DENGUE XUẤT HUYẾT ( Dengue Haemorrhagic Fever - DHF ) (Kỳ 1) docx

6 274 0
DENGUE XUẤT HUYẾT ( Dengue Haemorrhagic Fever - DHF ) (Kỳ 1) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DENGUE XUẤT HUYẾT ( Dengue Haemorrhagic Fever - DHF ) (Kỳ 1) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Định nghĩa: Dengue xuất huyết (DXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây ra và muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau; những thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành. 1.2. Mầm bệnh: Là virut Dengue thuộc giống Favivirut (họ Arbovirut nhóm B hay Flaviviridae). Virut Dengue có 4 typ huyết thanh: I, II, III, IV. Ở mỗi nước và khu vực có thể gặp cả 4 typ, nhưng trong mỗi vụ dịch tuỳ theo có typ nổi trội hơn. Ở nước ta, cũng gặp cả 4 typ, nhưng chủ yếu typ I và II. 1.3. Nguồn bệnh: Là bệnh nhân, cần chú ý những người mắc thể nhẹ, ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng. Các nhà nghiên cứu ở Malaixia đã chứng minh được loài khỉ hoang dại là nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên, nhưng chưa có bằng chứng từ khỉ truyền cho người. 1.4. Đường lây truyền: qua muỗi Aedes. - Muỗi chủ yếu: A. aegypti (ở thành thị). - Muỗi thứ yếu: A. albopictus (ở nông thôn, trong rừng), A. polynesiensis (ở Nam Thái Bình Dương). - Ngoài ra, còn phân lập được virut Dengue ở một số loại muỗi Aedes khác như A. scutellaris (ở Thái Bình Dương), A. niveus (ở rừng Malaixia và Việt Nam), A. cooki (ở Nam Thái Bình Dương). - Aedes aegypti (muỗi vằn) có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, ưa đốt người, đốt dai (đốt nhiều lần đến khi no), sau khi đốt đậu ở nơi tối, đốt chủ yếu ban ngày, bay xa 400 m, đậu cao 2 m trở xuống. Sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa nước nhân tạo gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là trên 26°C (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn: 32- 35°C chỉ cần 4-7 ngày. 1.5. Cơ thể cảm thụ (Đối tượng mắc bệnh): - Chủ yếu là trẻ em (nhất là ở các địa phương có dịch lưu hành nhiều năm, người lớn ít bị bệnh vì có miễn dịch). - Lứa tuổi bị bệnh có xu hướng ngày càng nhỏ dần. - Địa phương lần đầu có dịch thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. - Không khác nhau về giới tính. 1.6. Tình hình dịch, điều kiện phát sinh dịch và phân vùng dịch tễ: 1.6.1. Tình hình: - Dịch DXH trong những năm gần đây có xu hướng lan rộng không những trong mỗi nước mà còn lan ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Đông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương là những vùng có dịch DXH lưu hành nặng. - Bệnh DXH tuy có nhiều trường hợp nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng như thể sốc, thể não, và tỷ lệ tử vong còn cao (từ 2-3 đến 10% tuỳ theo mỗi nước). - Nước ta nằm trong vùng có dịch DXH lưu hành nặng. 1.6.2. Điều kiện phát sinh dịch: cần 3 điều kiện: - Mật độ muỗi A. aegypti cao (³ 1 con/nhà và ³ 50% nhà kế cận có muỗi). - Khí hậu, thời tiết thích hợp: Mùa mưa (nhiều ổ nước đọng), nhiệt độ > 16- 22°C (bọ gậy phát triển nhanh ở 26°C, virut phát triển nhanh ở 22°C). - Sinh thái người: Mật độ dân cư cao, trình độ miễn dịch chưa có hoặc mới tiếp xúc hạn chế với virut Dengue; trẻ em chiếm tỷ lệ cao trong tập thể. Điều kiện sinh hoạt-vệ sinh thấp: nhà ở chật chội, ẩm thấp, tối, thiếu nước dùng (phải dự trữ nước), có nhiều cống rãnh ứ trệ, ao tù 1.6.3. Phân vùng dịch tễ: ở nước ta, DXH được chia thành 3 vùng: - Vùng 1: Có bệnh quanh năm, phát triển dịch mạnh vào mùa thu, gặp chủ yếu ở trẻ em (ở những vùng nhiệt độ > 20°C: đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung ). - Vùng 2: không có bệnh vào những tháng rét, nhưng phát thành dịch vào mùa mưa - nóng, gặp cả ở trẻ em và người lớn (khu Bốn, đồng bằng Bắc bộ ). - Vùng 3: bệnh tản phát ở vài tháng mưa - nóng, thường không thành dịch (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc ). 2. CƠ CHẾ BỆNH SINH: 2.1. Về nguyên nhân gây bệnh: Virut Dengue có thể gây nhiều thể bệnh khác nhau (Dengue cổ điển, DXH và DXH có sốc ). Tại sao cùng loại virut lại gây nên những thể bệnh khác nhau? Hiện nay có hai giả thuyết chính: - Giả thuyết về độc lực của virut. - Giả thuyết về cơ địa bệnh nhân: Bệnh nhân bị DXH và DXH có sốc do tái nhiễm virut Dengue khác typ và đáp ứng miễn dịch bệnh lý của cơ thể (giả thuyết của Halsstead S. B.). Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ hơn. 2.2. Rối loạn sinh lý bệnh chính trong DXH: có hai rối loạn chủ yếu: - Tăng tính thấm thành mạch: do phản ứng kháng nguyên-kháng thể-bổ thể (C’3-C’5) và do virut Dengue sinh sản trong bạch cầu đơn nhân dẫn đến: + Giải phóng chất trung gian vận mạch (anaphylatoxin, histamin, kinin, serotonin ). + Kích hoạt bổ thể. + Giải phóng thromboplastin tổ chức. Theo Guyton: khi thể tích tuần hoàn mất đi 10-15%: cơ thể còn bù, mất 20- 35%: sốc xẩy ra, mất 35-40%: HA = 0. - Rối loạn đông máu do: + Tăng tính thấm và tổn thương thành mạch. + Tiểu cầu giảm. + Các yếu tố đông máu giảm do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông. + Suy gan: Giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp ? 2.3. Nguyên nhân sốc trong DXH: - Do tăng tính thấm thành mạch dẫn đến giảm thể tích máu lưu hành. - Ngoài ra: • Sốt cao, ra nhiều mồ hôi • Ăn uống kém, nôn, ỉa lỏng • Xuất huyết phủ tặng nặng • Do tim: xuất huyết cơ tim, thiếu oxy mạch vành, tràn dịch màng ngoài tim . DENGUE XUẤT HUYẾT ( Dengue Haemorrhagic Fever - DHF ) (Kỳ 1) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Định nghĩa: Dengue xuất huyết (DXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây ra. Aedes. - Muỗi chủ yếu: A. aegypti ( thành th ). - Muỗi thứ yếu: A. albopictus ( nông thôn, trong rừng), A. polynesiensis ( Nam Thái Bình Dương). - Ngoài ra, còn phân lập được virut Dengue. muỗi Aedes khác như A. scutellaris ( Thái Bình Dương), A. niveus ( rừng Malaixia và Việt Nam), A. cooki ( Nam Thái Bình Dương). - Aedes aegypti (muỗi vằn) có nhiều ở thành phố, thị xã, sống

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan