TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (Kỳ 2) doc

6 532 3
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (Kỳ 2) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (Kỳ 2) VI. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Thường không khó với trường hợp tràn khí màng phổi hoàn toàn với triệu chứng cơ năng rầm rộ như cơn đau xóc ngực đột ngột như dao đâm, kèm biểu hiện suy hô hấp cấp (khó thở nhanh, nông, tím, vã mồ hôi ) hay kèm choáng (mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, biểu hiên của suy tim phải cấp, tay chân lạnh ) và tam chứng Galliard. Chẩn đoán chính là X quang. Với các thể khu trú, im lặng thì phải kết hợp với tiền sử, bệnh lý hô hấp, yếu tố làm dễ và quan trọng là X quang. 2. Chẩn đoán nguyên nhân: Thường rất khó vì khoảng 50% trường hợp tràn khí màng phổi là không rõ nguyên nhân. Phải dựa vào tiền sử, bệnh sử và triệu chứng lâm sàng cùng với các xét nghiệm khác để xác định bệnh chính gây tràn khí màng phổi. Đa số các tràn khí màng phổi là tự phát và có yếu tố làm dễ như gắng sức, ho mạnh, cơn hen phế quản nặng, tress - Phải lưu ý các thủ thuật thăm dò lồng ngực như đặt nội khí quản, soi phế quản, đo tĩnh mạch dưới đòn, sinh thiết phổi, màng phổi xuyên thành, chọc dịch màng phổi, dẫn lưu màng phổi một số trường hợp chọc dò, sinh thiết gan, châm cứu và một số các thủ thuật khác. - Chấn thương lồng ngực: thường gặp là gãy xương sườn. 3. Chẩn đoán phân biệt: - Khi thủng phổi: thương cả 2 phổi, không có triệu chứng cơ năng cấp tính, âm phế bào giảm toàn bộ 2 bên, có thể có biểu hiện suy hô hấp mạn, xác định chẩn đoán bằng X quang. - Kén phổi: Hình ảnh X quang và cần thiết thì cắt lớp vi tính. - Hang phổi: Căn cứ vào tiền sử, bệnh sử và hình ảnh X quang. VII. BIẾN CHỨNG VÀ DƯ CHỨNG 1. Biến chứng: - Tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí. - Nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi. - Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp. - Tràn khí màng phổi có van. 2. Dư chứng: - Dày dính màng phổi. - Tràn khí màng phổi mạn (không hồi phục). - Tràn khí màng phổi tái phát sau nhiều năm. VIII. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị hỗ trợ: - Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp, cho nằm tư thế fowler nếu có suy hô hấp cấp. - Tránh lo âu, xúc động: Phải được yên tĩnh, có thể dùng thêm thuốc an thần như Seduxen hay Diazépam, Valium 5 mg x 1-2 viên/ngày nhưng phải lưu ý bệnh nhân có suy hô hấp mạn. - Không làm việc gắng sức sau cơn cấp. - Ăn nhẹ dễ tiêu, ngưng hút thuốc. 2. Điều trị chung: - Giảm đau: nếu đau nhiều có thể dùng Paracetamol hay Acetamynophen 500 mg x 3-4 viên/ngày. - Giảm ho: vì ho có thể làm đau ngực tăng lên hay làm khó thở: dùng loại ức chế ho như: Paxeladin 3 viên/ngày (không ức chế trung tâm hô hấp). Thở oxy qua sond mũi liều trung bình 2-3 lít/phút nếu có suy hô hấp nhưng phải lưu ý loại tràn khí có van hay không có van. - Kháng sinh: thường tràn khí màng phổi sẽ bị bội nhiễm do vi khuẩn từ không khí hay từ phế quản phổi vào màng phổi. Nên dùng kháng sinh đường toàn thân và loại có phổ khuẩn rộng như Cefalosporin III: 3-4 g/24giờ TB hay TM. 3. Điều trị tràn khí: Mục đích là làm cho chủ mô phổi giãn ra, tránh suy hô hấp cấp vì xẹp phổi. Phương pháp chủ yếu là hút khí màng phổi bằng bơm tiêm, vị trí thường chọn là gian sườn II trên đường trung đòn. Tùy theo loại tràn khí mà có chỉ định khác nhau. * TKMP đóng: thông thường thì khí tự hấp thụ trở lại sau một thời gian, nếu 3-4 ngày sau mà lượng không giảm khí thì có thể dùng bơm tiêm lớn và kim để hút, không nên hút sớm, và chỉ hút từ từ, lượng ít để tránh gây shock do thay đổi vị trí các tạng hoặc giảm áp đột ngột. * TKMP mở: phải dẫn lưu màng phổi bằng catheter với áp lực âm, đưa vào liên sườn II đường trung đòn hay liên sườn 4-5 ở đường nách trước, đưa ống thông về phía đỉnh phổi, hoặc dùng máy hút (-20 đến 40 cm H 2 0). Sau 3-5 ngày thì kẹp ống thông lại: 24-48 giờ để xem tràn khí có trở lại hay không, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp và kiểm tra bằng X quang để đánh giá. * TKMP có van: đây là một cấp cứu nội khoa nên phải tiến hành nhanh. - Nếu không có điều kiện thì dùng kim lớn chọc vào màng phổi ở vị trí đã nêu nối với dây chuyền Serum đưa vào một hình chứa NaCl 0,9%, nhưng câu dây chuyền xuống 10-15 cm. - Nếu được dùng kim loại 14-16 Giờ để chọc hút qua máy liên tục, áp lực hút -15 cmH 2 O. 4. Điều trị dự phòng tràn khí tái phát: - Có thể tìm thương tổn gây TKMP bằng phương pháp nội soi để xác định như mổ kén khí, bịt lỗ thủng lá tạng - Làm dày dính màng phổi bằng keo sinh học. 5. Điều trị nguyên nhân gây tràn khí màng phổi: Ở Việt Nam, nguyên nhân thường gặp nhất là do lao, ngoài ra do nhiễm trùng, siêu vi và một số yếu tố khác do đó phải xác định nguyên nhân để điều trị nhằm tránh TKMP tái phát hay nặng lên. Lưu ý tránh các yếu tố làm dễ như gắng sức, stress, ho mạch, hút thuốc lá. 6. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định điều trị ngoại khoa khi có các trường hợp sau. - Tràn khí - tràn máu màng phổi do chấn thương. - Tràn khí - mủ do vỡ áp xe phổi hay do lao. - Tràn khí màng phổi do chấn thương ngực (chấn thương hở, gãy xương sườn, dị vật ). . khí vào màng phổi. - Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp. - Tràn khí màng phổi có van. 2. Dư chứng: - Dày dính màng phổi. - Tràn khí màng phổi mạn (không hồi phục). - Tràn khí màng phổi tái phát. ngoại khoa khi có các trường hợp sau. - Tràn khí - tràn máu màng phổi do chấn thương. - Tràn khí - mủ do vỡ áp xe phổi hay do lao. - Tràn khí màng phổi do chấn thương ngực (chấn thương hở,. TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (Kỳ 2) VI. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Thường không khó với trường hợp tràn khí màng phổi hoàn toàn với triệu chứng cơ năng

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan