TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 3) doc

7 360 0
TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 3) VII. ĐIỀU TRỊ 1. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi: + Nghỉ ngơi rất cần thiết, nên làm việc nhẹ, khi đã có dấu hiệu suy tim cần giảm hoặc bỏ các công việc phải gắng sức. Chế độ ăn nhạt, ít muối, có thể ăn 1-2 g muối/ngày. Trong trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chế độ ăn nhạt khắt khe hơn; mỗi ngày chỉ dùng 0,5 g muối, nhưng không kéo dài. 2. Liệu pháp oxy: Người ta có thể cho thở oxy bằng xông mũi, oxy nên được dẫn qua một bình nước để làm ẩm, không nên cho thở oxy 100% với liều lượng thấp 1,5-2 lít/phút, muốn có hiệu quả phải dùng ít nhất 12 giờ/24 giờ, nhưng tốt nhất là 15-20 giờ/24 giờ. Người ta cung cấp oxy thế nào để duy trì một PaO 2 trên 60 mmHg và SaO 2 trên 90%, nếu được như thế thì sẽ giảm tỉ lệ tử vong và mang lại cho bệnh nhân một đời sống tương đối thoải mái. 3. Thuốc cải thiện tỉ thông khí - tưới máu phổi: Bismesialate d’almitrine (Vectarion). Cách dùng: điều trị tấn công với 50 mg, 1-2 viên/ngày trong 3 tháng, sau đó phải điều trị duy trì, sau điều trị tấn công, nghỉ 1 tháng, tiếp tục điều trị 2 tháng. Hiện nay rất ít sử dụng. 4. Điều trị suy tim: Trong tâm phế mạn có thể có suy tim toàn bộ, nhưng chủ yếu vẫn là suy tim phải, do đó thuốc điều trị chính là lợi tiểu, sau đó là digitale, có thể phối hợp với các thuốc dẫn xuất nitơ. a. Lợi tiểu: + Furosemide (Lasix): 2-4 viên loại 40 mg/ngày, chia đều; hoặc loại tiêm 2- 3 ống loại 20 mg/ngày, chia đều. Khi dùng lợi tiểu furosemide phải thận trọng vì sẽ gây kiềm chuyển hoá, như vậy có thể có nguy cơ làm nặng thêm suy hô hấp do hiệu quả kích thích hô hấp của khí carbonic bị giảm đi. + Spironolactone (Aldactone): 50-100 mg (1-2 viên/ngày, trong những thể nặng có thể tăng lên 6 viên/ngày, chia đều, thường dùng Aldactazine (Aldactone 50mg + Alizide 15mg) x 2 viên/ngày. b. Digitale: thường hay dùng digoxine, chỉ sử dụng trong suy tim còn bù, cho liều nhẹ 0,25-0,50 mg (1-2 viên/ngày, không dùng khi suy tim mất bù. c. Dẫn xuất nitơ: như Isosorbide mononitrate (Imdur) 60mg x 1/2 viên/ngày. d. Ức chế men chuyển: như captopril 6,25 mg/ngày hay Lisinopril 2,5 mg/ngày. Thuốc lợi tiểu và digitale, dẫn xuất nitơ hay ức chế men chuyển trong trường hợp này không quan trọng bằng các phương pháp cải thiện thông khí phế nang như liệu pháp oxy. 5. Thuốc giãn mạch: Các thuốc giãn mạch ổn định hay cải thiện chỉ xảy ra tối đa ở 1/3 số bệnh nhân. Hiệu quả của các loại thuốc thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân. + Những thuốc ức chế calci như Nifedipine, Dittiazem có thể sử dụng. + Ngoài ra người ta còn dùng Hydralazine với hy vọng làm giảm áp lực tuần hoàn, nhưng thuốc này có tác dụng làm giảm oxy máu, do rối loạn tỉ số thông khí - tưới máu. + Thuốc ức chế thụ thể endothelin (Bosentan): Chất endothelin 1 là một chất gây co mạch nội sinh gây tăng áp phổi, Bosentan giúp cải thiện khả năng gắng sức và huyết động ở bệnh nhân tăng áp phổi, thuốc được sử dụng trong 12 tuần, liều khởi đầu là 62,5 mg x 2 lần/ngày trong 4 tuần lê ùđầu, và sau đó tăng liều lên 125 mg x 2 lần/ngày. + Chuyền tĩnh mạch liên tục prostacycline. + Thuốc Sildenafil (Viagra) trong điều tri tăng áp phổi thứ phát sau xơ phổi: Sildenafil làm gia tăng chọn lọc giãn mạch và làm cải thiện sự trao đổi khí ở bệnh nhân bị xơ phổi và tăng áp phổi. Epoprostenol được sử dụng bằng đường tĩnh mạch hay Sildenafil được sử dụng bằng đường uống, sau khi huyết động thay đổi của bệnh nhân trở lại trị số bình thường được sử dụng tiếp theo khí dung Nitric oxide 10-20 ppm, họ uống 50mg Sildenafil hay chuyền tối đa Epoprostenol (trung bình 8 ng/kg/phút). Thời gian tác dụng của Sildenafil từ 120-150 phút. Cho đến nay, Sildenafil là thuốc chọn lựa tốt nhất trong điều trị giãn mạch phổi. 6. Corticoides: Rất có hiệu nghiệm trong điều trị đợt cấp, Prednisone uống 5 mg, 4 viên/ngày hay khí dung dipropionate de beclomethasone, hay Depersolone 30 mg tiêm tĩnh mạch vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng chống dị ứng vừa làm giảm tiết dịch. 7. Kháng sinh: Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm phế quản - phổi, vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila, Staphylococcus aureus. - Nếu nhẹ thì thuốc thường dùng hiện nay là: + Azithromycine: 250 mg x 2 viên/ngày, chia 2 lần trong ngày đầu sau đó 250mg x 1 viên trong 4 ngày. + Cefadroxil (Droxyl, Oracefal): 500 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần. + Ciprofloxacine 500mg x 3 viên/ngày, chia 3 lần. - Nếu nặng thuốc thường dùng bằng đường tiêm thịt hay tĩnh mạch. Một trong các loại Cephalosporine thế hệ I (Cefapirine: Cefeloject = 2 g/ngày chia 2 lần) II (Cefuroxime: Zinnat = 750 mg x 2 hay 3 chai/ngày chia 2 hay 3 lần) III (Cefotaxime: Claforan = 2 g/ngày chia 2 lần) IV (Axepim = 2 g/ngày chia 2 lần) có thể kết hợp với Aminosides (Amikacine: Amiklin = 15 mg/kg/ngày, 1 hay 2 hay 3 lần) hay Fluoroquinolones (Ciprofloxacin: 200mg x 2-4 lọ chuyền tĩnh mach). 8. Liệu pháp vận động: Tập thở rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng ngực, tăng thông khí phế nang, nhất là thở bằng cơ hoành. 9. Loại bỏ những yếu tố gây kích thích: Phải cai thuốc lá, tránh tiếp xúc với bụi bặm, các khí độc . TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 3) VII. ĐIỀU TRỊ 1. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi: + Nghỉ ngơi rất cần thiết, nên làm. nghỉ 1 tháng, tiếp tục điều trị 2 tháng. Hiện nay rất ít sử dụng. 4. Điều trị suy tim: Trong tâm phế mạn có thể có suy tim toàn bộ, nhưng chủ yếu vẫn là suy tim phải, do đó thuốc điều trị chính. chế men chuyển trong trường hợp này không quan trọng bằng các phương pháp cải thiện thông khí phế nang như liệu pháp oxy. 5. Thuốc giãn mạch: Các thuốc giãn mạch ổn định hay cải thiện chỉ

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan