Mạch thu và phát tín hiệu qua tia hồng ngoại P2 pdf

13 616 4
Mạch thu và phát tín hiệu qua tia hồng ngoại P2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN III: CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH 1.Điện trở: - Điện trở là một linh kiện có tính cản trở dòng điện và làm một số chức năng khác tùy vào vị trí điện trở trong mạch điện. - Cấu tạo: điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điện trở suất cao như làm bằng than, magie kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn. Để biểu thị giá trị điện trở. Người ta dung các vòng màu để biểu thị giá trị điện trở. - Ký hiệu: - Hình dạng thực tế: - Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu: Giá trị điện trở thường được thể hiện qua các vạch màu trên thân điện trở, mỗi màu đại diện cho một số. Màu đen: số 0, màu nâu: số 1, màu đỏ: số 2, màu cam: s ố 3, màu vàng: số 4, màu lục: số 5, màu lam số 6, màu tím số 7, màu xám: số 8, màu trắng: số 9. - Nhìn trên thân điện trở, tìm bên có vạch màu nằm sát ngoài cùng nhất, vạch màu đó và vạch màu thứ hai, kế nó được dùng để xác định trị số của màu - Vạch thứ ba là vạch để xác định nhân tử lũy thừa: 10 (giá trị của màu) . Giá trị của điện trở được tính bằng cách lấy trị số nhân với nhân tử lũy thừa Giá trị điện trở = trị số x nhân tử lũy thừa) - Phần cuối cùng: (không cần quan tâm nhiều)làvạch màu nằm tách biệt với ba vạch màutrước, thường có màu hoàng kim hoặc màubạc, dùng để xác định sai số của giá trị điệntrở, hoàng kim là 5%, bạc là 10%. 2.Tụ điện: -Tụ điện là linh kiện có khả năng tích điện. Tụ điện cách điện với dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều truyền qua. -Tụ điện được chia làm hai loại chính: loại không phân cực và loại có phân cực. -Loạicó phân cực thường có giá trị lớn hơn loại không phân cực, trên hai chân của loại phân cực có phân biệt chân nối âm, nối dương rõ ràng, khi gắn tụ có phân cực vào mạch điện, nếu gắn ngược chiều âm dương, tụ phân cực có thể bị hư và hoạt động sai. Ngoài ra người ta còn gọi tên tụ điện theo vật liệu làm tụ, ví dụ: tụ gốm, tụ giấy, tụ hóa -Hình dạng: tụ điện có khá nhiều hình dạng khác nhau. Kí hiệu: được kí hiệu là C Biểu tượng trên mạch điện: Đơn vị của tụ điện - Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như + P(Pico Fara) 1 Pico = 1/1000.000.000.000 Fara (viết gọn là 1pF) + N(Nano Fara) 1 Nano = 1/1000.000.000 Fara (viết gọn là 1nF) + MicroFarra 1 Micro = 1/1000.000 Fara (viết gọn là 1µF) => 1µF = 1000nF = 1.000.000 Pf Cách đọc giá trị của tụ điện: - Đọc trực tiếp trên thân điện trở, ví dụ 100µF (100 micro Fara) Nếu là số dạng 103J, 223K, 471J vv thì đơn vị là pico, hai số đầu giữ nguyên , số thứ 3 tương ứng số lượng số 0 thêm vào sau( chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số). -Ví dụ 1:103J sẽ là 10000 pF (thêm vào 3 số 0 sau số 10) = 10 nF. - Ví dụ 2: 471K sẽ là 470 pF (thêm 1 số 0 vào sau 47) Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì tụ điện có thể bị hư hỏng hoặc bị cháy nổ. 3. Tranzitor: Kí hiệu : transistor NPN Transistor PNP Cấu tạo: bởi 2 tiếp xúc P-N ghép liên tiếp gồm các vùng bán dẫn loại P và N xếp xen kẽ nhau, vùng giữa có tính chất dẫn điện khác với 2 vùng lân cận và có bề rộng rất mỏng khoảng 10A 0 m đủ nhỏ để tạo lên tiếp xúc P-N gần nhau. Nếu vùng giữa là N ta có transistor PNP, ngược lại nếu vùng giữa là vùng P ta có transistor NPN. 4. Diode_Led - Diode thường -Led - Photodiode : Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) được phát ra từ Led là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng khoảng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng và được thu lại và sử lý sang tín hiệu số bằ ng: TSOP1138, TSOP1738, TSOP1736- 38Khz 5. IC 7805_ IC ổn áp 5 Vol. Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7812 ổn áp 12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tươ ng tự nhau, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805 Sơ đồ phía dưới IC 7805 có 3 chân: Q2 Q1 Chân số 1 là chân IN Chân số 2 là chân GND Chân số 3 là chân OUT Ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi. Mạch này dùng để bảo vệ những mạch điện chỉ hoạt động ở điện áp 5V (các loại IC thường hoạt động ở điện áp này). Nếu nguồn điện có sự cố đột ngột: điện áp tăng cao thì mạch điện v ẫn hoạt động ổn định nhờ có IC 7805 vẫn giữ được điện áp ở ngõ ra OUT 5V không đổi. Mạch trên lấy nguồn một chiều từ một máy biến áp với điện áp từ 7V đến 9V để đưa vào ngõ IN. Khi kết nối mạch điện, do nhiều nguyên nhân, người dùng dễ nhầm lẫn cực tính của nguồn cung cấp khi đấu nối vào mạch, trong trường hợp này rất dễ ảnh hưởng đến các linh kiện trên board mạch. Vì lí do đó một diode cầu được lắp thêm vào mạch, diode cầu đảm bảo cực tính của nguồn cấp cho mạch theo một chiều duy nhất, và nguời dùng cũng không cần quan tâm đến cực tính của nguồn khi nối vào ngõ IN nữa. Chú ý: điện áp đặt trước IC78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 1.5V đến 2V Tụ điện đóng vai trò ổn định và chống nhiễu cho nguồn. (có thể bỏ hai tụ điện nếu mạch điện không đòi hỏi). 7. IC PT2248 Đây là một bộ truyền phát tia hồng ngoại ứng dụng bởi công nghệ CMOS. PT2249 kết hợp với PT2248 tạo ra 10 chức năng.Với cách tổ hợp như vậy, có thể dùng cho nhiều loại thiết bị từ xa. Đặc tính : - Được sản xuất theo công ngh ệ CMOS - Tiêu thụ công suất thấp - Vùng điện áp hoạt động: 2.2V-5V - Sử dụng được nhiều phím - Ít thành phần ngoài Ứng dụng: - Bộ phát hồng ngoại dung trong các thiết bị điện tử như: Television, Video Cassette Recode Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện. Chân 2 và 3: là hai đầu để nối với thạch anh bên ngoài cho bộ tạo dao động ở bên trong IC. Chân 4 – 9 (K1 - K6): là đầu của tín hiệu bàn phím kiểu ma trận, các chân từ K1 đến K6 kết hợp với các chân 10 đến 12 (T1 – T3) để tạo thành ma trận 18 phím. Chân 13 ( CODE ): là chân mã số dùng để kết hợp với các ch để tạo ra tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu. Chân 14 (TEST): là chân dùng để kiểm tra mã củ a phần phát, khi không sử dụng có thể bỏ trống. Chân 15 ( TXout): là đầu ra của tín hiệu đã được điều chế FM. Chân 16 ( Vcc): là chân cấp nguồn dương Bộ tạo dao động và bộ phân tần: Để có thể phát được đi xa, ta cần có xung có tần số 38Khz ở nơi nhận nhưng trên thị trường khó tìm được thạcđúng tần số nên ta chọn tần số của thạch anh là 455Khz cho bộ tạo dao độn đó tần số sẽ được đưa qua bộ phân tần để chia nó ra thành 12 lần. Mạch điện phím vào: Có tổng cộng 18 phím được nố i tới các chân K1 – K6 và mạch hoạt động thời gian T1 – T3 để tạo ra bàn phím ma trận (6*3). - Phím 1 – 6: là những phím cho ra tín hiệu liên tục khi ấn giữ. - Phím 7 – 18: là những phím cho ra những tín hiệu không liên tục. Tín hiệu sẽ bị mất ngay khi nhấn vào cho dù có giữ phím. Mạch hoạt động tín hiệu thời gian - Mạch phát sinh tín hiệu: - Lệnh truyền: gồm một từ lệnh được tạo bởi 3 bit mã người dùng, 1 bit mã liên tục, 2 bit mã không liên tục và 6 bit mã ngõ vào. Vậy, nó có 12 bit mã.Trong đó, 3 bit mã người dùng được tạo như sau: Dữ liệu của 3 bit mã T1, T2, T3 sẽ là “1” nếu 1 diode được n ối giữa chân CODE và chân Tn (n = 1-3); và là “0” khi không nối diode. Vì IC thu PT2249, chỉ có 2 bit mã (CODE 2, CODE 3), nên chân T1 của PT2249 sẽ luôn ở mức “1”. o C1,C2,C3 : mã người dùng o H : mã tín hiệu liên tục o S1,S2 : mã tín hiệu không liên tục o D1- D6 : mã ngõ vào Dạng sóng truyền : - Thời gian của bit “a” phụ thuộc vào tần số dao động và được tính bởi công thức: o Tín hiệu không liên tục : - Khi nhấn bất kỳ 1 phím không liên tục, tín hiệu không liên tục chỉ truyền 2 từ lệnh đến ngõ ra. o Tín hiệu liên tục : - Khi nhấn bất kỳ một phím liên tục , tín hiệu liên tục sẽ lặp lại chu kỳ s khi truyền 2 từ lệnh và thời gian dừng cho đến khi phím không được nhấn nữa - Một vài tham số quan trọng: [...]... là đầu vào tín hiệu thu - Các chân 3 – 7 (H1 - H5) : là đầu ra tín hiệu liên tục Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ luôn duy trì ở mức logic “1” - Các chân 8 – 12 (S5 – S1): là đầu ra tín hiệu không liên tục Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ duy trì ở mức logic “1” trong khoảng thời gian là 107ms - Chân 14 và 13 (CODE 2 và CODE 3): để... khoảng thời gian là 107ms - Chân 14 và 13 (CODE 2 và CODE 3): để tạo ra các tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu Mã số của hai chân này phải giống tổ hợp mã hệ thống của phần phát thì mới thu được tín hiệu - Chân 15 (OSC): dùng để nối với tụ điện và điện trở bên ngoài tạo ra dao động cho mạch - Chân 16 (Vcc): là chân được nối với cực dương của nguồn cung cấp ... tính : + Tiêu tán công suất thấp + Khả năng chống nhiễu rất cao + Nhận được đồng thời 5 chức năng từ IC phát PT2249 + Cung cấp bộ tạo dao động RC + Bộ lọc số và Bộ kiểm tra mã ngăn ngừa sự tác động từ những nguồn sáng khác nhau như đèn PL Do đó không ảnh hưởng đến độ nhạy của mắt thu * Sơ đồ chân của PT2249 - Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện - Chân 2 (R) : là đầu vào tín . cho ra tín hiệu liên tục khi ấn giữ. - Phím 7 – 18: là những phím cho ra những tín hiệu không liên tục. Tín hiệu sẽ bị mất ngay khi nhấn vào cho dù có giữ phím. Mạch hoạt động tín hiệu thời. Photodiode : Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) được phát ra từ Led là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng khoảng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng ngoại có vận tốc. hiệu liên tục o S1,S2 : mã tín hiệu không liên tục o D1- D6 : mã ngõ vào Dạng sóng truyền : - Thời gian của bit “a” phụ thu c vào tần số dao động và được tính bởi công thức: o Tín

Ngày đăng: 02/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan