Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã docx

8 785 12
Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận hệ thực vật Vườn quốc gia Bạch Mã khá phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể so với các nơi khác trong khu vựcThừa Thiên-Huế. Trên quan điểm sinh thái và quần hệ thực vật, có thể chia thảm thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã thành 3 dạng chính: Thực vật của rừng nguyên sinh nhiệt đới, thực vật của rừng thứ sinh đã phục hồi cao và thảm thực vật nhân tạo (các loại cây trồng phủ xanh đất trống đồi trọc). Thảm thực vật rừng nguyên sinh nhiệt đới chiếm tới 70% diện tích, được đặc trưng bởi hai kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới thường phân bố ở độ cao trên 900 m và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới thường phân bố ở độ cao dưới 900 m. Các loài thực vật ưu thế của rừng nguyên sinh thuộc họ dẻ (Fagaceae), thầu dầu (Euphorbiaceae), chè (Theaceae) Đáng chú ý là thực vật ở đây có sự pha trộn thành phần giữa các loài lá kim và lá rộng, đồng thời có sự giao lưu của các loài phân bố ở phía bắc và phía nam. Điều này thể hiện được tính đa dạng về thành phần loài thực vật. Trong vùng còn có nhiều cây gỗ lớn, đường kính 0,60-0,90m, tạo tán che kín, đặc trưng cho rừng mưa ẩm nhiệt đới. Thảm thực vật rừng thứ sinh, ngược lại hầu hết là các cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo và thảm cỏ, quyết, sim, mua Mặc dù vậy, độ che phủ của rừng tái sinh khá cao, nhiều cây gỗ đã vượt lên và khá lớn (trung bình có đường kính 10- 30 cm). ước tính thảm thực vật tái sinh được phục hồi trong vòng 20-30 năm trở lại đây. Thảm thực vật rừng nhân tạo được trồng 25 năm gần đây. Các loài thực vật được trồng để phục hồi các khu vực đất trống đồi núi trọc, chủ yếu là các loài: Tràm hoa vàng, thông hai lá, thông dầu, keo tai tượng, bạch đàn các loại, trầm và cây kim giao Hiện nay khu rừng trồng đã xanh tốt và nhiều vùng cây trồng gần khép tán, tạo tầng che phủ cho đất. Các công trình nghiên cứu đã thống kê được 336 loài cây, thuộc 120 họ, 7 ngành của thực vật bậc cao. Đáng chú ý nhất là ngành thông và ngành ngọc lan. Trong ngành thông đã xác định được 13 loài với 7 họ. Trong đó loài chiếm ưu thế là hoàng đàn giả hay tùng Bạch Mã (Dacrydium elatatum). Các loài phổ biến về kinh tế là: Thông lòng gà (Dacrycapus inbricatus), kim giao (Nageia sp.), thông tre (Podocarpus chiensis). Đặc biệt ở đây có loài pơ mu (Fokienia hodginsii) cho đến nay mới chỉ phát hiện được một cá thể trên tận đỉnh cao của khu nghỉ mát. Ngành ngọc lan chiếm ưu thế với 285 loài thuộc 232 chi và 89 họ. Họ có các loài ưu thế lần lượt là: Chè (Theaceae), dẻ (Fagaceae), thầu dầu (Euphorbiaceae), cỏ (Poaceae) Trong số các loài thực vật đã được xác định có nhiều loài cây gỗ quí hiếm như: Trầm (Aquilaria crassana), gõ (Sindora), trắc (Dalberia sp.), sến (Madhuca sp), táu (Vatica), kiền kiền (hopea) và nhiều cây dược liệu quí: Hồng sâm (Dracaena), thiên niên kiện (Aglaonema), ngũ gia bì hương (Schefflera) . Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận hệ thực vật Vườn quốc gia Bạch Mã khá phong phú về thành phần loài và số. quần hệ thực vật, có thể chia thảm thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã thành 3 dạng chính: Thực vật của rừng nguyên sinh nhiệt đới, thực vật của rừng thứ sinh đã phục hồi cao và thảm thực vật. 10- 30 cm). ước tính thảm thực vật tái sinh được phục hồi trong vòng 20-30 năm trở lại đây. Thảm thực vật rừng nhân tạo được trồng 25 năm gần đây. Các loài thực vật được trồng để phục

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan