt, ít tác dụng phụ. Thiopurinol: liều 250mg-500mg/ngày có tác dụng tương tự như allopurinol. Sử dụng phối hợp thuốc đào thải axit uric và thuốc ức chế tổng hợp axit uric có nhiều ưu điểm, có thể làm giảm số lượng và kích thước các hạt tophi. Hay dùng thuốc ức chế tổng hợp axit uric cho những bệnh nhân có biến chứng thận, suy thận, thuốc tăng thải axit uric cho bệnh nhân chưa có biến chứng thận. + Lọc máu bằng thận nhân tạo có thể làm giảm axit uric máu. . Bài giảng Bệnh Gút (Kỳ 5) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Tiến triển. 7.1. Thể thông thường: + Biểu hiện bằng các cơn gút cấp tính. Trong giai đoạn. cơn gút cấp tính tái phát thường xuyên. + Những bệnh nhân có tổn thương thận do gút thường dẫn đến suy thận mạn tính và là nguyên nhân chính gây tử vong. 8. Điều trị. 8.1. Điều trị cơn gút. cơ bản, dự phòng cơn gút cấp tính tái phát: + Chế độ ăn: - Các thức ăn cho bệnh nhân chứa ít purin, mỡ và protein. Hạn chế các thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua; cho bệnh nhân uống nhiều

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan