BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Kỳ 3) docx

7 341 0
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Kỳ 3) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Kỳ 3) IX. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Bảng: Các chẩn đoán phân biệt thường gặp của BPTNMT: Chẩn đoán Triệu chứng BPTNMT + Khởi phát trong khoảng tuổi 1/2 đời người + Những triệu chứng tiến triển chậm + Có tiền sử hút thuốc lá kéo dài + Khó thở khi gắng sức + Giới hạn lưu lượng khí không hồi phục nhiều. Hen phế quản + Khởi phát sớm thường trong thời kỳ thiếu niên + Những triệu chứng thay đổi từng ngày + Những triệu chứng xảy ra ban đêm + Dị ứng, viêm mũi và hay là chàm + Tiền sử gia đình hen phế quản + Giới hạn lưu lượng khí hồi phục nhiều. Suy tim sung huyết + Ran ẩm nhỏ hạt ở đáy + X quang lồng ngực cho thấy bóng tim lớn, phù phổi + Test chức năng hô hấp cho thấy rối loạn thông khí hạn chế + Không có giới hạn lưu lượng khí. Giãn phế quản + Khạc đàm mủ số lượng nhiều + Thường phối hợp với nhiễm trùng mủ + Ran ẩm to hạt + Phim lồng ngực hay CT scan phổi cho thấy có giãn phế quản và vách phế quản dày lên. X. ĐỢT BỘC PHÁT CẤP BPTNMT Ba triệu chứng chính của đợt bộc phát cấp của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: gia tăng khó thở, gia tăng đàm mủ, gia tăng lượng đàm. Bảng: Chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT: Nhẹ Vừa Nặng 1 trong 3 triệu chứng chính, cũng như 1 trong những dấu chứng sau đây: nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng, gia tăng ran rít, gia tăng ho, gia tăng nhịp thở và tần số tim 20% so với bình thường. 2 trong 3 triệu chứng chính Tất cả 3 triệu chứng chính + Chức năng hô hấp: thường thường khi PEF < 100 lít/phút, hay FEV1 < 1.00L chứng tỏ một đợt bộc phát cấp nặng, trừ trường hợp bệnh nhân bị giới hạn đường thở nặng mạn tính. + Khí máu: Khi PaO 2 < 60mmHg và hay là SaO 2 < 90% chứng tỏ suy hô hấp. Khi PaO 2 < 50mmHg, PaCO 2 > 70mmHg và pH < 7,30 thì cần phải xử trí cấp cứu. + Phim lồng ngực để chẩn đoán phân biệt. + Tâm điện đồ giúp chẩn đoán phì đại tim phải, loạn nhịp và thiểu năng vành. + Công thức máu: chủ yếu công thức bạch cầu và đa hồng cầu có thể có Hct > 55%) + Xét nghiệm đàm có thể tìm thấy Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influnzae và Moraxella catarrahalis. XI. ĐIỀU TRỊ 1. Xử trí BPTNMT ổn định: a. Giảm các yếu tố nguy cơ: - Ngưng thuốc lá: Là phương pháp điều trị độc nhất có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ. Ngưng thuốc lá sớm ở bệnh nhân bị BPTNMT có thể cải thiện FEV1, tuy nhiên các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá ít có lợi. - Thuốc: * Những thuốc thay thế nicotine: dạng viên, dán. * Thuốc chống trầm cảm: như bupropion và nortriptyline, thường dùng loại bupropion thải chậm đơn độc hay kết hợp với cao dán nicotine. b. Điều trị bằng thuốc: - Điều trị kết hợp: Có thể làm gia tăng tác dụng giãn phế quản, sự kết hợp giữa một đồng vận β2 tác dụng ngắn với một kháng cholinergic ở những bệnh nhân BPTNMT ổn định làm cải thiện nhiều hơn và kéo dài hơn FEV1 so với sử dụng một loại thuốc. Sự sử dụng một đồng vận β2 tác dụng ngắn, một kháng cholinergic và hay là theophylline có thể cải thiện chức năng hô hấp. - Glucocorticosteroid: Trong BPTNMT glucocorticosteroid uống và khí dung ít có hiệu quả hơn trong hen và vai trò trong điều trị BPTNMT ổn định giới hạn trong nhưng chỉ định đặc biệt. - Những điều trị khác: * Vaccin: chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh. * Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh dự phòng, dùng liên tục không có hiệu quả trên tần suất xuất hiện những đợt bôc phát cấp của BPTNMT. * Những chất chống oxy hóa: đặc biệt là N-acetylcystein làm giảm tần suất xuất hiện những đợt bộc phát cấp hay có thể có vai trò trong điều trị những bệnh nhân có nhữg đợt bộc phát cấp tái phát. * Thuốc giảm ho: không dùng. - Sự tập luyện: Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần. - Oxy liệu pháp: Thường được chỉ định ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn III nặng, có thể bằng 3 phương cách bao gồm điều trị lâu dài liên tục, trong các hoạt động thể lực và làm dịu cơn khó thở cấp. Mục tiêu đầu tiên của oxy liệu pháp là làm gia tăng PaO 2 tối thiểu là 60mmHg lúc nghĩ và hay là cung cấp SaO 2 tối thiểu là 90% để duy trì chức năng sống của các cơ quan. Oxy liệu pháp lâu dài liên tục thường được chỉ định trong giai đoạn III nặng ở những bệnh nhân có: + PaO 2 < 55mmHg hay SaO 2 < 88% có hay không có tăng khí cácbonic hay + PaO 2 từ 55 - 60mmHg hay SaO 2 = 89%, nếu có tăng áp phổi, phù ngoại biên gợi ý suy tim hay đa hồng cầu (Hct > 55%). Điều trị lâu dài oxy (> 15 giờ/ngày) ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn có thể làm gia tăng sự sống sót. Oxy liệu pháp liên tục làm giảm áp lực động mạch phổi và có thể ngăn ngừa được sự diễn tiến của tăng áp phổi. . BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Kỳ 3) IX. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Bảng: Các chẩn đoán phân biệt thường gặp của BPTNMT:. ngực hay CT scan phổi cho thấy có giãn phế quản và vách phế quản dày lên. X. ĐỢT BỘC PHÁT CẤP BPTNMT Ba triệu chứng chính của đợt bộc phát cấp của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: gia tăng. giờ/ngày) ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn có thể làm gia tăng sự sống sót. Oxy liệu pháp liên tục làm giảm áp lực động mạch phổi và có thể ngăn ngừa được sự diễn tiến của tăng áp phổi.

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan