Báo cáo tình hình thực hiện chương trình công nghệ thông tin năm 2004

10 971 0
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình công nghệ thông tin năm 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo tình hình thực hiện chương trình công nghệ thông tin năm 2004

UBND TỈNH VĨNH PHÚC BAN CHỈ ĐẠO CNTT TỈNH Số: 05 /BC-BCĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2005 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2004 Năm 2004, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự cố gắng của các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh, do đó mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn đầu tư, nhưng công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng. Hiện nay việc điều tra, thu thập thông tin, đánh giá về thực trạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh do Sở Bưu chính, Viễn thông (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo CNTT tỉnh) chủ trì đối với khối các doanh nghiệp, nhân dân đang được thực hiện thông qua việc xây dựng Qui hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 và định hướng đến năm 2020, nên trong phạm vi báo cáo này sẽ chủ yếu đánh giá những nét chính về kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước năm 2004. Sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trường Kỳ và các thành viên Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh ngày 04/3/2005, Sở Bưu chính, Viễn thông báo cáo như sau: I - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Năm 2004 chương trình CNTT của tỉnh được bố trí trong kế hoạch ngân sách là 4.080 triệu đồng, trong đó phần kinh phí có mục tiêu (theo chỉ đạo của BĐH 112 Chính phủ) cho trung tâm tích hợp CSDL: 500 triệu đồng, mạng diện rộng tại Văn phòng UBND tỉnh là 600 triệu đồng; kinh phí dành cho chương trình tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng: 1.580 triệu đồng (Văn phòng Tỉnh uỷ là chủ đầu tư), lại phải dành 450 triệu đồng cho Cổng 1 thông tin điện tử của tỉnh mới ra đời. Còn lại tổng số kinh phí cho Chương trình tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước ở tất cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn chỉ được 1.450 triệu đồng, do đó chỉ phân bổ được đến rất ít đơn vị nhằm mục đích chính là duy trì và đảm bảo một số hoạt động cơ bản của chương trình. Cụ thể như sau: Sở Tài chính: 350 triệu đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư: 150 triệu đồng, Cục Thống kê: 150 triệu đồng, Ban Quản lý các KCN&THĐT: 150 triệu đồng và Sở Công nghiệp: 150 triệu đồng. Mặc dù vậy, các cơ quan cũng đã hết sức cố gắng, có đơn vị đến nay vẫn nợ kinh phí vì phải triển khai các nội dung cấp thiết trong năm 2004; mặt khác chúng ta đã có một số tiền đề ban đầu về ứng dụng CNTT tại các cơ quan của Đảng và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: công tác tin học hoá quản lý tại Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ . nên trong năm qua chúng ta đã duy trì được hoạt động của chương trình và đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể: 1. VỀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị được phân bổ kinh phí CNTT năm 2004, tổng số đã bổ sung thêm 6 máy chủ, 106 máy trạm, 26 máy in, các thiết bị CNTT như: bộ chuyển mạch, bộ tập trung, modem, lưu điện . mua các phần mềm hệ thống; duy tu, bảo trì và nâng cấp các mạng cục bộ hiện có. Đặc biệt trong năm 2004 chương trình CNTT của tỉnh đã trang bị máy tính, nối mạng, triển khai một số phần mềm ứng dụng đến 35 xã, phường, thị trấn theo hướng xã đầu tư, ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ một phần (mỗi xã, phường, thị trấn được tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí với số lượng tối đa 02 bộ máy tính) để gắn trách nhiệm của các đơn vị, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nguồn kinh phí CNTT được phân bổ rất hạn hẹp, nhưng các tổ chức của Đảng và các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng, bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động hoạch định chính sách, ra các quyết định quản lý, điều hành và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật này, các sở, ngành đã từng bước triển khai các hệ thống thông tin, 2 các kho dữ liệu điện tử phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh và các sở, ngành, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn. Đến nay, theo kết quả thống kê sơ bộ, các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh đã xây dựng được 34 mạng cục bộ với 52 máy chủ, 982 máy trạm; 149 máy tính đơn lẻ không kết nối mạng; 14 đơn vị kết nối các mạng diện rộng chuyên ngành; 12 đơn vị kết nối Internet băng thông rộng ADSL; 5 đơn vị sử dụng đường Internet tốc độ cao Leasedline; 29 đơn vị sử dụng Internet qua đường dial-up. Đến hết năm 2004, hệ thống mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh đã được kết nối tới tất cả các sở, UBND các huyện, thị xã, một số đơn vị, doanh nghiệp. Mạng diện rộng của tỉnh đã kết nối hoàn chỉnh với mạng của Chính phủ, thông qua đó đã kết nối được với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các sở, ban, ngành bắt đầu có những chuyển biến tích cực, chủ động từng bước xây dựng và mở rộng mạng máy tính cục bộ để thực hiện các ứng dụng CNTT phục vụ thiết thực cho công việc của ngành, lĩnh vực mình. 2. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ CNTT 2.1- Về công tác tuyên truyền: Năm 2004, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của cả Trung ương và địa phương; các hoạt động phong trào, tổ chức hội thi, chuyên đề về CNTT, truyền thông, Internet của các tổ chức chính trị xã hội, các hội và các ngành liên quan, cùng với xu thế xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ của CNTT, truyền thông, Internet . đã có những ảnh hưởng nhất định, một phần tác động tích cực đến nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội; 2.2 - Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT: Theo kết quả tổng hợp báo cáo từ các đơn vị, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã đã tổ chức được 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học và ứng dụng CNTT. Các đơn vị tổ chức được nhiều lớp là: Trung tâm CNTT - Lưu trữ tỉnh: tổ chức 7 lớp cho đối tượng là cán bộ, công chức của các sở, ngành, 3 huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn; Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở Tài chính, . cũng đã tổ chức đào tạo được từ 3 - 5 lớp về tin học và phần mềm nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của đơn vị, ngành mình. Tổng hợp trong hệ thống chính trị của tỉnh hiện nay đã có hàng trăm lượt chuyên viên, cán bộ đã được đào tạo qua các lớp tin học cơ bản và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau vào công việc chuyên môn của mình; đặc biệt trong số đó, một tỷ lệ tương đối lớn đã có những chuyển biến rất tích cực trong đổi mới phương pháp làm việc, sử dụng có hiệu quả công cụ tin học để truy cập, khai thác, trao đổi thông tin trên mạng, phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ. Theo thống kê bước đầu, hiện có 73 cán bộ, công chức có trình độ về tin học từ cao đẳng trở lên, 1.101 cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên, 406 cán bộ, công chức thường xuyên truy cập, khai thác sử dụng Internet, 365 cán bộ, công chức có hộp thư điện tử, 32 cán bộ làm quản trị mạng tại các sở, ngành, đơn vị; 22 đơn vị có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT. 3. ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH Năm 2004 các đơn vị được phân bổ kinh phí đã xây dựng mới và triển khai nhiều cơ sở dữ liệu, trong đó có những cơ sở dữ liệu triển khai trên mạng diện rộng và các chuyên ngành đặc thù. Đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình: văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ; văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy; CSDL về các văn kiện của Đảng bộ tỉnh, quản lý hồ sơ Đảng viên, Phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, các phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê . Theo kết quả tổng hợp chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 147 phần mềm ứng dụng các loại. Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử, . bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều 4 hành của các cơ quan của Đảng, quản lý hành chính nhà nước và phục vụ thiết thực cho sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Điểm đáng chú ý trong năm qua là dự án xây dựng Cổng thông tin điện tử đã được UBND tỉnh phê duyệt, sau một thời gian khẩn trương triển khai, ngày 21-4-2004 Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã chính thức khai trương trên mạng Internet, qua một thời gian ngắn khai thác, sử dụng, có thể đánh giá sơ bộ về Cổng thông tin điện tử của tỉnh như sau: Cổng thông tin đã cập nhật cơ bản đầy đủ các lĩnh vực về kinh tế - chính trị - xã hội, các sự kiện hoạt động diễn ra hàng ngày của tỉnh; Cổng thông tin đã được bổ sung nhiều tiện ích mới như: thăm dò dư luận xã hội, 2 diễn đàn phục vụ cho nghiên cứu và trao đổi, chức năng tìm kiếm . Hình thức Cổng thông tin hấp dẫn, giao diện đẹp; do lượng thông tin trên Cổng thông tin khá phong phú, công nghệ phát triển Cổng thông tin hiện đại nên đã thu hút được số lượng lớn độc giả truy cập khai thác thông tin. Tần xuất truy cập Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc cao, nằm trong nhóm dẫn đầu so với những Cổng thông tin hoặc website của các tỉnh, thành phố khác. Tổng hợp từ khi Cổng thông tin chính thức hoạt động đến nay (khoảng 10 tháng) đã có gần 200 nghìn lượt người truy cập, khai thác; an toàn dữ liệu, an ninh Cổng thông tin cơ bản được bảo đảm theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước. II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Những năm vừa qua và năm 2004 Chương trình CNTT của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra của Quyết định số 274-QĐ/TU ngày 02-12-2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt Đề án tin học hoá hoạt động các cơ quan của Đảng giai đoạn 2001- 2005, Quyết định số 1889/QĐ-UB ngày 24-5-2002 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 thì kết quả đạt được trên thực tế còn rất khiêm tốn. Có thể nêu lên một số tồn tại và nguyên nhân cơ bản sau đây: 1. VỀ NHẬN THỨC Lãnh đạo các cấp, các ngành, các lĩnh vực chưa thực sự coi công nghệ 5 thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như nghị quyết 58 của Bộ Chính trị đã nêu; chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, thực hiện kỷ cương hành chính trong việc cập nhật thông tin điện tử, đưa hệ thống ứng dụng tin học vào guồng máy hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước để đổi mới phương thức lãnh đạo. Các cơ quan Nhà nước chưa chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng CNTT với xử lý công việc hàng ngày, chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Năm 2004, số lượng lãnh đạo, cán bộ của các cơ quan đề nghị cử đi học tin học còn rất thấp so với yêu cầu, thậm chí có xu hướng giảm, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên, có tâm lý ngại tiếp cận với tin học. Đặc biệt trong những năm qua còn có những sở, ngành không cử cán bộ đi bồi dưỡng kiến thức về tin học . 2. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CNTT CÒN CHẬM 2.1- Chưa có một cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh thường xuyên tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước, do đó việc tổ chức triển khai thực hiện chưa kịp thời, triệt để và hiệu quả; 2.2- Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thực tế ở các cấp, các ngành, những thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính rất phong phú, nhưng việc tích luỹ thông tin dưới dạng điện tử chỉ mới dừng ở mức thấp, đến nay mới tích luỹ trên mạng một số loại thông tin cơ bản . Nhiều đơn vị coi thông tin quản lý của mình là thông tin riêng của đơn vị, không coi đó là tài sản chung; cung cấp dữ liệu tổng hợp không đầy đủ để các cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ra quyết định; một số cán bộ, công chức trong tỉnh có thói quen tích lũy 6 thông tin riêng, nên khi có thông tin thuộc phạm vi mình phụ trách đã không cập nhật vào mạng tin học để sử dụng chung (tình trạng cát cứ thông tin). Mặt khác, sự phối hợp của các đơn vị chưa “nhịp nhàng” nên dữ liệu trên mạng của từng đơn vị chưa được tích hợp thống nhất tại một đầu mối để cung cấp thông tin toàn diện về một lĩnh vực đáp ứng sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời, chính xác. 3. BẤT CẬP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG Cùng với việc thiếu hoàn thiện về môi trường pháp lý, chúng ta chưa có được nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay như: hệ thống mạng viễn thông còn nhiều hạn chế về chất lượng, tốc độ đường truyền; cách thức quản lý còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu bức xúc của thực tiễn, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và Internet. Dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL trên địa bàn tỉnh phát triển với tốc độ rất chậm, điều này đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện các ứng dụng liên quan đến truy cập, khai thác dữ liệu trên mạng Internet. Theo báo cáo đánh giá của đoàn liên ngành của tỉnh về kiểm tra, rà soát thực trạng hoạt động Internet công cộng trên địa bàn tỉnh, thì đến hết năm 2004 số lượng thuê bao Me-ga VNN: tổng đài Vĩnh Yên có 48 đường; tổng đài Phúc Yên có 16 đường, nhưng hiện nay toàn tỉnh mới triển khai được 30 thuê bao, chủ yếu là dành cho các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp và liên doanh lớn. 4. CHƯA THỰC SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, LỀ LỐI LÀM VIỆC Về mặt xã hội, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào thông tin, trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết sách trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Công nghệ thông tin và Internet chưa được khai thác, sử dụng như một công cụ đắc lực cho việc đưa ra các quyết định hoặc tham mưu trong công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành công việc của doanh nghiệp và đáng lo ngại là ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo và nhiều cán bộ, công chức ở các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh (có những sở, ngành, huyện, thị xã đã được kết nối mạng diện rộng của 7 tỉnh nhưng không khai thác, sử dụng mạng dẫn đến lãng phí, không hiệu quả trong đầu tư). Trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong nhân dân nhìn chung còn thấp, kể cả ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, làm hạn chế khả năng và nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin thông qua mạng. mặc dù đã được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về tin học, song cán bộ, công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính (cập nhật, phối hợp xử lý .), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng; phần đông ý thức của lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ tự học về CNTT còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng thiết bị thấp. 5. ĐẦU TƯ CHƯA THOẢ ĐÁNG, HIỆU QUẢ CHƯA CAO Chúng ta chưa quan tâm đầu tư kịp thời và đúng tầm cho chương trình công nghệ thông tin, kể cả về nguồn nhân lực và đặc biệt là kinh phí (bao gồm cả TW và địa phương); chưa coi kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội. Năm 2004 tổng đầu tư cho chương trình CNTT là 4.080 triệu đồng, so với yêu cầu của tổng dự án khối các cơ quan đảng và cơ quan quản lý nhà nước đã được phê duyệt là 14.191 triệu đồng, thì mức đầu tư chỉ đạt 34,8%. So với cả giai đoạn 2001-2005 thì tổng mức đầu tư chương trình CNTT chỉ đạt 25,7% (tổng nhu cầu: 54.080 triệu đồng, thực tế đã cấp: 13.930 triệu đồng), do đầu tư quá ít, không đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa cao; Có đơn vị khi xây dựng phần mềm không bám sát vào hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, không tuân theo một qui trình nghiêm ngặt xây dựng phần mềm, nên khi mới đưa phần mềm vào sử dụng đã phải nâng cấp, thay đổi, bổ sung các tính năng; nhập dữ liệu vào máy tính với đơn giá quá cao, chưa đúng với qui định của Bộ Tài chính, chưa phù hợp với thực tế. III - CÔNG TÁC TRIỂN KHAI KH 2005 VÀ ĐỀ NGHỊ 1. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2005 1.1- Đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành, sớm phân bổ kinh phí cho các chương trình, dự án; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện (theo nội dung, chương 8 trình CNTT năm 2005 đã được phê duyệt tại văn bản số 3263/KH-UB ngày 22 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh). 1.2- Việc phân bổ kinh phí phải đảm bảo thiết thực, tập trung thực hiện theo đúng mục đích, yêu cầu như kế hoạch đã nêu (tạo ra bước chuyển biến mới trong ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh): + Xây dựng mới hoặc hoàn chỉnh mạng LAN ở các đơn vị để ứng dụng, vận hành ngay và phải đạt hiệu quả rõ rệt trong việc triển khai các phần mềm quản lý, điều hành công việc, trao đổi , khai thác thông tin qua mạng nội bộ, diện rộng và Interrnet; + Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt là việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức khối các cơ quan đảng và cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở (theo chỉ đạo của BCĐ chương trình 112 và 47); đồng thời phải tích cực, thường xuyên hơn nữa trong công tác tuyên tuyền, làm thay đổi căn bản về nhận thức, cách tiếp cận của mỗi đối tượng với CNTT&Internet; + Từ đó, nguyên tắc phân bổ là chỉ bố trí kinh phí cho các DA, BCĐT đã được sở BCVT thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt (theo đúng định hướng của tỉnh cũng như BCĐCNTT tỉnh), chủ đầu tư chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã có đầy đủ các thủ tục theo qui định và có nguồn vốn đầu tư hợp pháp. Không nhất thiết phải chia đều, và phân bổ ngay một lần; 1.3- Một số vấn đề cần lưu ý (theo ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch Hoàng Trường Kỳ): + Giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông nắm chắc thực trạng về hạ tầng, nguồn nhân lực và công tác ứng dụng CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị; + Việc triển khai các phần mềm phải tiến hành từng bước, chắc chắn, đúng trình tự, thủ tục đầu tư; + Phải tạo ra bước chuyển biến mới về thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng; 9 + Giao Sở Bưu chính, Viễn thông đề xuất: Việc trang bị máy cho các thành viên BCĐ CNTT; tổ chức hội nghị quán triệt các chủ trương, chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT; vai trò và tác dụng của Cổng thông tin điện tử và trách nhiệm của các cấp, các ngành; tổ chức đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về Viễn thôngcông nghệ thông tin . + Sở Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thẩm định toàn bộ các DA, BCĐT, giải pháp khả thi, thiết kế kỹ thuật, dự toán về công nghệ thông tin (cả các phần mềm) .trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời phải thường xuyên giúp BCĐ tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện; có giải pháp cải tiến về nội dung, tiện ích của Cổng thông tin điện tử; phối hợp với Bưu điện tỉnh trong việc đáp ứng về tốc độ đường truyền Internet, đưa thông tin về cơ sở qua hệ thống Bưu điện văn hoá xã . 1.4- Trong quá trình triển khai thực hiện, giao sở BCVT chủ trì giúp UBND tỉnh và BCĐCNTT tỉnh thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, BCĐ CNTT tỉnh xem xét, giải quyết để chương trình đạt kết quả và hiệu quả cao nhất . 10 KT. TRƯỞNG BCĐCNTT TỈNH VĨNH PHÚC PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC GIÁM ĐỐC SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG Nguyễn Văn Chúc đã ký . phúc Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2005 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2004 Năm 2004, được sự quan tâm chỉ đạo của. viên Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh ngày 04/3/2005, Sở Bưu chính, Viễn thông báo cáo như sau: I

Ngày đăng: 31/01/2013, 15:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan