Lao màng bụng (Kỳ 2) pdf

6 371 0
Lao màng bụng (Kỳ 2) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lao màng bụng (Kỳ 2) III. Chẩn đoán A. Chẩn đoán xác định Để chẩn đoán xác định lao màng bụng cần phải dựa vào : 1. Lâm sàng - Có hội chứng nhiễm độc lao: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, gày sút cân, mệt mỏi. - Đau bụng âm ỉ - Khám bụng có cổ trướng, có mảng chắc 2. Xét nghiệm - Máu: bạch cầu tăng (nhất là Lymphocyte tăng cao), máu lắng tăng cao. - Xét nghiệm dịch cổ trướng: Rivalta (+). Albumin trên 30g/l, Lymphocyte trên 50%. - Phản ứng mantoux (+) - Soi ổ bụng và sinh thiết: thấy tổn thương lao. Soi ổ bụng và sinh thiết có tính chất quyết định chẩn đoán lao phúc mạc (vừa chính xác vừa nhanh). B. Chẩn đoán phân biệt 1. Thể cổ trướng của lao màng bụng cần phân biệt với: - Xơ gan cổ trướng (cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, lách to). - U nang buồng trứng. 2. Thể bã đậu hoá của lao phúc mạc cần phân biệt với: - Khối dính của hạch trong ổ bụng: lymphosarcom (nhờ soi ổ bụng và sinh thiết) - Khối u trong ổ bụng (nhờ soi ổ bụng). IV. Tiến triển của bệnh 1. Thể cổ trướng Là thể nhẹ nhất, nếu được điều trị sớm, đúng phác đồ thì đa số khỏi. Nếu không được điều trị tốt thì sẽ chuyển nhanh sang thể bã đậu hoá hoặc xơ dính hoá. 2. Thể bã đậu hoá Thể bã đậu hoá có thể gây ra những ổ áp xe địa phương và có thể vỡ gây rò mủ ra thành bụng hoặc rò vào đại tràng chất bã đậu theo phân ra ngoài. 3. Thể xơ dính Vì xơ dính với các đoạn ruột nên có thể làm thắt ruột, gây hội chứng bán tắc hoặc tắc ruột phải can thiệp bằng ngoại khoa. Ngoài ra thể xơ dính còn có thể gây viêm dính quanh gan, mật, viêm tắc vòi trứng. V. ĐIỀU TRỊ A. Nguyên tắc chung - Diệt vi khuẩn lao bằng kháng sinh đặc hiệu - Kết hợp Corticoid liệu pháp. - Nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn uống giầu đạm và sinh tố. B. Điều trị cụ thể 1. Điều trị bằng nội khoa - Diệt vi khuẩn lao: Phác đồ điều trị cổ điển phối hợp 2 - 3 kháng sinh chống lao (liều/ngày/ người lớn): Streptomyxin: 0,75 - lg Rimifon (INH): 300mg Pyrazinamid: 1,5 - 2g Rifampyxin: 600mg Ethambutol: 15mg/kg Ethionamid: lg. Cycloserin: lg Kanamyxin: 1g Thioacetazon: 150mg Có thể áp dụng một trong các phác đồ sau: INH (300mg) + Rifampyxin (600mg) trong 9 - 12 tháng. INH (300mg) + Ethambutol (25mg/kg) trong 12 - 18 tháng. INH (300mg) + Thioacetazon (150mg) trong 12 - 18 tháng. INH (300mg)+ Rifampyxin (600mg) + Streptomyxin (lg) tiêm mỗi tuần 2 lần, trong 6 tháng. Theo kinh nghiệm của viện chống lao Trung ương nên điều trị kết hợp 3 thuốc chống lao như: INH + Streptomyxin + Pyrazinamid. INH + Streptomyxin + Rifampyxin. - Phối hợp thuốc chống viêm: Cortancyl (viên 5 mg): lúc đầu dùng 30 - 40mg/24 giờ, sau giảm dần và duy trì ở liều 20mg/24 giờ trong 3 tháng (cần kiểm tra xem bệnh nhân có bị viêm dạ dày - tá tràng không? Có thể kết hợp với một thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong khi dùng Cortancyl). Dùng thuốc Cortancyl có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, làm cổ trướng mất nhanh, dự phòng dính, xơ màng bụng. - Nâng đỡ cơ thể: truyền đạm, và cho dùng các vitamin B6, B1, C 2. Điều trị bằng ngoại khoa Chỉ định phẫu thuật được áp dụng khi lao màng bụng gây tắc ruột do dính, xơ dầy. . Lao màng bụng (Kỳ 2) III. Chẩn đoán A. Chẩn đoán xác định Để chẩn đoán xác định lao màng bụng cần phải dựa vào : 1. Lâm sàng - Có hội chứng nhiễm độc lao: sốt nhẹ về chiều,. ổ bụng và sinh thiết: thấy tổn thương lao. Soi ổ bụng và sinh thiết có tính chất quyết định chẩn đoán lao phúc mạc (vừa chính xác vừa nhanh). B. Chẩn đoán phân biệt 1. Thể cổ trướng của lao. nhanh, dự phòng dính, xơ màng bụng. - Nâng đỡ cơ thể: truyền đạm, và cho dùng các vitamin B6, B1, C 2. Điều trị bằng ngoại khoa Chỉ định phẫu thuật được áp dụng khi lao màng bụng gây tắc ruột do

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan